Hành trình 25 năm “trồng người”
Ngày 30.12.2020, thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS Sơn Tây sẽ tổ chức kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập trường và đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Niềm vui của ngày hôm nay là kết quả từ sự nỗ lực, rèn luyện của bao thế hệ thầy cô giáo và học sinh nhà trường trong chặng đường dài hàng chục mùa xuân qua.
Từ những ngày đầu gian khó…
Sau khi tái lập huyện Sơn Tây vào năm 1994, thực trạng giáo dục Sơn Tây qua điều tra của Phòng GD&ĐT huyện là vấn đề đáng báo động. Sau gần 20 năm giải phóng miền Nam (1975), giáo dục ở Sơn Tây hầu như phải làm lại từ đầu. Toàn huyện có 2/3 khu dân cư là “điểm trắng” về giáo dục. Những điểm mở được trường học thì học sinh chỉ học được đến lớp 3. Tình trạng này đã dẫn đến dân số trong độ tuổi từ 15 – 35 còn mù chữ chiếm 92,13%, số còn lại có khả năng tái mù chữ rất cao.
Chất lượng dạy và học của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Sơn Tây ngày càng được nâng lên.Mặt khác, sau khi được thành lập, Phòng GD&ĐT Sơn Tây lại gặp phải vô vàn khó khăn. Đó là biên chế xin được chia ra từ Phòng GD&ĐT huyện Sơn Hà vừa không đảm bảo về số lượng, vừa gặp nhiều hạn chế về trình độ đào tạo, thậm chí chưa được đào tạo.
Trong 39 biên chế, thì chỉ có 2 người có trình độ cao đẳng, đại học (5,1%); 23/39 giáo viên chưa qua đào tạo và là giáo viên cắm bản (đào tạo tại chỗ) chiếm tỷ lệ gần 65%. Như vậy, việc chuẩn bị mở một trường THCS đầu tiên của huyện, để đến năm học 1996 – 1997 đón học sinh lớp 6 đầu tiên nhập học gặp phải nhiều trở ngại.
Song, với phương châm “đi tắt, đón đầu”, ngành giáo dục và lãnh đạo huyện vẫn đề nghị thành lập Trường PTDTNT THCS Sơn Tây. Đây là ngôi trường THCS đầu tiên, là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của giáo dục huyện Sơn Tây, mà trước đó chưa làm được.
Việc thành lập trường PTDTNT THCS của huyện đã chuẩn bị kịp thời để đến năm học 1996 – 1997, đón khóa học sinh đầu tiên, với 71 em được Sở GD&ĐT Quảng Ngãi phê duyệt trong biên chế đầu vào và một số em người Kinh, được học trên chính vùng đất căn cứ địa cách mạng năm xưa. Đây là ngôi trường THCS đầu tiên và chuyên biệt của huyện nên đã bước đầu thực thi được mục tiêu giáo dục của Đảng là: “Đào tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng” cho huyện miền núi Sơn Tây.
Năm học 2019 – 2020, mặc dù khó khăn do dịch bệnh, nhưng Trường PTDTNT THCS Sơn Tây vẫn xây dựng mô hình “Vườn thuốc nam” để bảo tồn nguồn gen từ các loại cây dược liệu tại chỗ và các vùng miền. Hiện có hơn 100 loại cây thảo dược được trồng và chăm sóc, góp phần giáo dục trải nghiệm cho học sinh và phục vụ chữa bệnh.
Video đang HOT
Khu vườn thuốc nam của nhà trường, với khoảng 100 loại cây thảo dược.
… đến cái nôi đào tạo
Trong dòng chảy lịch sử đầy khó khăn, Trường PTDTNT THCS Sơn Tây đã có những bước đi vững chãi để phát triển, nhằm đảm bảo việc nuôi và dạy cho học sinh chuyên biệt của nhà trường. Đến nay, toàn trường đã có khu phòng học đảm bảo cho các lớp; có dãy nhà ký túc xá 24 phòng, đảm bảo cho 200 học sinh ăn ở; có khu nhà hiệu bộ để làm việc; có 3 phòng học bộ môn và phòng tin học đảm bảo giáo dục thực hành. Trường có nhà ăn và khu sân chơi, bãi tập; việc tổ chức nuôi và dạy cho học sinh luôn được chú trọng trong cải tiến phương pháp quản lý để đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Các em học sinh tham gia đọc sách tại thư viện của trường sau giờ học. Ảnh: Hồng HoaNăm học 1999 – 2000, lần đầu tiên trường có học sinh lớp 9 là 70 em và được công nhận tốt nghiệp THCS. Từ đó đến nay, trường có trên 1.000 học sinh đã tốt nghiệp, góp phần quan trọng cho việc phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn.
