Giáo dục miền núi Hà Giang đang thừa và thiếu

Theo dõi VGT trên

Nói đến giáo dục miền núi, ai cũng thường nghĩ đến những khó khăn, thiếu thốn. Ngoài khủng hoảng chung của ngành giáo dục những năm qua, hệ thống giáo dục ở miền núi, vùng biên giới lại chịu thêm những áp lực khác do điều kiện địa hình mang lại. Tuy nhiên, chính những điều kiện khó khăn này đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa không mong muốn. Vậy, giáo dục miền núi đang thừa điều gì?

Giáo dục miền núi Hà Giang đang thừa và thiếu - Hình 1

T.rẻ e.m ở huyện biên giới Quản Bạ, Hà Giang trên đường đi học về. Ảnh: Trương Thúy Hằng

Chúng tôi được ông Lầu Mí Pó, Bí thư xã biên giới Lũng Táo đích thân dẫn đường tới thăm các điểm trường của Trường Phổ thông cơ sở Lũng Táo, cách khá xa trung tâm huyện Đồng Văn, Hà Giang. Qua quãng đường gập ghềnh sống trâu và lút trong ruộng cỏ voi, điểm trường nằm sát bên cột mốc 409 hiện ra khang trang với ngôi nhà xây gạch, 3 phòng học, sân chơi rộng rãi, tại thôn Nhù Sang. 3 phòng học tại điểm trường này giờ đây quy tụ học sinh “trứng gà, trứng vịt”, nối nhau học các lớp mầm non và tiểu học. Có nhiều lớp ghép, có lớp chỉ vài học sinh, một thầy đứng vài lớp, học sinh ngồi lẫn nhau là chuyện thường.

Chúng tôi tới điểm trường mầm non của thôn bên cạnh. Nói là điểm trường nhưng đó là một ngôi nhà mới xây nằm ở đầu xóm, dưới tán cây óc chó. Giờ ra chơi, mấy học sinh đang trèo lên nóc bể nước, đ.ập quả óc chó khô trên cây xuống lấy hạt ăn. Trường mới xây khiến bà con xung quanh chịu khó đưa trẻ tới trường hơn. Chế độ trẻ mầm non cho các cháu được đảm bảo. Các bậc cha mẹ yên tâm hơn khi để trẻ trong những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, khác xa với tình trạng lều, nhà tạm thông thống gió thổi ở các điểm trường trước đây.

Ông Lầu Mí Pó nói, hầu hết các điểm trường, kể cả trường chính của Lũng Táo hiện nay được xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa. Tức là công lao kêu gọi, dẫn dắt của chính quyền địa phương cũng như tấm lòng ủng hộ, thiện nguyện của những nhà hảo tâm khắp mọi miền đất nước đóng góp vào đây rất lớn. Chỉ trong 2 năm 2015 và 2016, đã có gần 20 tỉ đồng chi cho xây dựng trường, chủ yếu là vốn xã hội hóa. 328 điểm trường của Đồng Văn hiện nay cơ bản đã có lớp học xây kiên cố. Nhưng đó mới chỉ là “công trình nhà” chứ không phải “mái trường”.

Ngoài mấy gian nhà dựng lên làm trường học, không có sân chơi ngoài trời, không có không gian sư phạm, đồ trang trí các cô giáo và học sinh tự làm lấy, có đâu dùng đó, bàn ghế, đồ dùng học tập thiếu và lộ cộ. Các lớp học mầm non thiếu giường ngủ trưa cho các cháu nhỏ, cô giáo kê cả tấm xốp trải xuống nền để trẻ ngủ tạm. Bữa ăn trưa cho các cháu không có người nấu thường xuyên mà phải mua bên ngoài. Các giáo viên mỗi ngày đến lớp với quãng đường quá xa, trung bình hơn chục km đường núi hiểm trở, nguy hiểm.

