Hàng trăm phụ nữ Mỹ bị ung thư máu do nâng ngực
Cơ quan y tế Mỹ xác nhận hơn 400 phụ nữ nước này mắc dạng ung thư hiếm gặp do cấy implant vòng “nhũ hoa”, trong đó chín người đã tử vong.
Theo Health, bệnh ung thư mà hơn 400 phụ nữ Mỹ gặp phải do nâng ngực là BIA-ALCL, một dạng ung thư máu cực hiếm liên quan đến thủ thuật nâng ngực.
Hầu hết các ca bệnh xảy ra ở người cấy implant bề mặt nhám, một trong các loại túi implant được sử dụng để nâng ngực. Implant bề mặt nhám tạo nên các mô sẹo xung quanh vị trí đặt túi để tránh xô lệch.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho biết so với năm 2017, số người bị BIA-ALCL đã tăng từ 359 lên 414. Trước đó, từ năm 1997 đến 2010, chỉ 34 trường hợp mắc bệnh này được ghi nhận. Hiện FDA đang tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa này cũng như số lượng phụ nữ có nguy cơ bị ảnh hưởng.
“Dựa vào dữ liệu, tỷ lệ mắc BIA-ALCL của người cấy implant bề mặt nhám dao động trong khoảng từ một ca trong số 3.000 – 30.000 ca”, FDA cho biết.
Video đang HOT
Ảnh: Beth Collins MD.
Nếu phát hiện sớm, BIA-ALCL có thể được can thiệp bằng cách loại bỏ túi implant và các mô sẹo xung quanh vị trí đó. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần hóa trị hoặc điều trị bổ sung.
Là một người bị BIA-ALCL, Michelle Forney chia sẻ với NBC: “Tôi đặt implant ngực cấy đây khoảng 19 năm. Mọi thứ ổn cho tới ba năm trước. Tháng 12 năm ngoái, tôi ngủ dậy và thấy ngực sưng to bằng một quả bóng chuyền”.
Các bác sĩ ban đầu chẩn đoán Forney bị viêm vú và kê kháng sinh nhưng thuốc không hề tác dụng. Trải qua nhiều lần thăm khám, đội ngũ y tế phát hiện vấn đề nằm ở các túi implant trong ngực nữ bệnh nhân 46 tuổi và đề nghị bà loại bỏ chúng. Nhờ phẫu thuật, các bác sĩ tìm thấy những khối u nhỏ xung quanh túi implant của Forney. Lúc này, họ nhận ra người phụ nữ bị BIA-ALCL.
Sắp tới, FDA dự định tổ chức các buổi điều trần công khai về BIA-ALCL để xác định mức an toàn của cấy implant ngực. Tại Pháp, các bác sĩ đã được chỉ dẫn tránh xa sử dụng implant bề mặt nhám.
“Chúng tôi sẽ rất vui nếu FDA yêu cầu mọi bệnh viện, mọi bác sĩ phẫu thuật trao đổi với các bệnh nhân cấy implant về dấu hiệu, triệu chứng của BIA-ALCL”, Forney nói. “Tôi nghĩ mọi bác sĩ đặt túi ngực cho phụ nữ phải có trách nhiệm”.
Theo VNE
Điều trị ung thư hiếm gặp suốt 5 năm, cuối cùng phát hiện bác sĩ chẩn đoán sai
Một người đàn ông ở Colorado nói rằng ông được chẩn đoán là mắc một dạng ung thư hiếm gặp, một căn bệnh ung thư mà ông chưa từng nghe thấy bao giờ.
Cơn ác mộng sống của James Salaz, một cư dân của Montrose, ở Colorado bắt đầu cách đây 5 năm khi có một cơn đau dữ dội ở vùng nách.
Sau khi xét nghiệm, các bác sĩ nói rằng họ phát hiện ra có 2 điều bất thường ở bên phổi trái. Ông được chẩn đoán là mắc bệnh Langerhans Cell Histiocytosis, một biểu hiện của ung thư khiến cho các tế bào gây hại tích tụ lại trong cơ thể, làm hỏng các mô, dẫn đến tử vong.
James Salaz quyết định đến tìm gặp các bác sĩ khác ở Montrose, Delta, Grand Junction và Denver, tất cả họ đều xác nhận rằng ông mắc bệnh Langerhans.
"Họ nói rằng tôi là người duy nhất ở Colorado mắc căn bệnh này", Salaz nhớ lại.
Salaz được cấp thuốc để giảm những đau đớn do hóa trị, hy vọng nó có thể kéo dài thời gian sống. Nhưng sau một thời gian, ông cảm thấy tình trạng vẫn không cải thiện nên năm ngoái ông đã đến gặp bác sĩ Choon-Kee Lee (người bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh của ông) tại bệnh viện Montrose để hỏi tại sao mọi thứ dường như không cải thiện.
Tuy nhiên, ông không thể gặp được bác sĩ Lee, vì một lý do nào đó mà phía bệnh viện đã không thông báo cho bệnh nhân của mình. Ông chỉ biết rằng bác sĩ này hiện không còn làm việc tại bệnh viện này nữa.
Có vẻ như việc bác sĩ Lee nghỉ việc hóa ra là điều may mắn của Salaz, vì nó có nghĩa là ông phải tìm một bác sĩ mới. Và vị bác sĩ mới này đã khiến cho ông sốc tột độ khi biết được căn bệnh thật sự mà mình đang mắc phải.
"Bác sĩ gọi và nói với tôi rằng tôi chưa bao giờ mắc bệnh Langerhans. Tôi chỉ vị viêm mạch mà thôi. Nếu 5 năm trước mà xử lý sớm thì tốt hơn, bây giờ nó đã biến chứng nặng hơn. Tôi thật sự rất sốc khi biết mình hoàn toàn không bị bệnh ung thư. Tôi nghĩ rằng phải có ai đó đứng ra chịu trách nhiệm về điều này".
Thật không may cho Salaz, căn bệnh mà ông đang thật sự mắc phải khó điều trị hơn nhiều. Ông phải đối phó với hậu quả của nhiều năm hóa trị không cần thiết. Ông được chẩn đoán là bị viêm tụy, các bác sĩ nói rằng đây là do các loại thuốc điều trị ung thư liều cao gây ra, do đó ông buộc phải ở lại bệnh viện để điều trị.
Bác sĩ Choon-Kee Lee, một trong những bác sĩ đã chẩn đoán sai bệnh của Salaz đã từ chối yêu cầu trả lời phỏng vấn của đài NBC11.
Theo Dân Việt
Ung thư không thể quật ngã ước mơ đến trường của trẻ Giường bệnh và những đợt hóa trị liệu không thể trói buộc khát vọng đến trường của con trẻ, nhiều bệnh nhi vừa chiến đấu với ung thư những vẫn cắp sách đến trường. 77 bệnh nhi vượt khó vừa được trao tặng học bổng "Ước mơ của Thúy" giúp các em thêm nghị lực vươn lên. Mới 9 tuổi nhưng bé Nguyễn...