Hạnh phúc khi chứng kiến sự tiến bộ của học trò

Theo dõi VGT trên

Đó là chia sẻ của thầy Bùi Công NguyênHiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Xéo Dì Hồ (Mù Cang Chải, Yên Bái), người đã có hơn 20 năm gắn bó với những học sinh dân tộc vùng cao.

Hạnh phúc khi chứng kiến sự tiến bộ của học trò - Hình 1

ảnh minh họa

Sinh ra và lớn lên ở thị xã Nghĩa Lộ nhưng tình yêu đối với các học trò miền núi như một mối cơ duyên kéo thầy Nguyên lên Lao Chải, một xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Mù Căng Chải vào năm 1998.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề, thầy Nguyên đã dạy học ở hầu khắp các bản gần, bản xa của xã Lao Chải, của thôn Xéo Dì Hồ, quen thuộc đến từng nóc nhà của đồng bào dân tộc.

Thầy Nguyên cho biết: Trước đây, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Xéo Dì Hồ là điểm trường lẻ của Trường Phổ thông cơ sở Lao Chải và đến tháng 8 năm 2008 được tách ra như hiện nay.

Ở Lao Chải, có tới 80% người dân trong xã thuộc hộ nghèo, nhà các em học sinh cách điểm trường xa nhất là 18km. Bữa ăn của các em chỉ có ăn ngô khoai, hôm nào khá thì có cơm trắng chan nước. Mùa mưa cũng như mùa khô, nóng cũng như lạnh chỉ có đôi chân trần, manh áo cộc.

Do điều kiện kinh tế khó khăn nên không ai có chăm lo cho con cái, học sinh cũng không có ý thức được đi học. Do vậy, các thầy cô giáo phải đến từng nhà, từng thôn bản để vận động các em đi học.

Hạnh phúc khi chứng kiến sự tiến bộ của học trò - Hình 2

Thầy Nguyên : Phải có cái chữ, bà con dân bản mới mong thoát nghèo, mới xóa bỏ tập tục lạc hậu. Ở đây, tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng được sống giữa tình thương yêu của bà con dân bản, được tận mắt thấy sự tiến bộ của học trò, tôi thấy thật hạnh phúc.

Trên cương vị là hiệu trưởng, thầy Nguyên đã cùng với tập thể giáo viên nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiều năm học. Ngoài ra, thầy còn tâm huyết, tích cực tham mưu với chính quyền địa phương huy động xã hội hóa xây dựng cở vật chất, làm 27 phòng học tại điểm trường Xéo Dì Hồ, xã Lao Chải với kinh phí ước tính hơn 950 triệu đồng.

Thầy Nguyên cùng tập thể nhà trường đã duy trì số lượng học sinh tại trường Tiểu học Xéo Dì Hồ. Năm học 2016-2017, tất cả 1064 học sinh tại Xéo Dì Hồ đều đi học với tỉ lệ thường xuyên chuyên cần đạt 98 %. Nhờ đó, thầy được tập thể nhà trường và chính quyền địa phương tín nhiệm.

Những sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học đã được Hội đồng sáng kiến Cấp cơ sở huyện Mù Cang Chải nghiệm thu, đ.ánh giá xếp loại Khá, đặc biệt là sáng kiên “Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn”.

Thầy Nguyên đã nhận được nhiều p.hần t.hưởng cao quý của tỉnh, của ngành GD-ĐT Yên Bái, đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở năm học 2016-2017.

Vừa qua, thầy Nguyên là giáo viên đại diện cho tỉnh Yên Bái vinh dự nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại Lễ tuyên dương người tốt, việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016-2017

Theo Giaoducthoidai.vn

Video đang HOT

Chuyện của những thầy cô mầm non nhiều "sĩ" nhất đại ngàn

Nghề giáo viên cắm bản là nghề được đ.ánh giá "nhiều sĩ" nhất trong các nghề. Từ bác sĩ, họa sĩ, ca sĩ... các thầy mầm non đều làm tốt hơn cả

Vẫn trong hành trình của Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đến với lớp học có nhiều Tiếng hát véo von giữa cao nguyên trắng của thầy Giàng Sep Phềnh.

