Hàng trăm bệnh nhân được tư vấn về bệnh đái tháo đường
Hàng trăm bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện Đà Nẵng đã được các bác sĩ tư vấn miễn phí về bệnh đái tháo đường.
Sáng 10/11, Bệnh viện Đà Nẵng đã tổ chức “Ngày hội tư vấn đái tháo đường”, hưởng ứng ngày đái tháo đường thế giới 14/11.
Tại ngày hội tư vấn, các bệnh nhân bị đái tháo đường đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP Đà Nẵng được các bác sĩ tư vấn về các biến chứng mạn ở bệnh nhân đái tháo đường, chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường, tự theo dõi đường máu cho bệnh nhân đái tháo đường tại nhà và cách xử lý hạ đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường tại nhà…
Phát biểu tại ngày hội tư vấn, BS.CK2 Nguyễn Thành Trung – Phó Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng – cho biết, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh, ngày càng phổ biến trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo các báo cáo dịch tễ học cho thấy bệnh đái tháo đường xuất hiện trên mọi miền của đất nước, ở nhiều đối tượng thành phần xã hội khác nhau, người giàu lẫn cả người nghèo. Và đặc biệt bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa do môi trường sống, chế độ ăn và vận động không hợp lý. Ở nước ta có khoảng 7 triệu người bị bệnh đái tháo đường.
Video đang HOT
Bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng tư vấn cho các bệnh nhân đái tháo đường
“Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng như mù lòa, suy tim, suy thận, cắt cụt chi… để lại nhiều di chứng và là gánh nặng y tế toàn cầu, của mỗi quốc gia. Đái tháo đường là một trong 7 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Việt Nam”, BS.CK2 Nguyễn Thành Trung thông tin.
Cũng theo bác sĩ Trung, Tổ chức y tế thế giới đã lấy 14 tháng 11 hằng năm là ngày đái tháo đường thế giới để toàn thế giới chung tay ngăn chặn căn bệnh này. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã đưa bệnh đái tháo đường nằm trong chương trình mục tiêu y tế quốc gia.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS: Hướng tới mục tiêu 90-90-90
Mục tiêu của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 diễn ra từ ngày 10/11- 10/12 là tăng cường các hoạt động dự phòng, xét nghiệm phát hiện HIV; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử HIV...
Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2018 diễn ra từ ngày 10/11-10/12, với chủ đề "Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020!".
90-90-90 là các mục tiêu do Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS phát động, gồm: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virus kiểm soát được số lượng virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Mục tiêu của Tháng hành động là tăng cường các hoạt động dự phòng, xét nghiệm phát hiện HIV; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV cũng như tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, bảo hiểm y tế và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân...
Các hoạt động truyền thông được đẩy mạnh, chú trọng vào lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm HIV và xét nghiệm định kỳ với nhóm có hành vi nguy cơ cao; lợi ích của việc tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Quảng bá các dịch vụ điều trị ARV tại địa phương; sự cần thiết, quyền lợi, mức đóng, mức hưởng và thủ tục tham gia cũng như cách sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh; lợi ích của dự phòng sớm lây nhiễm HIV, sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao caosu, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; đảm bảo tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS; không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS...
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, điểm cấp phát thuốc Methadone, điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã, cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
Tổ chức những chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ủng hộ, gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV; tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương; tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã phát hiện thêm 3.500 trường hợp nhiễm HIV, giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2017; số trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS giảm khoảng 27%.
Theo giadinhmoi
Xét nghiệm đường máu: Làm lúc nào, bao lần là đủ? Tùy theo mục đích của thầy thuốc điều trị xét nghiệm glucose máu sẽ được chỉ định khác nhau. Giá trị xét nghiệm glucose máu Bệnh đái tháo đường có nhiều thể, ĐTĐ1, ĐTĐ2, ĐTĐ thai nghén, ĐTĐ thể LADA..., điểm chung là đường glucose máu đều cao hơn bình thường. Do đó, xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán, điều trị và...