Hải Phòng: Có giáo viên phải ghi thêm hơn 500 phiếu nhận xét học sinh
Năm học 2020 – 2021, giáo viên và học sinh tại các trường THCS, THPT ở Hải Phòng phải làm thêm phiếu nhận xét, đánh giá môn học.
Hồ sơ của học sinh THCS, THPT dày thêm hàng chục trang vì phiếu đánh giá, nhận xét môn học – ẢNH L.T
Thời gian gần đây, Thanh Niên nhận được phản ánh của nhiều phụ huynh và giáo viên tại các trường THCS, THPT ở Hải Phòng về việc phải làm thêm rất nhiều phiếu đánh giá, nhận xét vào cuối năm.
Chị N.H.G (phụ huynh học sinh một trường THPT tại Q.Hồng Bàng) cho biết: “Vừa rồi tôi phải làm cho 2 con mỗi cháu 13 tờ nhận xét tương ứng với 13 môn học. Đây là lần đầu tôi thấy làm nhiều như thế này. Trước khi đến lượt tôi nhận xét vào phiếu thì 2 cháu đã mất khá nhiều thời gian để điền vào phần tự đánh giá của mình”.
Trong khi đó, một giáo viên THPT tỏ ra khá bức xúc với phiếu đánh giá, nhận xét đang phải thực hiện như hiện nay: “Mỗi học sinh có 13 tờ tương ứng với 13 môn. Mỗi lớp có từ 30 – 40 học sinh. Như tôi được phân công 5 lớp. Như vậy, phải làm đến khoảng 200 tờ nhận xét, đánh giá. Có đồng nghiệp dạy nhiều lớp thì còn phải viết tới khoảng 600 tờ. Rất mất thời gian, công sức”.
Đáng chú ý, trong khi phải làm thêm hàng trăm phiếu nhận xét, đánh giá này, các giáo viên vẫn phải làm nội dung tương tự vào sổ liên lạc điện tử và học bạ. “Theo Thông tư Số 26/2020/TT-BGDĐT thì không có quy định làm phiếu đánh giá, nhận xét học sinh. Thời đại 4.0 mà lại tốn kém tiền giấy, tiền in ấn và thời gian để viết hàng đống phiếu nhận xét. Hồ sơ học sinh tự dưng dày thêm hàng chục trang giấy. Trong khi chúng ta có sẵn học bạ và sổ liên lạc điện tử rồi. Rất bất cập!”, một giáo viên THCS ở Q.Lê Chân cho biết.
Một số lãnh đạo trường THCS ở Hải Phòng cũng thừa nhận, nhiều giáo viên có ý kiến về việc làm thêm phiếu đánh giá này.
Liên quan đến việc này, một lãnh đạo Văn phòng Sở GD-ĐT TP.Hải Phòng cho biết, việc làm thêm phiếu nhận xét đánh giá học sinh là nhiệm vụ phải làm theo thông tư mới về kiểm tra, đánh giá học sinh.
Video đang HOT
Cụ thể, ngày 26.8, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 26 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. Theo thông tư này, thay vì tính điểm trung bình mỗi môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học đối với các môn học đánh giá bằng cách cho điểm, thì nay vừa phải đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối với tất cả các môn học trong chương trình.
Thực hiện thông tư trên, Sở GD-ĐT TP.Hải Phòng đã tổ chức tập huấn để các trường thực hiện. Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP.Hải Phòng, sau khi kết thúc năm học, mỗi học sinh được giáo viên môn học phát cho một tờ phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh. Học sinh tự nhận xét, đánh giá về bản thân đối với mỗi môn học, rồi chuyển phụ huynh cho ý kiến. Sau khi phụ huynh cho ý kiến, giáo viên nhận xét vào phiếu rồi mới chuyển về Ban giám hiệu nhà trường.
Trước những bất cập về cách triển khai thông tư trên ở TP.Hải Phòng, các giáo viên hy vọng Sở GD-ĐT có sự điều chỉnh hợp lý.
Thanh Niên đã chuyển những ý kiến của phụ huynh, giáo viên tới lãnh đạo Sở GD-ĐT, tuy nhiên chưa nhận được phản hồi.
Thiếu minh bạch và nhất quán trong triển khai sách giáo khoa mới
Có tới bốn bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 bị phát hiện hàng loạt "sạn" cần được chỉnh sửa nhưng đến thời điểm này, Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và ào tạo), đơn vị tổ chức thẩm định lại không công bố công khai giải pháp khắc phục.
