Hải Phòng đẩy mạnh phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh
Nhiều năm gần đây, công tác phần luồng, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên tại Hải Phòng đạt kết quả khả quan.
Sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng trải nghiệm thực tế.
Thay đổi nhận thức
Đang theo học tại Trung tâm GDTX Hải Phòng theo mô hình lớp 9 (phương thức đào tạo song song giữa văn hóa và nghề), em Bùi Diệu Linh (SN 2005) nhận thấy hướng đi mà mình đã lựa chọn rất phù hợp và được sự ủng hộ của gia đình.
Linh chia sẻ: “Em lựa chọn học lớp 9 vì em muốn được đi làm sớm. Bản thân thích nấu ăn nên em chọn nghề chế biến món ăn theo chương trình Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng liên kết đào tạo với Trung tâm.
Hiện Linh đang học năm thứ 2 chương trình văn hóa và trung cấp nghề. Sau đó, em chọn học liên thông lên hệ cao đẳng để sau này ra trường có cơ hội việc làm tốt.
“Sáng em học văn hóa, chiều học nghề, thời gian học sát nhau và hơi vất vả so với các bạn chỉ học văn hóa. Nhưng em xác định khi ra trường em được cả 2 bằng và có thể đi làm bằng nghề mình yêu thích nên cố gắng. Điều quan trọng, khi học nghề chúng em chỉ dành 20% thời gian học lý thuyết, còn lại là 80% thực hành, rất phù hợp. Vừa qua lớp em cũng hoàn thành 2 tháng thực tập ở Công ty Golden Gate (Công Ty CP Thương Mại Dịch Vụ Cổng Vàng), đây là kì thực tập ý nghĩa để chúng em cọ xát nghề và trưởng thành”.
Quá trình học nghề Linh cũng như hơn 20 bạn học viên trong lớp được thầy cô tận tình dạy bảo, tư vấn, định hướng nghề phù hợp. Hơn nữa, qua nhà trường và các mối quan hệ khác, Linh và nhiều bạn trong lớp đã có một số doanh nghiệp chờ sẵn để đón các em vào làm.
Nghề Kĩ thuật chế biến món ăn là nghề nhiều sinh viên theo học.
Thầy Vũ Thế Thuy – Phó Giám đốc Trung tâm GDTX Hải Phòng chia sẻ: Sau 2 năm trung tâm đẩy mạnh vấn đề phân luồng, định hướng nghề thì số lượng học sinh theo học lớp 9 ngày càng đông.
Năm đầu tiên mô hình đào tạo này chỉ đón được 24 học sinh, nhưng sang năm thứ 2 đã có 44 em theo học. Năm học này, Trung tâm đón nhận 70 học sinh.
Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng liên kết với Trung tâm GDTX tạo thuận lợi cho học viên vừa học văn hóa, vừa học nghề. Với tinh thần vì người học, thay vì các em phải di chuyển đoạn đường xa đến Trung tâm để học văn hóa thì những học sinh sẽ học trực tiếp tại Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng (xã Nam Sơn, huyện An Dương). Thầy cô giáo chủ nhiệm và giáo viên văn hóa của Trung tâm sẽ sang đó để dạy lớp văn hóa cho các em. Các buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt động phong trào của Trung tâm học sinh sẽ được Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng bố trí xe ô tô đưa đón các em đến Trung tâm, nên rất thuận tiện.
Video đang HOT
Đẩy mạnh truyền thông
Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng hiện có 1.600 học sinh, sinh viên theo học cả 6 chuyên ngành đào tạo, trong đó tập trung lĩnh vực Kĩ thuật chế biến món ăn và Quản trị khách sạn. 2 ngành này có số sinh viên theo học đông, chiếm tới 65% tổng sinh viên.
Theo cô Mai Thị Huệ – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng, các ngành hiện nhà trường đang đào tạo đều vô cùng cần thiết với sự phát triển của ngành du lịch.
Hàng năm để chiêu sinh, nhà trường kết hợp với các đơn vị, các trường phổ thông để tư vấn, định hướng nghề cho học sinh, nhất là học sinh lớp 12. Các em được bộ phận tuyển sinh của nhà trường truyền thông, tư vấn, phân tích, mô tả về đặc thù nghề, xu hướng phát triển của nghề trong sự phát triển của xã hội.
Sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng trong giờ học.
Quá trình học sinh nộp hồ sơ nhập học sẽ được thầy cô tư vấn chuyên sâu. Khi nhập học, các em được tham quan, trải nghiệm nghề để hình dung và xác định rõ nghề mình theo đuổi. Quá trình học nghề, sinh viên được xuống doanh nghiệp thực tập nghề nghiệp với 2 cố vấn nghề là các trưởng bộ phận tại doanh nghiệp và giảng viên chuyên môn.