Dường như, lạnh giá, hoang vu của đại ngàn luôn có những trái tim ấm nóng, yêu nghề của các thầy cô giáo mầm non

Sắc mầu cao nguyên luôn mới lạ với những ai mới đến và sắc mầu cao nguyên ấy như càng thi vị với lớp học của những thầy cô giáo tự phong mình là những người "nhiều sĩ" nhất trong các nghề.

Trước khi vào lớp học, thầy Phềnh dặn chúng tôi ở lại trường chơi, thầy đi có chút việc, gặng hỏi thầy đi có việc gì, thầy chỉ cười, em đi sửa ống nước.

Mấy ngày mưa, trâu đi đạp hỏng ống nước giờ trường không có nước nấu nướng cho các con.

Không đồng ý ở lại, chúng tôi theo thầy Phềnh đến con nước sau khe để sửa nước, rất may có vị phụ huynh khác đã sửa hộ. Thầy Phềnh cũng đỡ bao nhiêu.

Các cô ở điểm trường cho biết, mọi việc nặng nhọc ở trường được giải quyết nhanh chóng nhờ có bàn tay người đàn ông như thầy Phềnh. Trăm việc nặng đều qua tay thầy. Ấy vậy mà thầy vẫn múa dẻo đâu kém các cô.

Nhưng có lẽ ấn tượng hơn cả với chúng tôi đó chính là là sự khéo tay như những nghệ sĩ thực thụ.

Chuyện của những thầy cô mầm non nhiều sĩ nhất đại ngàn - Hình 1

Không chỉ là múa hát, từng bữa cơm, giấc ngủ cho các con, thầy giáo mầm non cũng làm tốt chẳng kém các cô (Ảnh: Lại Cường)

Tại các điểm trường, các đồ chơi, đồ dùng học tập cho các trẻ vô cùng thiếu thốn. Các thầy đã làm ra những thiết bị học tập vô cùng sáng tạo. Nhìn những công trình vừa ngộ nghĩnh vừa sáng tạo của những bàn tay không chuyên của các thầy khiến chúng tôi vừa bật cười vừa cảm phục.

Những bồn hoa được làm từ lốp ô tô, những vòng chèo cho các con rèn thể lực được làm từ lốp xe máy, tuy chưa được hoàn hảo nhưng đó là sự kỳ công và trong đó là cả một tấm lòng vì con trẻ.

Để có được những tác phẩm này, các thầy đã phải "đặt hàng" trước từ những cửa hàng sửa chữa cơ khí hàng tháng trời.

Nghe chuyện thầy cô hào hứng trong việc trao đổi về "thiết kế" mẫu mới, nuối tiếc vì vườn cây cảnh bị dê ăn mất, bàn nhau tự đi học tập những cách trồng hoa mà chúng tôi vừa buồn cười vừa cảm phục.

Ở trường Thải Giàng Phố, những người thầy như thầy Giàng Seo Phềnh, Giàng Seo Lú không chỉ là những người thầy tay phấn, tay múa, ca sĩ nữa mà còn kiêm luôn là thợ mộc, thợ cắt kính, thợ trồng hoa và kiêm luôn y sĩ.

Những lớp học bên bếp lửa vẫn là những cảnh thường thấy của những điểm trường trên "cao nguyên trắng" này.

Trong lúc đến các điểm trường, một đồng nghiệp của chúng tôi bị cảm lạnh, thầy Phềnh sẵn tiện "khoe" luôn "tủ thuốc" thường trực trong cốp xe. Tủ thuốc của thầy là những dầu gió, thuốc cảm cúm, garo...