Trong khi đó, SGK lớp 2 do Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục biên soạn lại "biến mất" hai bộ so với lớp 1, khiến cho nhiều giáo viên, phụ huynh bức xúc bởi sự thiếu nhất quán của đơn vị này.
Sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 của NXB Giáo dục biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chưa công khai trong chỉnh sửa lỗi
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời điểm giữa học kỳ 1, năm học 2020-2021, trong cả năm bộ SGK lớp 1 đưa vào dạy học đều phát hiện khá nhiều "sạn", gây nên những ý kiến trong dư luận xã hội. Ngay sau đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T), các nhà xuất bản, tác giả biên soạn SGK đã rà soát và chỉnh sửa.
Trong đó, bộ sách "Cánh Diều" do NXB ại học Sư phạm và NXB ại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh biên soạn được Vụ Giáo dục Tiểu học lấy ý kiến rộng rãi cả trong, ngoài ngành giáo dục và thực hiện công khai chỉnh sửa kịp thời.
ối với bốn bộ SGK do NXB Giáo dục tổ chức biên soạn cũng được chính đơn vị này khẩn trương mời các nhóm tác giả phối hợp đội ngũ biên tập viên, ban tổng biên tập rà soát, kiểm tra lại; tiếp thu những phản hồi từ giáo viên, cha mẹ học sinh để điều chỉnh một số nội dung.
Báo cáo gửi Bộ GD và T của NXB Giáo dục cho thấy, qua rà soát các bộ SGK lớp 1 thì bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" phải sửa lỗi trong hơn 37 trang; bộ "Chân trời sáng tạo" phải sửa lỗi ở bảy trang; bộ "Cùng học để phát triển năng lực" phải sửa lỗi trong hơn 24 trang; bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" phải sửa lỗi ở một trang. Những dự kiến chỉnh sửa lỗi đã được đề xuất lên đơn vị tổ chức thẩm định.
Trả lời sau khi NXB Giáo dục có đề xuất chỉnh sửa SGK, TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học cho biết, khi nhận được báo cáo, Bộ GD và T đã triển khai rà soát và gửi hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định thảo luận, xem xét trên nhiều yếu tố; thậm chí có cả những đối thoại với tác giả về các nội dung liên quan để thống nhất công bố những vấn đề cần điều chỉnh.
Tuy nhiên, đến nay đã hơn ba tháng, Vụ Giáo dục Tiểu học cũng như Hội đồng thẩm định đều vẫn chưa công bố công khai lỗi trong bốn bộ SGK của NXB Giáo dục. Vì sao cả năm bộ SGK đều được rà soát lỗi nhưng cơ quan tổ chức thẩm định lại chỉ công bố công khai chỉnh sửa lỗi của một bộ, còn bốn bộ khác thì không công bố công khai?
Khi bốn bộ SGK lớp 1 chưa được công bố công khai chỉnh sửa thì ngày 8-3 vừa qua, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học, Thái Văn Tài ký Công văn số 897/BGDT-GDTH yêu cầu các địa phương, các trường, khảo sát, đánh giá chương trình, SGK lớp 1 sau một học kỳ triển khai.
Nhiều ý kiến cho rằng, các lỗi trong bốn bộ SGK lớp 1 chưa được công khai chỉnh sửa thì việc tiếp tục khảo sát, đánh giá SGK lớp 1 là thiếu hợp lý. Trước những thắc mắc của dư luận, nhiều lần chúng tôi đặt câu hỏi với đồng chí Thái Văn Tài nhưng vẫn không nhận được câu trả lời.
Không nhất quán trong biên soạn SGK
Cùng với nhiều "sạn" chưa được khắc phục, theo tìm hiểu của chúng tôi, thời điểm cuối tháng 6-2020 (khi các bộ SGK lớp 1 chưa được đưa vào dạy học), NXB Giáo dục đã họp để rà soát công tác biên soạn SGK. Theo thông báo kết luận của Chủ tịch Hội đồng Thành viên (do Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Hoàng Lê Bách ký) thì NXB Giáo dục tái cơ cấu các bộ SGK bởi nguồn lực trí tuệ, đội ngũ tác giả đang bị phân tán ở các bộ sách; tỷ lệ chọn chưa tương xứng với tiềm lực và kinh nghiệm; công tác triển khai thị trường, tiếp thị cũng phát sinh những vấn đề phải phân tích, điều chỉnh...
