Hàng trăm sinh viên xuất sắc đạt Giải thưởng Honda 2020
Sau 6 tháng triển khai, trải qua 3 vòng tuyển chọn gay cấn với hàng trăm sinh viên từ 18 trường đại học, Honda Việt Nam đã tìm ra những gương mặt xứng đáng cho “ Giải thưởng Honda” ( Honda Award) 2020.
Honda Award có tiền thân là “Giải thưởng Honda Y-E-S”. Giải thưởng do Quỹ Honda, Công ty Honda Việt Nam (HVN) cùng Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) – Bộ Khoa học Công nghệ, phối hợp triển khai ở Việt Nam từ năm 2006.
“Giải thưởng Honda Y-E-S” nhằm tìm kiếm và nuôi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ sinh thái tại một số nước châu Á đang phát triển gồm: Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Campuchia và Myanmar.
Mở rộng đối tượng dự thi Honda Award
Tại Việt Nam, qua 14 năm, đã có 140 thí sinh xuất sắc chuyên ngành khoa học và công nghệ thuộc các trường đại học lớn nhận “Giải thưởng Honda Y-E-S”. Trong đó, có 43 thí sinh tiếp tục nhận được “Phần thưởng Y-E-S Plus” là giai đoạn 2 của giải thưởng này, để theo học thạc sỹ/ tiến sỹ hoặc thực tập tại các trường đại học, viện nghiên cứu tại Nhật Bản.
Nhằm mở ra thêm nhiều cơ hội cho sinh viên các chuyên ngành khác, từ năm 2020, HVN hợp tác với NISTPASS và Bộ Giáo dục và Đào tạo, mở rộng quy mô “Giải thưởng Honda Y-E-S” và đổi tên thành “Giải thưởng Honda” (Honda Award).
Theo đó, đối tượng tham gia và cơ cấu giải thưởng cũng thay đổi. Honda Award hướng tới sinh viên 2 năm cuối hoặc mới tốt nghiệp trong năm 2020 ở 18 trường đại học thuộc khối khoa học – công nghệ và khối các ngành nghề khác.
Bên cạnh các giải thưởng có giá trị lớn, thí sinh tham dự giải thưởng Honda Award còn có cơ hội được trải nghiệm chương trình thực tập hoặc môi trường làm việc của Công ty Honda Việt Nam.
Danh sách 18 trường đại học tham gia Honda Award 2020
3 vòng tuyển chọn đầy sáng tạo, thử thách
Giải thưởng Honda Award 2020 được khởi động vào tháng 9 và đã đón nhận sự quan tâm của đông đảo sinh viên cả nước. Sau gần 3 tháng phát động, văn phòng quản lý giải thưởng nhận về 813 hồ sơ với những thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học cũng như tích cực trong các hoạt động xã hội.
Sau vòng đánh giá hồ sơ năm 2020, 186 thí sinh xuất sắc được lựa chọn để bước tiếp vào vòng viết luận. Ở vòng này, 186 thí sinh phải đưa ra những nhận định, đánh giá về đề tài mà hội đồng tuyển chọn đưa ra.
Theo đó, chủ đề của Honda Award 2020 là phát triển công nghệ đi kèm lợi ích kinh tế, các tác động của xã hội và môi trường. Đây được đánh giá là đề tài giàu tính thử thách cho thí sinh. Tuy nhiên, với kiến thức xã hội cùng kỹ năng lập luận, phân tích, đưa dẫn chứng sát thực, nhiều thí sinh đã có những bài luận thuyết phục với hội đồng tuyển chọn.
Video đang HOT
Top 6 sinh viên xuất sắc nhất nhận Giải thưởng Honda 2020
Sau vòng viết luận, 30 thí sinh có bài luận xuất sắc nhất đã tham dự vòng phỏng vấn. Nếu như ở vòng viết luận, các thí sinh có thời gian tìm hiểu, suy nghĩ và đưa ra đánh giá của mình về một chủ đề cụ thể; thì tại vòng phỏng vấn, các thí sinh phải thể hiện khả năng tư duy, lập luận cũng như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp trước hội đồng tuyển chọn. Tại vòng này, không ít thí sinh đã để lại ấn tượng mạnh bởi phong thái tự tin cùng sự thông minh và kiến thức sâu rộng.
Sau 3 vòng tuyển chọn cam go, Honda Award 2020 đã được trao cho các sinh viên xuất sắc nhất.
Vòng thi viết luận được tổ chức tại Công ty Honda Việt Nam
Đại diện HVN bày tỏ: “Giải thưởng là một minh chứng cho sự đồng hành của Honda, với niềm tin vào “Sức mạnh của những ước mơ” trong suốt 25 năm có mặt tại Việt Nam. Chúng tôi không ngừng nỗ lực tạo ra thử thách mới, từ đó mang lại giá trị mới trong việc phát triển của các tài năng trẻ, cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của nước nhà”.