Trước khi tốt nghiệp, sinh viên được tham gia ngày hội nghề nghiệp để được tư vấn, tuyển dụng, tạo cơ hội việc làm. Vậy nên những sinh viên kiên định theo nghề sau tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay khi tốt nghiệp và theo đúng vị trí mình ứng tuyển.
Ngoài kênh tuyên truyền tuyển sinh truyền thống như: gặp học sinh trên lớp, hội nghị tuyển sinh,nhà trường còn mời học sinh trải nghiệm nghề nghiệp tại trường, tư vấn hỏi đáp tuyển sinh trực tuyến; truyền thông các hoạt động đào tạo, các sự kiện của trường trên nền tảng mạng xã hội…
Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng có cơ sở vật chất hiện đại mang tầm quốc tế và đội ngũ giảng viên chất lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo.
Cô Huệ cho hay, nhà trường và doanh nghiệp là 2 chủ thể quan trọng không thể tách rời trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng luôn quan tâm xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp để sinh viên vừa học tại trường, vừa thực tập tại doanh nghiệp theo đúng chuyên ngành đào tạo. Từ đó các em được rèn kĩ năng và thạo nghề, có việc làm, có thu nhập và làm chủ tương lai của mình.
Là trường đào tạo nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, thuộc tốp các trường đào tạo chất lượng cao, chiến lược của Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng trong các năm tiếp theo là liên tục đổi mới các phương pháp đào tạo tiếp cận năng lực thực hiện công việc theo vị trí việc làm, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp theo mô hình 3 ngày tại trường, 3 ngày tại doanh nghiệp; ngoại ngữ và kĩ năng mềm là những Mô đun đào tạo cốt lõi song song cùng chuyên ngành, cô Huệ chia sẻ.
Thầy Vũ Thế Thuy cho hay, hiện nay vấn đề hướng nghiệp cho học sinh rất quan trọng khi toàn ngành đang thực hiện đổi mới giáo dục. Quá trình tư vấn cho học sinh chọn nghề, chọn tổ hợp môn học văn hóa trong nhà trường được Trung tâm chú trọng. Trường hiện có 140 học sinh theo học phổ thông trong đó có trên 70 em theo học song bằng. Đó là kết quả khả quan trong công tác định hướng nghề. Việc Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng kết hợp đào tạo với Trung tâm là hướng đi đúng đắn bởi nhân lực cho ngành du lịch hiện nay rất cần.
Tuy nhiên, điều mà thầy Thuy còn trăn trở đó là hiện nay, khi nhắc đến Trung tâm GDTX nhiều người còn hằn sâu tư tưởng về “bổ túc văn hóa” mà không nghĩ đến các loại hình đào tạo khác mà trung tâm đang làm rất tốt.
Chính vì thế, vấn đề đẩy mạnh truyền thông được nhà Trung tâm chú trọng. Trung tâm truyền thông bằng nhiều hình thức, trực tiếp kết hợp trực tuyến; truyền thông qua giáo viên, học sinh, phụ huynh và minh chứng bằng kết quả đào tạo thực chất.
Trẻ lớp 1 ở TP.HCM đi học, phụ huynh mong có thêm biện pháp an toàn
Mong con sớm được đi học trở lại, nhiều phụ huynh hy vọng nhà trường có biện pháp phòng, chống dịch để bảo vệ học sinh trong bối cảnh các em chưa được tiêm vaccine.
Theo quyết định tổ chức dạy học trực tiếp do UBND TP.HCM ban hành, từ ngày 13/12, ngoài khối 9 và 12 đi học như dự kiến, học sinh lớp 1 cũng được ưu tiên cho đến trường.
Quyết định này khiến nhiều phụ huynh có con học lớp 1 có phần bất ngờ vì trong các kế hoạch mở cửa trường vào tháng 12 của thành phố chỉ thấy đề cập khối 9 và 12.
Học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Thạnh An (Cần Giờ) được đến trường hồi 20/10. Ảnh: Chí Hùng.
Mong giáo viên quan sát kỹ hơn
Nghe tin thành phố cho học sinh lớp 1 tới trường từ giữa tháng 12, chị Trần Kim Thanh (thành phố Thủ Đức) có chút bất ngờ nhưng thở phào nhẹ nhõm.
"Mình đã tìm hiểu và biết trẻ em có sức đề kháng cao, chẳng may mắc Covid-19 cũng không bị nặng. Thời gian qua, con đã quen với các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay, cộng với sự quản lý của thầy, cô ở trường nên mình không quá lo", chị Thanh nói.
Người mẹ này cho rằng các con học online một thời gian khá dài, ảnh hưởng cả chất lượng học tập lẫn tinh thần học sinh. Bố mẹ cũng không kiểm soát hết thời gian con xem tivi, điện thoại. Do đó, học sinh được đến trường vẫn tốt hơn.