Theo thầy dưới cái lạnh heo hút trong thung lũng, đường xa, những đ.ứa t.rẻ, học sinh của thầy có thể bị ngã c.hảy m.áu đầu trên đường đến trường hoặc cảm sốt ngay giữa lớp bất kỳ lúc nào.

Nhìn các thầy chăm sóc trẻ trong điểm trường sâu này mới thấy nam giới đi dạy mầm non hầu hết biết những gì thuộc về "thiên chức của các cô".

Từ khâu vá, cắt móng tay, móng chân, cầm kéo cắt tóc cho bọn nhỏ thì thầy giáo nào ở đây cũng làm được.

Chuyện của những thầy cô mầm non nhiều sĩ nhất đại ngàn - Hình 2

Lời thầy như tiếng hát, giọng thầy như bài thơ vẫn vang vọng mãi giữa đại ngàn (Ảnh: Lại Cường)

"Đã làm cái nghề này thì mình phải học cái "thiên chức" của các cô. Tuy hơi khó nhưng mà học được, làm được...

Việc may vá lúc đầu khó làm nhưng dần dần quen rồi đâu lại vào đấy. Nhiều em đến trường phải đi từ sớm bị ngã, rách hết cả áo, mùa này lại lạnh, mình không khâu thì ai khâu cho..." Thầy Phềnh ngượng ngùng chia sẻ.

Giữa cao nguyên, thầy Phềnh giang tay hô to: "Nào các con, chúng mình cùng giang tay biến thành những con chim tung bay nào". Lũ trẻ mầm non lại ríu tít chạy theo con chim đầu đàn.

Đồng bào dân tộc thiểu số còn giữ nhiều hủ tục lạc hậu, thi thoảng lại có một ngày phải kiêng, không được ra đường, con em trong các xã không được đi học, những lúc đó thầy cô ở các điểm trường đến lại vận động người dân.

Không những thế việc giữ được sĩ số ở các lớp mầm non này nhiều lúc còn khó hơn tiểu học.

Nhiều phụ huynh đi lao động, di chuyển, nên nhiều lúc rất khó vận động con em họ đến trường.

Muốn vận động người dân phải đến từng nhà và tất nhiên với người Mông không có rượu bất thành chuyện: "Tôi không uống được rượu, đến gặp phụ huynh, người ta không mời nước, chỉ mời rượu thôi.

Nhiều khi cứ chực nôn ra mà lại cố nhịn, vì dù sao đây cũng là sự hiếu khách theo phong tục người Mông.

Mình không uống vẫn phải nhắm mắt mà uống, uống xong phải vận động người ta cho con đến trường", thầy Phềnh nói về cái khó trong việc vận động trẻ đi học.

Có lẽ chứng kiến từng cử chỉ ân cần âu yếm khi trẻ khóc, dù từng cử chỉ ân cần, âu yếm khi trẻ khóc, từng động tác múa khi dạy hát, hay bón từng thìa cơm, ngụm nước cho trẻ thơ ở đây vẫn còn đôi chút gượng gạo.

Và nhất là múa chưa được đẹp, hát chưa hay như cô giáo, song nó lại thể hiện được sự cố gắng, quyết tâm và có như thế mới thầm cảm phục cái tài "không thua ai" của các thầy giáo cắm bản nuôi dạy trẻ mầm non nơi những điểm trường vùng cao.

Không chỉ múa hay, hát giỏi, các cô bé, cậu bé được giảng dạy bởi các thầy cô ở điểm trường Nậm Thố, lại có tính độc lập rất cao.

Thời gian múa hát say sưa của các con cũng trôi rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến giờ cơm.

"Các con, lấy bàn ghế ra ăn cơm nào", ngay lập tức, mỗi cô, mỗi cậu đội lên đầu mình chiếc ghế, xếp hàng ngăn lắp ngay cửa lớp học ngồi ăn cơm.

Các anh chị lớn 4 - 5 t.uổi có nhiệm vụ bê cơm cho các em nhỏ 2 t.uổi. Trong lớp học, như một gia đình thân thương.

