Hành muối và những lợi ích với sức khỏe
Cứ tới tầm tháng 12 âm lịch, hành củ được bán khắp các chợ lớn nhỏ ở Hà Nội. Đây cũng là lúc các bà nội chợ rục rịch mua hành về muối để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán.
Hành muối không chỉ giúp chống ngán cho các món ăn ngày Tết như bánh chưng, thịt mỡ, giò chả… mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng lưu thông máu và phòng cảm cúm.
Dưa hành là một trong những món ăn cổ truyền trong mâm cơm ngày tết, không cầu kỳ, không kiểu cách, cũng chẳng phải là món ăn chính nhưng mâm cỗ tết mà thiếu dưa hành là một mâm cỗ không trọn vẹn. Thế nhưng, hành muối có những lợi ích gì và nên ăn như thế nào để an toàn cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Hành muối là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết.
Lợi ích của hành muối với sức khỏe
Hỗ trợ tiêu hóa: Trong quá trình lên men khi muối hành, vi khuẩn có lợi và những nấm lên men probiotics có ích có nhiều trong hành muối sẽ giúp cải thiện đường ruột và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, món ăn này rất nhiều các enzyme sống. Hệ tiêu hóa nhiều enzym giúp hoạt động khỏe mạnh hơn, giảm cảm giác khó chịu sau khi ăn. Bởi thế, món ăn này rất tốt cho những người mắc hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa hoặc muốn cải thiện khả năng hoạt động cho đường ruột. Chúng cũng thực sự tốt cho những người hay bị táo bón ăn hàng ngày.
Tăng lưu thông máu, chống cảm cúm: Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gout. Chúng đặc biệt cũng giúp lưu thông máu tốt hơn đến các chi, tăng cường tiết mồ hôi, tránh cảm sốt, cảm cúm hiệu quả.
Tăng cường miễn dịch cho cơ thể: Vào dịp Tết, bạn thường ăn uống và ngủ nghỉ không khoa học nên dễ dàng bị ốm và bị bệnh tật tấn công. Nhưng nếu ăn hành muối, bạn sẽ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống trọi với bệnh tật.
Ngăn ngừa ung thư: Trong món hành muối có rất nhiều vi khuẩn có ích trong quá trình lên men. Từ đó, chúng kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có ích trong đường ruột và giảm đáng kể nguy cơ sự phát triển các khối u ở ruột kết.
Ăn bánh chưng cùng hành muối giúp giải ngấy hiệu quả. Ảnh: Phương Linh
Giúp chống oxy hóa: Hành muối còn có tác dụng chống lại các gốc tự do, ngăn chặn các chất chống oxy hóa. Tác dụng này có khả năng bảo vệ các tế bào trong cơ thể.
Những người không nên ăn hành muối
- Những người bị đau dạ dày: Ăn dưa hành muối dễ gây kích thích tăng tiết dịch acid dạ dày, làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, và dễ làm khởi phát viêm loét dạ dày có sẵn.
Video đang HOT
- Người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch: Dưa hành muối chứa hàm lượng natri cao là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, cho nên người bị tăng huyết áp không nên ăn dưa hành muối.
- Người mắc bệnh thận: Nhất là bệnh nhân đã bị suy thận khả năng đào thải natri kém, nên ăn dưa hành muối làm ứ đọng muối trong cơ thể gây phù, tăng huyết áp.
- Người có bệnh về đường tiêu hóa: Người bị viêm đại tràng mạn, người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn dưa hành muối. Về bản chất dưa hành muối có nhiều lợi khuẩn có thể rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, các loại dưa hành muối, nhất là dưa hành muối xổi, ngâm giấm nhanh có thể không đảm bảo loại trừ hoàn toàn được các loại vi sinh vật gây bệnh có sẵn trong thực phẩm, do vậy có thể làm ảnh hưởng tới đường tiêu hóa của bạn hơn.
Người bị viêm đại tràng không nên ăn hành muối.
- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi nghén, trong khi dưa hành chua có thể trở thành một thực phẩm kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn. Đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ bạn cần phải ăn nhạt để tránh phù, nhiễm độc thai nghén cho nên mẹ bầu không nên ăn dưa hành muối.
- Trẻ em dưới 5 tuổi: Chức năng thận của trẻ chưa hoàn chỉnh nên việc ăn nhiều dưa muối cũng ảnh hưởng đến việc đào thải muối ra khỏi cơ thể. Mặt khác hệ tiêu hóa của bé cũng chưa hoàn chỉnh nên bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Những lưu ý khi ăn hành muối
- Bạn nên tự mua nguyên liệu tươi sạch để làm dưa hành muối tại nhà nhằm đảm bảo chất lượng của món ăn cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước khi muối dưa, bạn hãy rửa thật sạch các nguyên liệu cũng như các dụng cụ dùng để muối. Thêm vào đó, việc ưu tiên sử dụng các loại dụng cụ bằng gốm, sành, sứ, thủy tinh hoặc nồi inox chuyên biệt cho muối dưa là hết sức cần thiết.