Chị Nguyễn Thị Duyên (quận 8, TP.HCM) cũng mong con được đi học trực tiếp vì lớp 1 cần được các cô "cầm tay chỉ việc". Nhưng cho con đến trường vào thời điểm này, chị vẫn còn đôi chút băn khoăn, trong đó có việc học sinh lớp 1 chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19.
"Bây giờ con đi học lại cũng tốt nhưng vì chỉ thí điểm nên chưa tổ chức bán trú, sáng đưa đi trưa đón về cũng có phần bất tiện cho phụ huynh. Tôi đang hỏi ý kiến nhà trường xử lý thế nào", chị Duyên cho biết.
Nữ phụ huynh mong muốn cho con tiếp tục học online đến qua Tết Nguyên đán rồi xem xét tiếp tình hình. Nhưng chị vẫn để ngỏ khả năng cho con đi học lại nếu số đông phụ huynh của lớp cho trẻ đến trường.
Con chưa tiêm vaccine cũng là lý do khiến chị Ngọc Trâm (quận Bình Thạnh) lưỡng lự khi cho con 6 tuổi đi học vào lúc này.
"Tôi được biết trong thời gian tới, trẻ 3-12 tuổi cũng được tiêm vaccine Covid-19. Nếu con tiêm rồi mới đi học thì an tâm hơn", chị Trâm chia sẻ.
Dù vậy, nữ phụ huynh này vẫn nghiêng về phương án cho con đến trường với mong muốn trẻ được tiếp xúc thầy cô, bạn bè và có không gian vận động nhiều hơn thay vì suốt ngày nhìn màn hình máy tính. Chị cho biết sẽ tìm hiểu thêm các biện pháp phòng dịch ở trường ra sao rồi quyết định có đưa con đến trường hay không.
"Nếu chia nhỏ lớp, giáo viên quan sát, để mắt đến các con trong suốt thời gian ở trường, phát hiện cháu nào bỏ khẩu trang thì tôi đỡ lo hơn", nữ phụ huynh nói.
TP.HCM thí điểm cho trẻ lớp 1 đến trường trong hai tuần, từ ngày 13/10. Ảnh minh họa: Chí Hùng.
Vẫn duy trì dạy online cho học sinh chưa thể tới trường
Thấu hiểu những băn khoăn của phụ huynh, một lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM chia sẻ lớp 1 là khối mới chuyển từ mầm non lên, do dịch bệnh nên chưa được đến trường. Thời gian học vỡ lòng không có sự kèm cặp trực tiếp của thầy cô nên bị ảnh hưởng nhiều. Do đó, khi điều kiện dịch bệnh được kiểm soát, thành phố ưu tiên cho học sinh lớp 1 đi học trước.
Về việc học sinh lớp 1 là khối duy nhất trong ba khối trở lại trường chưa được tiêm vaccine, lãnh đạo sở cho hay khi các em đi học, trường có biện pháp đảm bảo an toàn. Sở Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể cho những trẻ chưa tiêm vaccine. Tiêm vaccine chỉ là một trong những điều kiện đảm bảo an toàn. Những học sinh chưa tiêm vẫn phải được đảm bảo quyền lợi trở lại trường.
Ngoài việc thí điểm cho học sinh lớp 1 đi học lại, sở vẫn chỉ đạo các trường duy trì việc dạy học online. Đối với những em còn kẹt ở tỉnh, chưa thể quay lại TP.HCM hoặc trường hợp phụ huynh chưa muốn cho con đến lớp, các trường thực hiện dạy trực tuyến theo một lịch riêng.
Trước khi cho học sinh đến lớp, các trường tổ chức họp phụ huynh, thống nhất, phổ biến biện pháp phòng dịch. Cán bộ, công nhân viên, giáo viên của trường đều phải được tập huấn, diễn tập tình huống có thể xảy ra, trong đó đặc biệt lưu ý khả năng có F0 ở trường.
Tại chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 27/11, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng cho biết sở sẽ ban hành cẩm nang phòng, chống dịch trong nhà trường. Với những học sinh chưa hoặc không thể tiêm vaccine, sở sẽ có lưu ý thêm.
UBND TP.HCM đã quyết định thí điểm dạy học trực tiếp với học sinh lớp 1, 9, 12 trong hai tuần, từ ngày 13/12. Trẻ mẫu giáo 5 tuổi bắt đầu đến trường từ 20/12. Riêng huyện Cần Giờ, học sinh tất cả khối lớp, độ tuổi từ mầm non đến THPT đi học trực tiếp.
Sau hai tuần thí điểm, thành phố sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm. Sau đó, sở GD&ĐT và sở Y tế sẽ tham mưu cho UBND TP.HCM quyết định việc mở rộng quy mô cho học sinh đến trường.
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Sáng 2/12, Bộ GD&ĐT tổ chức Tọa đàm "Mô hình văn hóa ứng xử trong trường học" với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học cùng các đại biểu đại diện cho các cơ sở giáo dục trong cả nước. Quang cảnh buổi tọa đàm Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết: Văn...