"Lúc mới đi học, các con còn phải bắt các thầy cô xúc cho ăn. Sau theo chúng bạn, tất cả đều rất độc lập. Từ ăn uống đến giờ đi vệ sinh đều rất tự lập". Các thầy cô hào hứng chia sẻ.

Nhìn sự ngăn lắp của trẻ nhỏ dù chỉ mới 2 - 3 t.uổi mới thầy sự chăm sóc, rèn luyện của các thầy cô với các con lớn như thế nào.

Chuyện của những thầy cô mầm non nhiều sĩ nhất đại ngàn - Hình 3

Dù 20/11 không hoa, không quà, không lời tri ân từ học trò nhưng những nụ cười của con trẻ là sự động viên lớn nhất đối với các thầy, các cô cắm bản (Ảnh: Lại Cường)

Giữa khó khăn thiếu thốn trăm bề nhưng các con vẫn được ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, được hát véo von, được cùng chúng bạn lên lớp hàng ngày, hạnh phúc của các thầy mầm non cũng chỉ cần có như thế.

Chúng tôi hỏi vui thầy, từ ngày đi dạy, các thầy cô có nhận được nhiều "quà" của học sinh không, cả 4 thầy cô đều ngượng nghịu thú thực: "Kể từ ngày đi dạy chúng em chưa từng nhận được bông hoa nào từ phía phụ huynh hay học trò của mình cả. Nghĩ cũng tủi, nhưng mà không sao, các con cứ khỏe mạnh, lên lớp đều là chúng em thấy vui rồi".

Chia sẻ về các thầy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thải Giàng Phố, chị Nguyễn Thị Duyên cho biết: "Từ trước đến giờ, nếu mà nam giới chọn ngành học mầm non để theo đuổi nghề nghiệp cho mình thì sẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều.

Tuy nhiên, với các thầy ở Thải Giàng Phố lại khác, các thầy có đam mê, có nhiệt huyết, nhiều cô giáo phải phát "ghen" với các thầy vì được học sinh yêu quý.

Các thầy không chỉ sống vì cái nghề, mà còn sống với sự đam mê, nhiệt huyết của mình đối với nghề nghiệp.

Dù bạn là ai hay làm bất cứ việc gì, nếu không có sự đam mê thì sẽ khó có được sự thành công."

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái
13:02:45 16/06/2024
Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần
10:08:48 16/06/2024
Chồng với bồ nhí vào nhà nghỉ, vợ cúi mặt đi qua, lát sau anh c.hết ngất khi việc bất ngờ xảy ra
13:00:48 16/06/2024
Đào Hồng Sơn hạ học trò Johnny Trí Nguyễn, lập kỷ lục MMA Việt Nam
10:24:00 16/06/2024
Trang Trần nhận trợ cấp ở Mỹ, được chủ cho 1 tỷ mua xe hơi hậu bị đuổi việc
14:08:38 16/06/2024
Eunji (Apink): Nữ idol bị tố hơn thua với BlackPink, drama ngập trời
13:09:48 16/06/2024
Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới
11:03:33 16/06/2024
Midu: "Từ lần đầu tiên gặp anh Đạt, tôi đã nghĩ đây là định mệnh của mình"
10:03:21 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nửa cuối tháng 5 Âm lịch, 3 con giáp chuyển bại thành thắng, may mắn đến cửa, của cải tới nhà

Trắc nghiệm

15:46:26 16/06/2024
Nửa cuối tháng 5 Âm lịch, 3 con giáp này gặp may mắn, sự nghiệp và hạnh phúc đều thăng hoa, tích lũy của cải. Cây cảnh như dòng thác xanh dài 2m, mang phúc lộc vào nhà,

Nữ chính phim VTV Cù Thị Trà: Sắc vóc gợi cảm, chưa một mảnh tình vắt vai

Hậu trường phim

15:43:06 16/06/2024
Ở t.uổi 25, Cù Thị Trà - nữ diễn viên đang nhận được sự quan tâm khi vào vai Đông trong Những nẻo đường gần xa - thừa nhận cuộc sống của cô chỉ xoay quanh công việc, chưa có một mảnh tình vắt vai.

