Hải kim sa – thuốc thông lâm, thanh nhiệt, lợi thấp
Hải kim sa là bào tử khô của dây bòng bong (Hải kim sa) (Lygodium japonicum), thuộc họ bòng bong (Schiraeaceae).
Thu hái vào tháng 8 hoặc 9, cắt những cành lá hải kim sa vừa mới chín, phơi khô, đập lấy những bào tử nhỏ màu nâu vàng ở dưới lá, rây bỏ cành lá đi là được.
Theo Đông y, dây bòng bong vị ngọt, tính hàn; vào kinh bàng quang và tiểu trường. Tác dụng thông lâm, thanh nhiệt, lợi thấp. Trị tiểu ra mủ, sỏi, lậu nhiệt, tiểu đau buốt. Ngày dùng 4 – 12g, có thể đến 63g, dây bòng bong 20 – 63g.
Bài thuốc có hải kim sa
Lợi niệu thông lâm: trị tiểu ít, đỏ, tiểu có nhớt có sỏi, tiểu buốt.
Bài 1 – Thuốc bột hải kim sa: hải kim sa 63g, hoạt thạch 63g, cam thảo cành 12g. Các vị nghiền bột. Mỗi lần uống 8g; uống với nước sắc 20g mạch môn đông. Trị tiểu rắt buốt, tiểu đỏ.
Bài 2: hải kim sa 63g, hoạt thạch 20g, bạch mao căn 20g, cây đồng tiền 125g, cây mã đề 12g. Sắc uống. Trị tiểu nhỏ giọt, tắc do kết sỏi trong niệu đạo.
Bài 3: hải kim sa 15g, khiên ngưu tử 30g (nửa để sống, nửa sao chín), cam toại 15g. Nghiền bột, trộn đều. Mỗi lần dùng 8g, đun với 1 bát nước, uống trước bữa ăn hàng ngày. Chữa toàn thân phù thũng, bụng trướng căng, không thở được.
Hải kim sa (bào tử khô của dây bòng bong) là vị thuốc trị tiểu rắt buốt, tiểu đỏ do sỏi niệu quản.
Giải độc chữa mụn nhọt: trị ung nhọt, mụn lở và bỏng loét.
Bài 1: dây bòng bong 63g, rễ mã lan 63g. Sắc uống. Trị viêm vòm miệng do nấm.
Bài 2: hải kim sa 30 – 63g. Sắc bằng rượu loãng để uống. Trị viêm tuyến vú.
Bài 3: dây bòng bong tươi giã nát đắp chỗ đau, ngày 2 lần. Trị lên sởi nổi mụn.
Bài 4: hải kim sa, ké đầu ngựa, nhân trần, phèn chua, phèn sắt, phèn đồng, thục địa, lượng như nhau. Các vị nghiền bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 12g, chiêu với nước đun sôi. Trị giun móc.
Video đang HOT
Một số bài thuốc khác
Chữa ăn uống khó tiêu, bụng ngực đầy trướng do thấp trệ: hải kim sa 30g, bạch truật 8g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang
Chữa viêm gan: hải kim sa 15g, nhân trần 30g, xa tiền thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang
Chữa đi lỵ ra máu: dây và lá bòng bong 60 – 90g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa phụ nữ bị bạch đới: dây và lá bòng bong 100g, thịt lợn nạc 100 – 150g. Hầm kỹ, bỏ bã thuốc, ăn thịt và uống nước canh.
Kiêng kỵ: Người âm hư không bị thấp cấm uống.
Hoa thiên lý có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng
Hoa thiên lý thường được sử dụng như một loại rau, rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ ngon miệng mà còn còn đem đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy hoa thiên lý có tác dụng gì?
Cây thiên lý là một loại cây leo được trồng phổ biến tại Việt Nam. Cây thiên lý còn có tên khác là dạ lài hương, cây hoa lý..., tên tiếng Anh là Pergularia minor Andr.
Cây thiên lý là một loại cây thân thảo, dây leo, không có tua cuốn, thân dài từ 1-10 m, có màu lục ánh vàng. Lá thiên lý có hình tim, phiến lá dài 4-12 cm, rộng 3-10 cm, lông trải đều trên gân lá. Hoa thiên lý mọc thành chùm dưới nách lá, thường có màu vàng. Mỗi bông hoa thiên lý thường có 5 cánh, cuống hoa dài 0,5-1,5 cm.
Hoa thiên lý thường ra vào khoảng tháng 5 đến tháng 10, sau đó kết quả từ tháng 10 đến tháng 12. Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện địa lý và thời tiết, nhiều vùng trồng được cây thiên lý nên tiêu thụ trên thị trường quanh năm.