Giải thưởng của Honda Award 2020
Đối với các sinh viên thuộc khối khoa học, kỹ thuật:
Giải xuất sắc (dành cho top 3):
- “Giải thưởng Honda Y-E-S”: có 3 suất; mỗi suất gồm học bổng 70 triệu đồng và 1 xe máy Honda Vision.
- Trong vòng 4 năm từ khi nhận được “Giải thưởng Honda Y-E-S”, ứng viên có cơ hội nhận được “Phần thưởng Y-E-S Plus” với: Học bổng 235 triệu đồng khi tham gia nghiên cứu sau đại học, tối thiểu 1 năm tại Nhật Bản; Học bổng 165 triệu đồng khi tham gia thực tập, tối thiểu 10 tuần tại Nhật Bản; Học bổng 70 triệu đồng sau khi kết thúc khóa thực tập, tiếp tục nghiên cứu sau đại học tại Nhật Bản.
Giải khuyến khích: có 100 suất; mỗi suất bao gồm học bổng trị giá 10 triệu đồng.
Đối với sinh viên thuộc các khối ngành nghề khác
Giải xuất sắc (dành cho top 3): có 3 suất; mỗi suất bao gồm học bổng 20 triệu đồng và 1 xe máy Honda Vision.
Giải khuyến khích: có 80 suất ; mỗi suất bao gồm học bổng trị giá 8 triệu đồng.
Chia sẻ thú vị của nam sinh viên là đồng tác giả của 18 bài báo quốc tế ISI
Trong hơn 4 năm đại học, sinh viên Nguyễn Đình Khoa đã có Giải thưởng báo cáo khoa học xuất sắc nhất tại Hội nghị quốc tế ACCMS TM 2018; là tác giả, đồng tác giả của 18 bài báo quốc tế ISI.
Sau 4,5 năm học tập và nghiên cứu dưới mái trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Nguyễn Đình Khoa đã trở thành tân thủ khoa tốt nghiệp ngành Cơ học kỹ thuật với thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động Đoàn - Hội.
Các thành tích học tập của sinh viên Nguyễn Đình Khoa như sau:
- Thành tích học tập: Đạt được học bổng khuyến khích học tập các học kỳ II, VII, VIII; đạt danh hiệu "Sinh viên Xuất sắc", "Sinh viên Giỏi" các năm học 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020 và toàn khóa học 2016-2020; đạt danh hiệu "Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp cơ sở" và "Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp ĐHQGHN" năm 2017 và 2018;
- Thành tích nghiên cứu khoa học: Giải thưởng báo cáo khoa học xuất sắc nhất tại Hội nghị quốc tế ACCMS TM 2018; là tác giả, đồng tác giả của 18 bài báo quốc tế ISI (đứng tên đầu 3 bài ISI); giải Nhì sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp ĐHQGHN và cấp Bộ năm 2019;
- Hoạt động Đoàn thể: Lọt vào Top 20 cuộc thi Miss&Mr Đại học Quốc Gia năm 2016, cuộc thi "Tôi bản lĩnh 2019", cuộc thi Cán bộ Đoàn - Hội xuất sắc lần III; tham gia cuộc thi "Tôi Thuyết Trình 2017", "Got Talent 2017".
Nguyễn Đình Khoa (thứ 3 bên trái) được Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà khen thưởng cho tân thủ khoa tốt nghiệp
Chia sẻ cảm xúc sau khi nhận được danh hiệu "Thủ khoa tốt nghiệp", Nguyễn Đình Khoa bày tỏ: "Em cảm thấy vinh dự và tự hào khi được là thủ khoa của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN - là một trường trong những trường đại học có uy tín của Việt Nam. Những suy nghĩ đầu tiên trong em là lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô và Nhà trường đã luôn đồng hành và dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Với nỗ lực miệt mài của bản thân và sự dìu dắt tận tình của các thầy cô, nhóm nghiên cứu, sau hơn 4 năm học tập, em thấy mình trưởng thành vượt bậc về kiến thức, nghề nghiệp và kỹ năng sống so với năm thứ nhất. Những hành trang này sẽ giúp em tự tin bước vào một hành trình mới trở thành những kỹ sư, nhà nghiên cứu giỏi, vững vàng trong nghề nghiệp.
Khi nhớ lại những kỷ niệm trong suốt quãng đời sinh viên, em không thể quên được những ngày đầu tiên vào Trường, được gặp gỡ thầy cô và bạn bè cùng chuyên ngành Cơ học kỹ thuật.
Sau đó là những chuỗi ngày "khủng hoảng" về phương pháp học tập ở năm thứ nhất, rồi đến thời gian cùng bạn bè chia sẻ băn khoăn về ngành nghề và sự nghiệp trong tương lai. Những lúc đó, động lực để em vượt qua là sự động viên của gia đình, của thầy cô và đặc biệt là sự giúp đỡ của các anh chị trong nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến.