Với phong trào từ thiện, thiện nguyện đang được “lý tưởng hóa” ở khắp mọi nơi, mỗi cá nhân, tập thể đều hướng đến mục tiêu với miền núi những gì họ cảm thấy thiếu. Thực ra, miền núi đang thiếu một môi trường sư phạm chuyên nghiệp và công năng giáo dục hiệu quả. Nếu cứ nhằm vào việc sử dụng kinh phí và huy động mọi nguồn lực, từ ngân sách đến nguồn xã hội hóa cho xây dựng những công trình nhà kiên cố thì cuối cùng trẻ nhỏ lại cần một không gian mở. Các em cần yêu thương làng bản, ruộng đồng cây cỏ và cuộc sống đầy màu sắc xung quanh mình, hiểu về phong tục tập quán, lối sống và bản sắc văn hóa của dân tộc mình, chứ không cần những thứ khuôn sáo hoặc bê nguyên xi những mô hình được coi là tiên tiến hiện nay ở đô thị vào cuộc sống miền núi.

Ngay cả cô, trò nhiều khi khác dân tộc, khác tiếng nói, khiến việc dạy và học đều vất vả. Như vậy, trong tương lai gần, miền núi sẽ thừa những ngôi nhà gạch đóng, những túi quà từ thiện là quần áo cũ, vật dụng cũ, chẳng biết dùng để làm gì, vì có nhiều dân tộc thiểu số chỉ mặc quần áo của dân tộc mình, kiêng mặc quần áo cũ của người khác mà họ không biết mặt. Giáo dục miền núi vẫn còn những khoảng trống lớn về phương pháp giáo dục hợp lý, hiệu quả.

Việc các đồn Biên phòng vì gần gũi và thông thuộc địa hình của địa phương, được các nhà từ thiện gửi gắm trao quà cho t.rẻ e.m miền núi diễn ra nhiều năm nay. Phần lớn những món quà đó được gửi tận tay người nghèo, trẻ nhỏ, nhưng cũng không ít những thùng lớn quần áo cũ vẫn để lăn lóc trong lớp học, trong trụ sở Ủy ban nhân dân xã chẳng biết để làm gì vì không phù hợp.

Mới đây, một đội trưởng đội vận động quần chúng của đồn Biên phòng rằng, anh đề nghị nhà hảo tâm chuyển số t.iền mà họ muốn xây dựng một lớp học kiên cố bằng gạch sang thành lập quỹ bữa ăn cho trẻ hằng ngày. Anh nói, trong số những trẻ mầm non ở miền núi hiện nay, nhiều trẻ chưa hề biết đến sữa. Vì vậy, nhiều cán bộ BĐBP khi được đề nghị giúp đỡ tư vấn về đối tượng và phương thức tổ chức hoạt động từ thiện, đều đưa ra các phương án sát với thực tế, tránh lãng phí không cần thiết và sao cho trẻ nhỏ có môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn nhất.

Năm 2018, huyện Đồng Văn thực hiện kế hoạch chuyển học sinh tiểu học từ điểm trường về học tại trường chính năm học 2017-2018. Đã có 19/20 trường thực hiện kế hoạch này. Chuyển toàn bộ các học sinh từ điểm trường lẻ về học tại trường chính gồm có 2 trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hố Quáng Phìn và Sủng Là. Tổng số chuyển là 3 điểm với 7 lớp, 40 học sinh. 19 trường khác đang có kế hoạch chuyển dần 121 điểm trường, tổng số 132 lớp, 1.498 học sinh. Ngoài ra, kế hoạch sáp nhập 10 điểm trường 12 lớp với 91 học sinh đang được triển khai. Như vậy, ở đây, thời kỳ trường đi tìm học trò đã kết thúc, giờ đến lúc học trò đi tìm trường, tìm thầy, tìm môi trường giáo dục tập trung, văn minh hiện đại, như một nhu cầu.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn Mua Thị Hồng Minh giãi bày với chúng tôi: “Việc chuyển các điểm trường sẽ giúp cho hệ thống giáo dục xây dựng được môi trường giáo dục có chất lượng hơn. Việc sắp xếp bố trí giáo viên trong điều kiện nguồn biên chế hạn hẹp phục vụ cho chất lượng dạy và học nâng cao, bố trí chỗ ở, người nấu ăn, trông coi và các lực lượng phục vụ, phụ trợ khác được dễ dàng hơn. Bản thân các học sinh cần được giáo dục thể chất toàn diện. Việc học tập trung tại trường chính sẽ giúp học sinh tiếp cận được với thư viện, với khu vui chơi, có giao tiếp cởi mở với bạn bè, giúp trẻ phát triển được một số kỹ năng quan trọng, như kỹ năng tự lập, giao tiếp tự tin, cảm xúc… để trưởng thành”.