Đồng thời, góp phần tạo nguồn học sinh cho Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh, với số lượng hơn 300 em theo học các năm, số còn lại học tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Sơn Tây). Phần lớn các em sau này đều trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cho huyện nhà.
Với vai trò là tiền thân của việc thành lập Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Trường DTNT Sơn Tây thực sự là chiếc nôi đầu tiên để hình thành nguồn nhân lực. Với 4 năm học thực hiện mở lớp “nhô” cho THPT, trường đã có gần 100 học sinh đầu tiên của huyện tốt nghiệp THPT tại ngôi trường này và được cấp bằng tốt nghiệp THPT. Đây là một điểm sáng về góp phần tạo nguồn cán bộ cho địa phương sau này.
Chính những yếu tố đột phá trên, hiện nay học sinh cũ của trường có nhiều em giữ các vị trí trọng trách trong các lĩnh vực chính trị – kinh tế – xã hội và an ninh – quốc phòng của huyện Sơn Tây. Bên cạnh đó, nhiều học sinh cũ của trường đang là bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, đang giữ các vị trí chủ chốt thuộc các phòng, ban khối nhà nước, kể cả công an và quân sự huyện nhà. Ngoài ra, có khoảng 50% lực lượng cán bộ chủ chốt, công chức của các xã trên địa bàn huyện từng là học sinh cũ của trường từ những khóa học đầu tiên…
Hai mươi lăm năm tại một ngôi trường đặc thù và chuyên biệt của huyện vùng cao Sơn Tây là quãng thời gian chưa dài so với sự nghiệp trồng người “bách niên chi kế”, nhưng những điều đã làm được từ ngôi trường này sẽ cho ta nhiều điều suy ngẫm. Bởi từ điểm xuất phát hầu như không có gì, nhà trường đã từng bước kiên trì, nỗ lực và bứt phá vươn lên, để đến hôm nay đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng và trở thành trường đạt chuẩn quốc gia là một điều vô cùng giá trị.
Với hiệu quả đào tạo của nhà trường sau 25 năm tại mảnh đất miền Tây Quảng Ngãi này, là người trong cuộc, chúng tôi vô cùng hạnh phúc vì những “quả ngọt” đầu mùa bây giờ cứ nhân lên. Trong thời gian tới, Trường PTDTNT THCS Sơn Tây sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đất còn nhiều gian khó này.
Nơi tạo nguồn cán bộ quản lý giáo dục
Đối với ngành giáo dục huyện Sơn Tây, Trường PTDTNT THCS Sơn Tây như là cầu nối, gián tiếp tạo nguồn cho đội ngũ lãnh đạo và quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện. Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Sơn Tây là 2 giáo viên cũ của trường đang thực hiện quản lý nhà nước từ mầm non đến THCS.
Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng và Trưởng phòng GD&ĐT Sơn Tây hiện tại đều là 2 giáo viên cũ của trường, được Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi điều động cho Trường THPT Đinh Tiên Hoàng vào tháng 2.2004. Đây chính là điểm sáng về đội ngũ giáo viên của trường được phát triển và đang tham gia quản lý ngành giáo dục từ mầm non đến THPT trên địa bàn.
Trò chưa thi thầy chưa nghỉ
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hầu hết các trường THPT đã kết thúc ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12, nhưng ở miền núi, nhiều thầy cô vẫn miệt mài sát cánh cùng học sinh từ ghế nhà trường đến khu nội trú.
Những ngày này, nhà bán trú của Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Sơn Tây) luôn sáng đèn đến tận khuya. Ở đây, các em học sinh đang học ngày học đêm, nỗ lực từng phút từng giờ dưới sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo.
Sau giờ cơm tối, học sinh ở khu nội trú đã ngồi vào bàn để ôn tập, giải đề thi minh họa. Mang chiếc khẩu trang khiến mồ hôi của các em ướt đẫm trán dẫu vừa có cơn mưa dông.
Em Nguyễn Lê Hoàng, học sinh lớp 12C3 Hoàng thổ lộ: "Với học sinh miền núi ngại nhất là môn Toán nên em dành nhiều thời gian để ôn tập, giải đề thi minh họa môn này. Em thấy an tâm hơn vì thầy cô luôn kèm cặp chúng em từ trên lớp học đến tận khu nội trú. Em hy vọng sẽ vượt qua được kỳ thi này".