- Bạn không ăn hành muối còn sống hoặc đã khú. Bởi khi ăn hành muối lúc còn sống, hàm lượng nitrit rất cao, gây hại cho sức khỏe và có thể gây ung thư.
-Nên chú ý đến việc bảo quản dưa hành muối. Đặt hũ hoặc lọ dưa hành ở những nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời để món ăn không bị biến chất .
- Nên dùng đũa sạch gắp hành muối ra rồi rửa sơ qua với nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng, tiếp theo bóc phần vỏ ngoài và chỉ ăn phần dưa trắng nõn bên trong./.
Đừng bỏ qua những cách đơn giản bảo vệ sức khỏe gan
Để ưu tiên tốt nhất cho sức khỏe gan, các chuyên gia dinh dưỡng, các bác sĩ đều khuyến nghị mọi người thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học để tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể.
Những người chưa thực hiện lối sống bảo vệ sức khỏe gan cần biết những nguyên tắc đơn giản để thay đổi thói quen. Ví dụ, những người có sở thích uống rượu bia nên giảm sử dụng rượu bia trong giới hạn an toàn và tránh uống say. Những bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm soát tốt bệnh và theo dõi chặt chẽ ở bệnh nhân tiền đái tháo đường, giảm cân nếu bệnh nhân thừa cân, điều trị huyết áp cao và mức cholesterol tăng cao.
Bên cạnh đó, cần lưu ý tầm quan trọng của việc tập thể dục thường xuyên đối với sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể.
ThS. BS Nguyễn Ngọc Đại Lâm - Trưởng khoa Nội gan mật, Bệnh viện E cho biết: Gan luôn phải hoạt động với cường độ lớn, do đó tuy gan có khả năng tái tạo tốt nhưng gan vẫn cần được bảo vệ và phục hồi chức năng thường xuyên. Điều này không chỉ giúp gan thực thiện tốt chức năng mà còn giúp ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm: gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy gan, xơ gan, ung thư gan...
Bảo vệ gan rất quan trọng.
1. Cách bảo vệ sức khỏe gan an toàn, bền vững
Gan là một trong những cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Khi hoạt động bình thường, gan sẽ lấy mọi thứ đưa vào cơ thể và chuyển hóa các chất dinh dưỡng có thể sử dụng thành các chất, sau đó cung cấp cho tế bào những chất đó khi cần thiết. Gan cũng thực hiện các chức năng như:
Quản lý quá trình đông máu.
Tạo mật để tiêu hóa chất béo.
Dự trữ đường để lấy năng lượng.
Tạo protein cho huyết tương.
Hỗ trợ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, gan còn có chức năng thải bỏ các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể ngăn ngừa gây hại cho sức khỏe.
Nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh để bảo vệ gan.
Cuốn sách của tác giả Kirkpatrick, " Sức khỏe tái tạo: Khám phá loại trao đổi chất của bạn và làm mới gan của bạn suốt đời" khuyến nghị những lời khuyên sau để ưu tiên sức khỏe gan:
Thực hiện theo chế độ ăn kiêng có mật độ dinh dưỡng cao, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải.
Ưu tiên các loại thực phẩm có liên quan đến việc giảm viêm gan, chẳng hạn như rau họ cải, cá béo, các loại hạt và các loại thảo mộc, gia vị như nghệ.
Hạn chế thực phẩm siêu chế biến.
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường bổ sung.
Hạn chế carbohydrate bị tước chất xơ.
Quản lý căng thẳng.
Hãy hoạt động thể chất.
Ngủ đủ giấc.
Uống nhiều nước.
2. Mẹo chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe gan
Tổ chức Gan Hoa Kỳ gợi ý những lời khuyên sau để lựa chọn thực phẩm khi đi mua thực phẩm:
Chọn rau sống và trái cây không thêm muối, đường hoặc nước sốt.
Chọn gia cầm và cá có da được sơ chế lành mạnh.
Ưu tiên các loại cá có acid béo omega-3, chẳng hạn như cá hồi, cá hồi và cá trích.
Mua các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo.
Tránh thực phẩm có dầu thực vật hydro hóa, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa..
Hạn chế bổ sung thêm đường.
Chọn thực phẩm ít natri.
Có nên đi bộ ngay sau khi ăn? Sau bữa ăn, nhiều người thường có xu hướng nghỉ ngơi thay vì tham gia hoạt động thể chất. Tuy nhiên, việc đi bộ sau khi ăn không chỉ mang lại sự thoải mái và giảm căng thẳng mà còn đem đến nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe tổng thể của chúng ta. Có nên đi bộ ngay sau khi ăn?...