Video đang HOT

Như vậy, có thể thấy, giáo dục ở đây đang trong tình trạng cái gì thừa lại thừa, cái gì thiếu vẫn thiếu. Cùng chung tay với các cấp, các ngành và toàn xã hội, đã đến lúc các nhà đầu tư cần nghĩ tới những phương án thiện nguyện hiệu quả hơn. Và cũng đã đến lúc trẻ nhỏ cần giao tiếp, cần học nhiều thứ hơn, phải tính đến việc còn giữ gìn bản sắc văn hóa, bản ngã tự tôn, tự chủ, tự lập, chứ không chỉ gom chúng lại rồi nhốt trong 4 bức tường gạch, học các bài văn mẫu miêu tả trong sách giáo khoa mà chúng chẳng hiểu gì.

Giáo dục miền núi cần tư duy thấu đáo, bàn tay, tấm lòng trách nhiệm của cả cộng đồng.

Theo Bienphong.com

Hợp tác chuyển giao công nghệ: Cần đảm bảo liên kết bền vững, nghiên cứu thực chất

Với mục tiêu "tăng cường hợp tác địa phương, doanh nghiệp thể hiện vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục và trách nhiệm xã hội", Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG-HCM) đã tích cực triển khai nhiều chương trình kết nối đến các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức nhằm mang đến những giá trị chuyển giao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của đất nước. Tuy nhiên thực tế hoạt động ở đơn vị này cũng đặt ra nhiều lưu ý với mô hình hợp tác.

Hợp tác chuyển giao công nghệ: Cần đảm bảo liên kết bền vững, nghiên cứu thực chất - Hình 1

Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM

Hợp tác để chuyển giao khoa học công nghệ và phát triển kinh tế bền vững

Trong nhiều năm quan, ĐHQG-HCM đã nỗ lực ký kết hợp tác với một số tỉnh thuộc 4 khu vực trọng tâm Đông Nam Bộ, khu vực Tây Nguyên, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực duyên hải miền Trung; với một số đơn vị như Bộ Khoa học Công nghệ, Ban Kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ban Quản lý khu công nghệ cao; Đài Truyền hình TPHCM; với một số doanh nghiệp như Becamex Bình Dương, Mobifone, Tôn Hoa Sen, Viettel...

Từ những nội dung hợp tác cơ bản ban đầu về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, các chương trình hợp tác được đề xuất ngày càng được mở rộng về nội dung và đi vào chiều sâu như xây dựng chính sách, phát triển khởi nghiệp, xây dựng thành phố thông minh, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù...

Tuy nhiên, theo báo cáo của phòng Quan hệ Đối ngoại thuộc ĐH Bách khoa TPHCM (thành viên của ĐHQG-HCM), các kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy có những khó khăn đến từ nhiều phía.

Đó là sự hạn chế về nhận thức, thông tin, sự thiếu hụt về niềm tin; hạn chế về nguồn lực triển khai, đặc biệt là vốn đầu tư ban đầu cho các dự án hợp tác; thiếu đồng bộ về cơ chế và quy trình trong phối hợp của các bên.

Ngoài ra, các rào cản còn đến từ khung pháp lý và các chính sách liên quan chưa đủ mạnh để tạo dựng nền tảng hợp tác.

Để vượt qua khó khăn, ĐHQG-HCM vừa tự khẳng định uy thế học thuật vừa chủ động vận động liên kết với các tập đoàn và doanh nghiệp lớn đang tìm kiếm đối tác nghiên cứu và xây dựng chiến lược R&D (nghiên cứu - phát triển) đổi mới sáng tạo.

Ngoài sứ mệnh đào tạo nhân lực chất lượng cao, ĐHQG-HCM phải quan tâm thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu, các phát minh sáng chế nhằm kết nối với các doanh nhân, tổ chức và các ngành công nghiệp.

