Hàng trăm bác sĩ ngủ ngay tại phòng mổ để thực hiện 16 ca ghép tạng trong 1 tuần
Ngày 19/8, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, bệnh viện này vừa trải qua một tuần căng thẳng nhưng đạt kết quả tốt đẹp khi thực hiện 16 ca ghép tạng từ hai người cho chết não và hiến tạng sống.
Các bác sĩ thực hiện ca ghép tạng tại BV Việt Đức
Tuần qua, các bác sĩ BV Việt Đức đã thực hiện các ca ghép phổi từ nguồn cho là người chết não. Người hiến tạng còn rất trẻ, bệnh nhân nhận phổi là ông N.V.K. trú tại Hà Nội. Năm nay bệnh nhân mới 38 tuổi, mắc bệnh giãn toàn bộ phế quản giai đoạn cuối, chỉ định ghép phổi tuyệt đối. Bệnh của ông K. khởi phát từ khi còn nhỏ, 10 năm nay diễn biến nặng, gần đây liên tục phải nhập viện phải thở máy và có oxy hỗ trợ.
Theo GS. Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tuần qua là tuần làm việc căng thẳng, chưa khi nào trong 1 tuần mà các bác sĩ của bệnh viện thực hiện tới 16 ca ghép tạng từ người cho sống và từ người cho chết não.
Trong đợt này, bệnh viện cũng đã điều phối tạng từ trong Nam ra Bắc. Bệnh viện Chợ Rẫy, khi có người chết não hiến tạng, bệnh viện đã chuyển 1 quả tim và 1 lá gan từ Chợ Rẫy ra để BV Việt Đức để tiến hành ghép cho bệnh nhân.
“Để thực hiện ca ghép đa tạng, bệnh viện có thể huy động 300 người cùng một lúc chứ không riêng gì các bác sĩ phòng mổ làm việc.
Ghép tạng rất căng thẳng, nếu không theo dõi từng phút sẽ nguy hiểm cho bệnh nhân nên các bác sĩ thường phải ăn, ngủ ngay tại phòng mổ. Có ca từ buổi chiều hôm trước đến 6h sáng hôm sau mới xong. Phòng mổ hoạt động 6 bàn mổ liên tục. Đến nay các bệnh nhân được ghép đều có kết quả tốt.” – GS. Giang chia sẻ.
GS Trần Bình Giang cho biết thêm, ghép tạng luôn luôn là cấp cứu vì không phải lúc nào cũng có tạng để ghép.
Video đang HOT
Theo Luật, chỉ cho phép lấy tạng từ người chết não nhưng muốn lấy tạng phải có sự chấp nhận của bản thân người hiến tạng. Ví dụ trước đó người ta đã đăng ký hiến tạng và có sự đồng ý của gia đình người hiến tạng mới được lấy tạng. Do phong tục tập quán, quan niệm của người dân Việt Nam về bảo toàn thi hài sau khi chết nên đến nay việc hiến tạng vẫn chưa được như mong muốn.
“Có những người gia đình bố mẹ đồng ý nhưng vợ hoặc chồng của người đó không đồng ý cũng không được lấy. Hi vọng thời gian tới nhận thức của cộng đồng về hiến tạng khi chết não cởi mở hơn, nhờ đó sẽ có nhiều cơ hội cứu được người bệnh.”- GS. Giang chia sẻ.
Sau đây là một số hình ảnh Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia phối hợp cùng Vietnam Airlines liên tục thực hiện vận chuyển nội tạng cứu sống nhiều người bệnh nặng:
Theo infonet
Hành trình của yêu thương
Bệnh viện Trung ương Huế- trung tâm y tế đầu tiên ghép tim bằng ê kíp bác sĩ người Việt, phối hợp với Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và một số bệnh viện lớn trong nước, vừa thực hiện thành công việc điều phối ghép tim xuyên Việt duy nhất trên thế giới bằng đường hàng không dân dụng.
Điều này không chỉ giúp các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối được hồi sinh một cách diệu kỳ mà còn khẳng định bước tiến vượt bậc, ngang tầm thế giới trong kỹ thuật ghép tạng chuyên sâu của Việt Nam.
Hiện 3 bệnh nhân đầu tiên được ghép tim xuyên Việt trong năm 2018 và đầu 2019 đều được theo dõi định kỳ tại bệnh viện với kết quả tốt, chưa có biến chứng.
Tim người chết não được kiểm tra lần cuối trước khi cấy ghép
Nguồn máu hiến cho người ghép tim được chuẩn bị đầy đủ
Trang thiết bị phục vụ quá trình cấy ghép tim được chuẩn bị đầy đủ
Vận chuyển tim của người chết não từ Hà Nội về Bệnh viện Trung ương Huế bằng máy bay
Máy móc báo hiệu trái tim người quá cố được hồi sinh kỳ diệu trong lồng ngực của người tiếp nhận
Bệnh nhân hồi sức sau khi được ghép tim
Bệnh nhi 15 tuổi suy tim giai đoạn cuối hoàn toàn bình phục sau khi được cấy ghép tim từ người chết não
Niềm hạnh phúc của ê kíp bác sĩ sau ca cấy ghép tim thành công
VĂN THẮNG
Theo SGGP
Người phụ nữ nhiễm HIV hiến thận: 'Tôi không muốn trở thành anh hùng của bất kỳ ai' Đây là ca ghép tạng đầu tiên thành công giữa 2 người nhiễm HIV do các bác sĩ phẫu thuật tại ĐH Y khoa Johns Hokins (Mỹ) thực hiện. Ca ghép này đánh dấu cột mốc mới cho nền y học thế giới. Người hiến thận là Nina Martinez, 35 tuổi, ở Atlanta, Mỹ. Chị là bệnh nhân đã sống với HIV gần...