Năm nay, Trường PTTH Đinh Tiên Hoàng có 103 em học sinh khối 12. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các em nghỉ học suốt 3 tháng nên việc học và ôn thi của các em gặp nhiều khó khăn hơn.
Giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đồng hành cùng học sinh từ lớp học đến khu nội trú.
Ngay sau kỳ nghỉ dịch Covid-19, nhà trường khẩn trương xây dựng kế hoạch học tập, đồng thời ôn tập cho học sinh, nhất là khối 12. Trường tiến hành kiểm tra, đánh giá kiến thức tiếp thu của học sinh, áp dụng phương pháp bổ sung, rèn luyện cho các em trước khi tham gia kỳ thi này.
Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, thầy Phạm Văn Nam cho biết, với phương châm "trò chưa thi thầy chưa nghỉ", để giúp học sinh "vượt vũ môn", thầy cô giáo sẽ đồng hành cùng các em đến sát ngày thi.
Ngoài giờ ôn thi trên lớp, hằng đêm, các thầy, cô giáo đến khu bán trú của các em để kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc, hướng dẫn thêm cho các em có học lực hạn chế hơn để các em tham gia kỳ thi có kết quả như mong muốn.
Không giống học sinh ở các huyện đồng bằng có nền tảng kiến thức tốt, năng lực của học sinh miền núi còn hạn chế nên thầy giáo Lê Văn Tho, giáo viên dạy môn Toán luôn sát cánh cùng học trò của mình từ lớp học đến phòng nội trú.
Thầy Tho tìm những phương pháp hiệu quả nhất để bổ sung kiến thức cho các em. Ở đây, thầy cô tập trung ôn luyện cho các em những nền tảng kiến thức căn bản nhất trong sách giáo khoa.
Học sinh miền núi Sơn Tây và Tây Trà sẽ tập trung ôn thi đến sát ngày thi.
"Sau mỗi chủ đề thì cho học sinh làm những câu hỏi trắc nghiệm tài liệu ôn tập và đề thi minh họa, đề thi THPT quốc gia của những năm trước, đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Giáo viên cũng trang bị cho các em kỹ năng làm bài thi, giúp các em an tâm, sẵn sàng tâm thế bước vào kỳ thi".
Phương pháp giữ học sinh ở lại trường ôn thi, trong thời gian nước rút với phương châm "trò chưa thi thầy chưa nghỉ" cũng được Trường THPT Tây Trà duy trì từ nhiều năm nay. Nhờ vậy mà năm 2019, trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hơn 99%.
Hiệu trưởng Trường THPT Tây Trà, thầy Nguyễn Công Hòa cho biết, năm nay trường có 143 học sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Về phương án ôn thi thì đơn vị thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu ngay đầu năm học. Sau khi kết thúc năm học đơn vị tập trung toàn bộ học sinh lớp 12 vào ở nội trú.
Học sinh ở nội trú khi các em cần hoặc khó khăn chỗ nào có giáo viên sẽ hỗ trợ ngay. Buổi tối tất cả các phòng học được bố trí phân chia theo nhóm để học. Nhóm học lực khá hơn được chia thành 1 lớp số còn lại mỗi nhóm từ 8 em trở lại để cùng nhau học.
Giáo viên ôn tập chủ yếu tập trung hướng dẫn các em những kiến thức cơ bản nhất, cách tiếp cận đề thi. Có giáo viên kèm cặp, hỗ trợ nên em tự tin bước vào kỳ thi.
"Trường phân công giáo viên ôn tập cho học sinh đến tận ngày 6.8, để đảm bảo 100% học sinh lớp 12 không bỏ thi. Trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi, trường sẽ tạo điều kiện tốt nhất về ăn ở cho các em yên tâm trong việc thi cử"- thầy Hòa chia sẻ.
Ngậm ngùi những nữ sinh vừa ôn thi tốt nghiệp THPT vừa... chăm con Bên bậu cửa, V. ôm con thẫn thờ nhìn về phía những ngọn núi. Đó là nơi sẽ gắn chặt với cuộc đời của nữ sinh này sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong rất nhiều cái tên chúng tôi được cung cấp, chỉ có nữ sinh Đ.T.V (xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) đồng ý kể về câu chuyện...