Quá trình chuyển giao công nghệ ở các trường thành viên

Sau nhiều năm triển khai mô hình hợp tác hiệu quả, các trường thành viên của ĐHQG-HCM đều gặt hái được những thành tựu nhất định.

Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã thực hiện nhiều chương trình liên kết, phát triển hàng chục dự án chuyển giao khoa học công nghệ tầm cỡ. Đơn cử như Dự án Đ.ánh giá ô nhiễm BPA và phthalates tại một số nguồn thải chính trên địa bàn TPHCM - Rủi ro sức khỏe và môi trường, đề xuất giải pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm do nhà trường liên kết với Sở Khoa học Công nghệ TPHCM thực hiện hay đề án Nghiên cứu điều chế kết tủa struvite từ nước tiểu làm sản phẩm phân bón, ký kết với Công ty Vietnam Brewery Co. Ltd.

Với tầm nhìn trở thành trường đại học nghiên cứu, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong thời gian qua đã thúc đẩy công tác nghiên cứu theo hướng phát triển khoa học đỉnh cao và phục vụ cộng đồng.

Theo TS Ngô Thị Phương Lan, giảng viên nhà trường, qua gần 5 năm triển khai, nhà trường thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu như Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế CIS, Trung tâm Nghiên cứu Nông thôn Saemaul Undong, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Quốc gia...nhằm hướng đến phục vụ các yêu cầu của địa phương một cách có hệ thống.

Theo đó, dựa trên các nhu cầu đặt hàng của địa phương hay nhận diện nhu cầu của địa phương nhà trường sẽ thành lập các nhóm nghiên cứu liên ngành trong nội bộ hoặc ngoài lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Hợp tác chuyển giao công nghệ: Cần đảm bảo liên kết bền vững, nghiên cứu thực chất - Hình 2

Chuyển giao khoa học công nghệ ở ĐH Thái Nguyên

Nhiều dự án nghiên cứu khoa học của trường được triển khai hiệu quả theo đơn đặt hàng như: Nghiên cứu biến đổi khí hậu và chống hạn mặn; Công nhân và an sinh xã hội tại các KCN, KCX; Phát triển kinh tế-xã hội nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới; Nghiên cứu tri thức bản địa của các tộc người Nam bộ và Nam Tây Nguyên...

Bên cạnh rất nhiều thuận lợi và thành tựu, việc hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giữa các trường thành viên ĐHQG-HCM với các địa phương và doanh nghiệp cũng gặp phải không ít khó khăn.

Theo báo cáo tổng kết của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ (ĐH Quốc tế TPHCM), khó khăn đầu tiên là việc kết nối với doanh nghiệp và địa phương, quá trình xây dựng niềm tin giữa hai bên còn mất nhiều thời gian.

Các chủ nhiệm đề tài/dự án thành viên và thư kí đa số đều là giảng viên cơ hữu nên sau thời gian làm tham gia giảng dạy tập trung, họ chỉ có thể dành thời điểm nghỉ hè cho nghiên cứu chuyển giao, trong khi yêu cầu của doanh nghiệp là rất khẩn trương. Chính vì vậy, nhiều hoạt động nghiên cứu chỉ mang tính hình thức, nhiều sản phẩm khoa học không có giá trị ứng dụng thực tiễn.

Đại diện phòng Quan hệ Đối ngoại của Trường ĐH Bách khoa cho biết thêm: "Nhiều sản phẩm nghiên cứu chưa gắn liền với ứng dụng thực tiễn do phần lớn các đại học và các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào nghiên cứu khoa học theo đặt hàng ở giai đoạn nghiên cứu cơ bản vì không có rủi ro".

Phải đảm bảo liên kết bền vững và nghiên cứu thực chất

Để duy trì công tác hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ một cách hiệu quả, đòi hỏi ĐHQG-HCM phải xây dựng được những mô hình liên kết bền vững, bên cạnh việc xác định tầm nhìn và hướng đi đúng đắn.

PGS-TS Huỳnh Quyền cho rằng: "Trên thế giới, mô hình hợp tác đưa khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế được triển khai dưới dạng 2 mô hình cơ bản, thứ nhất là mô hình hợp tác "3 chủ thể", đó là Đại học- Địa phương và Doanh nghiệp. Song song với mô hình này, tồn tại một mô hình "4 chủ thể" Đại học - Địa phương - Doanh nghiệp và Người dân (xã hội).

