Hải sản xông khói ở Bắc Âu
Từ thế kỉ 19, hải sản như tôm cá, lươn biển đã được xông khói như môt cách bảo quản trong thời gian môt vài tuần cho đến hàng tháng. Cá được xông khói và làm khô trong quá trình cháy của gỗ. Trước khi xông khói, người ta thường ngâm nuớc muối cho cá, sau đó khói của gỗ sẽ thêm hương vị và màu sắc. Cả 2 quá trình này giúp hải sản xông khói giữ được lâu hơn.
Có 2 phương pháp xông khói cho hải sản:
Hot Smoking: Còn gọi là nướng (barbecuing, kippering), quá trình này chỉ cần môt thời gian ngắn ngâm muối và xông khói ở nhiệt độ 32 độ C trong 2h đầu tiên và 65 độ C trong 4-8 tiếng sau. Cá được xông khói bằng phương pháp này thường hơi ướt, hơi mặn và chín đều. Phương pháp này chỉ bảo quản trong tủ lạnh được vài ngày.
Cold Smoking: Cần thời gian ngâm muối lâu hơn, nhiệt độ thấp hơn ( chỉ khoang 29-32 độ C) và thời gian xông khói cũng lâu hơn. Phương pháp này làm cho cá trở nên mặn hơn và khô hơn . Nếu Hải sản đuợc xử lí đúng bằng phuơng pháp này, ngươi ta có thể bảo quản trong tủ lạnh đến vài tháng
Tất cả các lọai hải sản đều có thể đuợc xông khói nhưng ngươi ta thường xông khói lọai hải sản nào có nhiều mỡ như cá hồi, Mackerel…vì chất béo từ cá tiết ra sẽ làm cá có hương vị của khói và màu sắc hấp dẫn hơn so với các lọai hải sản có ít chất béo (dễ trở nên khô).
Các lọai gỗ dùng để xông khói cho hải sản: Các loai gỗ không có nhựa cây như gỗ sồi, gỗ táo, gỗ thích (maple), không nên dùng các lọai gỗ có nhựa như gỗ thông ….
Hệ thống lò để xông khói:
Video đang HOT
…vào đây thơm phức
Môt mẻ cá sắp ra lò
Một mẻ tôm trứng xông khói giá chỉ khoang 12 euro 1 kg, thịt ngọt và hương vị đặc trưng:
Cá Mackerel xông khói:
Cá hồi (khoang 7 euro 1 khúc) khách du lịch vào mua nhiều vô kể:
Theo Vnphoto.net
Món ăn bài thuốc từ hải sâm
Theo Đông y, hải sâm vị mặn, tính ấm; vào tâm thận, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, giảm ho, tiêu độc, dưỡng huyết, nhuận táo và cầm máu.
Hải sâm còn có tên khác là dưa biển, sâm biển, đỉa biển, hải thử. Về mặt thực phẩm, hải sâm là thức ăn cao cấp, quý giá, sau khi chế biến có mùi thơm ngon hấp dẫn, thường có mặt trong các buổi yến tiệc rất sang trọng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Philippin... Người ta dùng hải sâm tươi hoặc phơi khô để chế biến. Do giàu dinh dưỡng và tác dụng không kém nhân sâm nên coi là nhân sâm biển.
Có nhiều loài hải sâm, trong đó hai loài hải sâm trắng và đen được sử dụng phổ biến hơn cả:
Hải sâm trắng (Holothuria scabra) có lưng màu xám, nhạt dần hai bên, bụng trắng, dài 40 - 50 cm, cũng có khi đến 60 - 70 cm.
Hải sâm đen (Holothuria vagabunda) có thân màu đen, bụng nhạt màu hơn, dài 30 - 40 cm.
Ngoài 2 loài trên, khu vực biển Việt Nam còn có hải sâm vú (Microthele nobitis Selenka), hải sâm mít (Actinopyga echinites Jaeger). Hải sâm là thức ăn, là dược liệu quý nên nhiều nước đã tổ chức nuôi để khai thác và bảo vệ nguồn hải sản này.
Theo Đông y, hải sâm vị mặn, tính ấm; vào tâm thận, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, giảm ho, tiêu độc, dưỡng huyết, nhuận táo và cầm máu. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, các chứng chảy máu, ho, di tinh, liệt dương, tiểu rắt tiểu buốt, táo bón...
Liều dùng: Thông thường 15 - 20g khô; nấu, hầm, rang, nướng...
Các thực đơn có hải sâm để chữa bệnh:
Cháo hải sâm: hải sâm 20g, gạo 100g nấu cháo, ăn bữa điểm tâm sáng. Dùng cho các trường hợp tăng huyết áp, xơ mạch, suy nhược sút cân, thân nhiệt thấp, da khô nhẽo.
Canh thịt heo hải sâm mộc nhĩ: hải sâm, thịt heo, mộc nhĩ, liều lượng tuỳ ý, thêm gia vị, nấu dạng canh xúp. Dùng cho các trường hợp kích ứng trầm cảm thất thường, táo bón.
Hải sâm nước gừng tiểu hồi: hải sâm 15g, ngâm nước cho mềm, rồi đảo qua nước sôi, thêm nước hàng và tiểu hồi nấu nhừ, khi ăn thêm mấy lát gừng giá nát. Dùng cho các trường hợp suy nhược lão hoá sớm, di hoạt tinh liệt dương.
Hải sâm hầm thịt dê: Hải sâm 30g, thịt dê 120g. Hải sâm ngâm nựớc cho mềm. Cả hai thứ đều thái lát thêm gia vị nấu dạng xúp. Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, tiểu giắt, người cao tuổi suy nhược, lạnh tay chân.
Hải sâm hầm lòng lợn: Hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng lợn làm sạch thái lát, thêm gia vị và nước với liều lượng thích hợp, nấu xúp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay bàn chân nóng) hay có khối u.
Hải sâm 500g, bạch cập 250g, mai rùa 1 cái. Sao vàng, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 25g với nước ấm. Dùng cho người lao phổi rất tốt.
Hải sâm 50g, tỏi 30g, gạo 100g. Tất cả nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng trong ngày có tác dụng bổ khí huyết, hạ huyết áp.
Hải sâm 50g, đỗ trọng 5g. Cho vào nồi, thêm nước luộc gà (200 ml). Nấu cho nhừ, ăn 1 lần trong ngày có tác dụng bổ gan hạ huyết áp.
Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học kỹ thuật quốc gia nghiên cứu dạng rượu gồm hải sâm và 3 loại rắn lấy tên là "Rượu Hải sâm - tam xà" làm thuốc bổ mạnh gân xương.
Kiêng kỵ: Người bị tiêu chảy, đàm thấp không được dùng.
Theo TS. Nguyễn Đức Quang
SK&ĐS