ầu tháng 8-2020, Chủ tịch Hội đồng Thành viên NXB Giáo dục Nguyễn ức Thái ký văn bản phổ biến nội dung thông tin về việc hợp nhất các bộ SGK để thống nhất trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Mới đây, Bộ GD và T công bố quyết định phê duyệt, SGK lớp 2 chỉ còn ba bộ: "Cánh Diều" (do NXB ại học Sư phạm và NXB ại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh biên soạn); "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo" (do NXB Giáo dục biên soạn).
Như vậy, so với SGK lớp 1 thì đã không còn hai bộ SGK: "Cùng học để phát triển năng lực"; "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" (do NXB Giáo dục biên soạn). iều đó gây nhiều lo lắng trong giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh. Bởi SGK dù được viết trên cơ sở chương trình chung do Bộ GD và T ban hành nhưng mỗi bộ đều có cách tiếp cận, triển khai, biên soạn và mang bản sắc riêng. Việc đột ngột dừng biên soạn hai bộ SGK chỉ sau một năm triển khai cần được làm sáng tỏ nguyên nhân vì điều này ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học.
GS, TS, Nhà giáo Ưu tú Lã Nhâm Thìn (nguyên Trưởng Khoa Ngữ văn, Trường đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, làm SGK cần rất cẩn trọng, mất nhiều công sức, trí tuệ, nghiên cứu chương trình, lập đề cương tổng thể của từng cấp học. Sau đó, người làm sách phải xác lập được cấu trúc, mô hình sách cho cả SGK, sách giáo viên và sách bài tập. Bên cạnh đó, các tác giả phải lựa chọn ngữ liệu và bàn bạc lấy ý kiến nên sử dụng ngữ liệu nào cho phù hợp. SGK phải thể hiện được tinh thần đổi mới, phát huy được phẩm chất và năng lực của học sinh...
Vì vậy, tiếp tục biên soạn hay loại bỏ SGK phải trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, hai bộ SGK "biến mất" không vì lý do khoa học và ý nghĩa thực tiễn bởi chưa có một hội nghị thẩm định nào để xác định là chất lượng của các bộ sách bị loại là không đạt yêu cầu.
GS, TS, Nhà giáo Nhân dân ỗ Thanh Bình (nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, nếu là hợp nhất các bộ SGK như NXB Giáo dục công bố thì tỷ lệ kiến thức mỗi bộ phải là 50% hoặc hai nhóm tác giả cùng ngồi lại với nhau để có phương án giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, ở đây, có dấu hiệu của sự coi thường kiến thức khoa học, không bình đẳng, thiếu minh bạch trong việc loại hai bộ SGK.
TS Giáp Văn Dương, chuyên gia giáo dục cho rằng: Giáo dục không phải là những thí nghiệm ngẫu hứng trên quy mô rộng. Việc tung ra bốn bộ SGK của NXB Giáo dục cùng một lúc, rồi sau một năm lại thu gọn còn hai bộ đã gây hoang mang cho các trường chọn sử dụng hai bộ SGK bị loại.
Bộ GD và T lẽ ra cần thẩm định năng lực của NXB Giáo dục kỹ hơn khi đồng ý cho tổ chức làm bốn bộ SGK cùng một lúc. Khi NXB Giáo dục có quyết định hợp nhất bốn bộ SGK thành hai bộ như chính đơn vị này công bố, thì với quyền hạn của mình, Bộ GD và T hoàn toàn có thể yêu cầu chuyển giao hai bộ SGK mang đi hợp nhất chuyển sang NXB khác tiếp quản và tiếp tục phát triển. Như vậy vừa bảo đảm có nhiều bộ SGK cùng lưu hành như chủ trương của Bộ GD và T, vừa giữ được sự nhất quán và quyền lợi của các trường, các thầy cô và học sinh.
Nhiều chuyển biến trong chất lượng giáo dục ở Trường THPT Cẩm Thủy I Vượt qua không ít khó khăn, thách thức, giờ đây Trường THPT Cẩm Thủy I đã có sự đổi thay về mọi mặt so với những ngày đầu thành lập. Trong những năm qua, với sự đoàn kết, cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh (HS) cùng sự sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động giáo dục,...