Mô hình hợp tác thứ hai có thể cho thấy tính bền vững và vai trò của từng chủ thể trong một hoạt động hợp tác đưa khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế".

Khi địa phương và ĐH ký kết "hợp đồng đặt hàng", vai trò của doanh nghiệp thụ động và mờ nhạt. Chính quyền địa phương được hiểu như là một nhà đầu tư.

Với cách thức này, các lĩnh vực được đặt hàng sẽ tập trung vào cải thiện chất lượng dịch vụ công và xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra phù hợp với giới hạn về nguồn lực của địa phương. Mô hình hợp tác "hợp đồng đặt hàng" chỉ thực hiện các nhiệm vụ có tính ngắn hạn, cấp bách.

Mô hình hợp tác "đối tác" giữa các bên đem lại hiệu quả sâu rộng hơn. Trong trường hợp phải xử lý những vấn đề phức tạp, mang tính chiến lược, lâu dài thì mô hình hợp tác này sẽ được triển khai. Vì có thêm sự tham gia mạnh mẽ của bên thứ ba là doanh nghiệp và thậm chí sẽ có một số bên thứ tư khác trong từng bối cảnh cụ thể nên khả năng giám sát và hiệu quả thực tiễn cao hơn.

Mô hình này xuất hiện hình thức hợp tác cao cấp hơn như trao đổi chuyên gia, tri thức, công nghệ; cùng đầu tư hình thành doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội...

Cũng theo PGS-TS Huỳnh Quyền, khi xây dựng mô hình hợp tác, các bên phải xác định rõ vai trò và động lực hợp tác.

Về phía các trường đại học, trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi các trường đại học phải thay đổi tổ chức và các họat động quản trị đại học hướng tới mục tiêu phục vụ cộng đồng, đáp ứng các nhu cầu của xã hội trong đó có nhu cầu của địa phương của doanh nghiệp.

Quan trọng, trường ĐH phải từ bỏ cơ chế xin cho, cửa quyền, cần xem doanh nghiệp thực sự là khách hàng, là một chủ thể hợp tác.

Trong xu hướng sắp tới, các trường ĐH không thể nào nâng cao chất lượng và cải thiện vị thế khi còn thờ ơ với việc hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ.

Hoạt động này là phương thức huy động các nguồn lực phục vụ cho quá trình nghiên cứu và tăng cường năng lực cho đội ngũ khoa học của nhà trường. Các công trình nghiên cứu được thương mại hóa sẽ có cơ sở để đối chiếu, kiểm nghiệm tính ứng dụng nên nghiên cứu phải đảm bảo thực chất.

Theo Giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bị đồng nghiệp bất ngờ bắt gặp tại Úc, Lan Ngọc có phản ứng thế nào?
06:25:20 05/06/2024
"Lưu Diệc Phi nặng 75kg, béo lấn át Thư Kỳ" và sự độc hại ở Cbiz
06:21:26 05/06/2024
Hồ Văn Cường, giọng ca trẻ trong làng nhạc bolero giờ có cuộc sống ra sao?
06:35:56 05/06/2024
NS Hoài Linh bị bắt gặp lộ diện sau khi dính tin đồn đời tư, căng thẳng từ chối làm việc này
07:50:56 05/06/2024
Ngỡ ngàng chiếc cằm nhọn bất thường của sao nam Vbiz, vừa "dao kéo" xong liền đi sự kiện?
08:28:05 05/06/2024
Cặp sao Việt đóng anh em trên phim nhưng cưới nhau ngoài đời, nhà trai ấm ức vì phải "dạy" vợ hôn bạn diễn
09:20:33 05/06/2024
Kaka tiết lộ đồng đội xuất sắc nhất trong sự nghiệp
08:04:51 05/06/2024
Cùng một chiếc tủ quần áo mà các bà nội trợ Nhật Bản có thể lưu trữ được hơn bạn hàng trăm món đồ
07:27:35 05/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Con gái 4 t.uổi ngăn không cho phụ huynh ngủ chung, mẹ lặng người khi biết lý do có liên quan đến cô giáo

Netizen

10:28:24 05/06/2024
Có con thông minh là điều bố mẹ nào cũng mong muốn, nhưng trong 1 số trường hợp, sự thông minh của con có thể dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười.