Vì vậy, mỗi lần nhóm nghiên cứu giải được một bài khó hay nghiên cứu một vấn đề mới thành công, thêm một bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế ISI có uy tín, em lại thấy vui và yêu đời, yêu nghề hơn. Đó chính là động lực để em vượt qua những khó khăn trở ngại trong quá trình học tập và nghiên cứu để đạt được thành công như hôm nay".
Đề tài "Phân tích ổn định tĩnh của vỏ trụ tròn áp điện S-FGM không hoàn hảo về hình dáng trong môi trường nhiệt độ và sử dụng lý thuyết biến dạng trượt bậc ba" đạt giải nhất hội nghị "Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường" năm 2019
Trong những năm tháng học tập và nghiên cứu khoa học, ngành Cơ học kỹ thuật đã thu hút và giúp em có những trải nghiệm thú vị như thế nào?
Nguyễn Đình Khoa: Khi lựa chọn ngành Cơ học kỹ thuật của Trường ĐHCN em đã tìm hiểu và có niềm yêu thích đối với lĩnh vực vật liệu và kết cấu tiên tiến. Bởi vì đây là lĩnh vực rất cần cho thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời là trường phái khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước. Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học của em luôn xoay quanh chủ đề này.
Năm 2019, em đã tham gia cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học" và đạt giải nhì cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, giải nhất cấp Trường. Đề tài "Phân tích ổn định tĩnh của vỏ trụ tròn áp điện S-FGM không hoàn hảo về hình dáng trong môi trường nhiệt độ và sử dụng lý thuyết biến dạng trượt bậc ba", dựa trên nguyên lý khi có vết nứt, kết cấu sẽ bị biến dạng và kéo theo biến dạng của lớp áp điện dán trên bề mặt. Từ đó, sẽ giúp cho việc chuẩn đoán được sự xuất hiện của vết nứt trong các kết cấu, công trình thông qua các tín hiệu điện thu về.
Đến năm thứ tư, thực hiện đồ án tốt nghiệp đại học, em tiếp tục nghiên cứu đề tài "Ôn định động lực học và dao động của vỏ composite auxetic hai độ cong được gia cường bởi các ống nano tube với hệ số Poission âm". Đây là vật liệu mới, rất đặc biệt, có sự hấp thu năng lượng và khả năng làm tiêu tán các lực va đập bên ngoài rất cao.
Đề tài này là một trong những hướng nghiên cứu mới, hiện đại của thế giới và kết quả nghiên cứu này của em đã được công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín.
Bản thân em có những bí quyết học tập và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học như thế nào?
Nguyễn Đình Khoa: Để có thành tích nghiên cứu và công bố tốt, điều đầu tiên em thực hiện là tích cực tham gia nhóm nghiên cứu mạnh ngay từ những năm đầu đại học. Ngoài việc bản thân cần nỗ lực trong nghiên cứu, thì hướng nghiên cứu hiện đại cùng với sự hướng dẫn của một người thầy tận tụy, có uy tín cao là những yếu tố có vai trò rất quan trọng.
Việc tham gia và đồng tác giả cho 18 bài báo quốc tế ISI đã giúp em có thêm những kinh nghiệm, kiến thức khi viết các bài báo quốc tế.
Đầu tiên, để có một bài báo quốc tế em đã phải tổng quan tài liệu thật kỹ để hiểu trên thế giới và trong nước các nhà khoa học đã giải quyết vấn đề gì, sử dụng phương pháp gì và đã nghiên cứu đến đâu và kết quả ra sao.
Từ đó, em bắt đầu tìm, xác định hướng nghiên cứu mới phù hợp với mình. Các bài báo quốc tế phải nhấn mạnh được những kết quả mới, đặc sắc so với các công bố trước đó. Bên cạnh đó, thì việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ và một số phần mềm tính toán là vô cùng cần thiết.
Trong thời gian tới, em có những dự định và ước mơ đối với con đường nghiên cứu khoa học như thế nào?
Nguyễn Đình Khoa: Em sẽ tiếp tục con đường học tập và nghiên cứu khoa học bậc sau đại học với mong muốn trở thành giảng viên của Trường ĐHCN trong tương lai. Hiện nay, em đã chuẩn bị hồ sơ, đề cương nghiên cứu và được nhận vào học bậc sau đại học ở một trường đại học nước ngoài.
Trân trọng cám ơn em!
Số học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2020 tăng hơn 20% Chiều nay (28/12), tại Ủy ban Dân tộc, đã diễn ra buổi gặp mặt những học sinh, sinh viên và thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2020 được tuyên dương. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trao quà cho các học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu. Ảnh: DTPT Tại...