Triệu Lệ Dĩnh lộ diện xinh đẹp sau thời gian "ở ẩn", sự nghiệp khởi sắc

Sao châu á

15:40:51 16/06/2024
Xuất hiện tại một sự kiện thương mại ở Trung Quốc, ngày 14/6, nữ diễn viên Triệu Lệ Dĩnh thu hút mọi ánh nhìn. Gương mặt trẻ thơ và phong cách ngọt ngào của mỹ nhân 8X đốn tim người hâm mộ.

Ngọc Anh 3A từng chơi vơi, tuyệt vọng trước khi gặp chồng Tây

Sao việt

15:38:16 16/06/2024
Nhân kỷ niệm 6 năm bên nhau, Ngọc Anh 3A đã có những chia sẻ lãng mạn bên chồng Tây. Chị từng chơi vơi, tuyệt vọng trước khi gặp ông xã ngoại quốc...

Superman David Corenswet kiệt sức vì tập luyện nghiêm ngặt cho vai diễn

Sao âu mỹ

15:36:30 16/06/2024
Dù có thói quen tập gym trước đó, nhưng nam tài tử David Corenswet vẫn cảm thấy khá vất vả khi buộc phải tuân theo chế độ vận động, ăn uống nghiêm ngặt, mục đích dưỡng cơ bắp để hóa thân thành Superman

Chồng Hằng Du Mục: Từng ôm thắm thiết Quang Linh vlog, giờ ghen với "em ruột"

Netizen

15:35:13 16/06/2024
Thông tin về những ồn ào liên quan tới việc chồng của Hằng Du Mục lên livestream đòi ly hôn đang khiến các cư dân mạng không ngừng xôn xao. Kể từ đó, danh tính về người đàn ông Trung Quốc này trở thành từ khóa được tìm kiếm phổ biến trê...

Việt Nam tham dự lễ hội ẩm thực và văn hoá lớn nhất Praha

Thế giới

15:04:47 16/06/2024
Trong khi đó, các sản phẩm truyền thống như nón lá, khăn lụa cũng được nhiều khách thăm quan lựa chọn làm món quà kỷ niệm đầy ý nghĩa.

Không khởi tố vụ án n.ữ s.inh bị cây xanh đè c.hết

Tin nổi bật

15:04:01 16/06/2024
Ngày 10-6, nguồn tin cho biết Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành thông báo về việc không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ n.ữ s.inh cấp 3 bị cây xanh gãy đổ đè t.ử v.ong.

Vượt gần 1.800 km bắt nghi phạm lừa bán bọ xít đen, chiếm đoạt t.iền cọc

Pháp luật

15:03:13 16/06/2024
Quảng cáo mình có bọ xít đen phơi khô nhằm lừa t.iền cọc rồi chiếm đoạt tài sản, một phụ nữ ở Ninh Thuận đã lừa nhiều người, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

'Cửu Long Thành Trại: Vây thành': Phim hành động Hồng Kông nỗ lực tái sinh

Phim châu á

14:58:35 16/06/2024
Cửu Long Thành Trại: Vây thành (Twilight of the Warriors: Walled In) kể câu chuyện nhân văn đầy kịch tính, với diễn xuất đỉnh cao và những màn đối đầu mãn nhãn của các ngôi sao đình đám.

Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố

Tv show

14:54:36 16/06/2024
Ca sĩ Quang Bình hiếm hoi xuất hiện, chia sẻ về chặng đường hoạt động nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó, con trai danh ca Hùng Cường cũng trải lòng về chuyện đổ vỡ hôn nhân và biến cố bệnh tật.