Liên minh bán dẫn Mỹ- Nhật Bản và mục tiêu cân bằng

Thế giới

10:23:38 05/06/2024
Hầu hết mọi người đều hiểu rằng công nghệ đã thay đổi cơ bản cuộc sống ở mọi nơi trên thế giới khi những chiếc điện thoại iPhone và mạng không dây 5G đang tạo ra những mạng lưới siêu kết nối.

Miến nấu thế này là sự kết hợp hoàn hảo: Đầy đủ dinh dưỡng, tươi mát và thơm ngon vô cùng

Ẩm thực

10:02:45 05/06/2024
Đây là một món ăn sử dụng loại rau theo mùa kết hợp với các nguyên liệu giàu dinh dưỡng, bạn hãy nấu cho gia đình mình thưởng thức nhé!

Bất ngờ khách quốc tế

Du lịch

09:59:45 05/06/2024
Dù không phải mùa cao điểm nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang có những tín hiệu tích cực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 5, Việt Nam tiếp tục đón gần 1,4 triệu lượt khách quốc tế

Lịch âm 5/6 - Âm lịch hôm nay 5/6 chính xác nhất - lịch vạn niên 5/6/2024

Trắc nghiệm

09:54:09 05/06/2024
Xem lịch âm hôm nay ngày 5 tháng 6; theo dõi âm lịch hôm nay, thứ Tư ngày 5 tháng 6 năm 2024 nhanh nhất và chính xác nhất.

Á quân quốc tế Nguyễn Lê Thuỳ Linh thần thái bên Á hậu Siêu quốc gia Đặng Thanh Ngân

Thời trang

09:51:26 05/06/2024
Á quân quốc tế Nguyễn Lê Thuỳ Linh cùng Á hậu siêu quốc gia Đặng Thanh Ngân trình diễn firstface mở màn cho bộ sưu tập Hoa Trong Em của NTK Châu Loan tại đêm khai mạc Tuần lễ du lịch vàng Lâm Đồng .

Thăm nhà cổ Huỳnh Phủ hơn trăm t.uổi, có kiến trúc Huế độc đáo

Sáng tạo

09:46:46 05/06/2024
Trải qua hơn thế kỷ, nhà cổ Huỳnh Phủ (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) vẫn còn giữ được vẻ đẹp kiến trúc Huế và nghệ thuật chạm trổ độc đáo của người xưa.

Hugh Jackman giải thích lý do nghỉ vai Wolverine

Hậu trường phim

09:17:17 05/06/2024
Sau một thời gian dài gắn bó với nhân vật Wolverine, Hugh Jackman đã quyết định nghỉ ngơi và tìm kiếm những thử thách mới trong sự nghiệp diễn xuất của mình.

Những dự án phim hoạt hình không thể bỏ lỡ nửa cuối năm 2024

Phim âu mỹ

09:12:30 05/06/2024
Bom tấn hoạt hình Kẻ trộm mặt trăng 4 (tựa gốc: Despicable me 4), sẽ là cú mở màn ngoạn mục cho mùa hè năm 2024.

Gang Dong Won hóa sát thủ trong phim mới 'Bẫy nuốt mạng' cùng dàn diễn viên đình đám xứ Hàn

Phim châu á

08:50:34 05/06/2024
Bẫy nuốt mạng là một bộ phim tâm lý, giật gân Hàn Quốc với sự tham gia của nam tài tử điển trai Gang Dong Won trong vai diễn lạnh lùng, hiểm hóc nhất từ trước đến nay.

Ông xã Từ Hy Viên bị chê dựa hơi vợ

Sao châu á

08:24:06 05/06/2024
DJ Koo gặp nhiều khó khăn khi lập nghiệp tại thị trường Hoa ngữ. Anh buộc phải sử dụng tên của vợ khi đi làm, bên cạnh việc giới thiệu là người Hàn Quốc.