Trên cây thiên lý, cả lá và hoa thiên lý đều sử dụng để ăn được, tuy nhiên hoa thiên lý được bán phổ biến hơn cả. Mặc dù gọi là hoa nhưng hoa thiên lý thường được chế biến như một loại rau. Hoa thiên lý có vị hơi ngọt, hơi hăng và có mùi thơm đặc trưng.
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm... Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao...
Tác dụng chung của cây thiên lý
Tác dụng của lá thiên lý:
- Giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả
- Sát trùng, kháng viêm, chống lở loét, kích thích mọc da non
- Chữa trĩ ngoại và sa dạ con
- Chữa viêm giác mạc, viêm kết mạc do sởi, mắt mờ do màng mộng.
Tác dụng của rễ thiên lý:
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
- Tăng cường sức đề kháng
- Chống rôm sảy ở trẻ em.
Ngoài ra, rễ cây thiên lý còn có thể được sử dụng để chữa chứng tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra máu...
Hoa thiên lý có tác dụng gì?
1. Giúp an thần, điều trị chứng mất ngủ
Hoa thiên lý có tác dụng an thần, chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả. Bạn có thể dùng hoa thiên lý nấu canh, nấu với thịt băm, hoa thiên lý xào thịt bò... Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng bài thuốc bao gồm hoa thiên lý, tâm sen và hoa nhài, đem rửa sạch rồi nấu lấy nước uống hàng ngày, dần dần tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện.
2. Điều trị bệnh trĩ
Để chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý, cần chuẩn bị 100 g hoa hoặc lá thiên lý non, đem rửa sạch, sau đó giã nát cùng với một ít muối hạt. Thêm một ít nước lọc rồi chắt lấy nước. Sau đó, dùng bông gòn tẩm vào nước này, chấm trực tiếp lên búi trĩ, cuối cùng là rửa sạch lại bằng dung dịch nước muối loãng.
3. Tốt cho người vô sinh
Những người vô sinh do tiếp xúc nhiều với chì có thể sử dụng hoa thiên lý để cải thiện tình hình. Hãy chế biến hoa thiên lý thành các món ăn hàng ngày, chất kẽm trong hoa thiên lý sẽ đẩy chì ra khỏi cơ thể, từ đó giúp cải thiện tình trạng vô sinh.
4. Điều trị đau nhức xương khớp
Những bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là người già khiến xương khớp yếu đi, có thể sử dụng hoa thiên lý như một cách điều trị hiệu quả. Có thể đem hoa thiên lý nấu canh hoặc xào thịt bò.
5. Hỗ trợ giảm cân
Do hoa thiên lý có chứa nhiều chất diệp lục và chất xơ nhưng lại rất ít calo, do đó nó có tác dụng giảm cân rất tốt. Các chất dinh dưỡng trong hoa thiên lý sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm hấp thụ chất béo, đốt cháy mỡ thừa, vừa giúp tăng cảm giác no lâu, từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Chỉ cần kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ tập luyện thường xuyên, bạn có thể giảm cân nhanh chóng.
6. Ngừa rôm sảy cho trẻ em
Rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ em do thời tiết nóng nực, cơ thể bị nhiệt, mồ hôi không thoát ra ngoài được gây bí tắc ở da. Do hoa thiên lý có tính bình, vị mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng để ngừa rôm sảy cho trẻ em. Với trẻ nhỏ, có thể nghiền nát hoa thiên lý rồi nấu bột hoặc nấu cháo. Với trẻ đã lớn và ăn được cơm, có thể chế biến thành món ăn như người lớn.
7. Tẩy giun kim
Trẻ bị giun kim sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Để điều trị giun kim cho trẻ nhỏ, có thể sử dụng hoa thiên lý kết hợp với rau sam và đinh lăng, rửa sạch, sao khô rồi đem nấu nước uống, hoặc có thể nấu canh cho trẻ ăn, duy trì liên tục khoảng 10 ngày sẽ khỏi.
Lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý
Hoa thiên lý có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, kết hợp được với nhiều loại thực phẩm mà hầu như không gây dị ứng, phản ứng hay tác hại nào. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý bạn nên biết:
- Không nên kết hợp hoa thiên lý với những thực phẩm giàu chất sắt như thịt heo, gan và nội tạng, một số động vật có vỏ như ốc, sò... vì nó sẽ làm giảm tác dụng của hoa thiên lý.
- Không nên nấu hoa thiên lý quá kỹ, chỉ cần vừa chín tới là được.
Người phụ nữ bị tiêu chảy 1200 lần trong 2 tháng, bác sĩ sốc khi tiến hành nội soi đại tràng Trở về từ bệnh viện, tình trạng của bà Mai vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mỗi ngày bà vẫn bị tiêu chảy và xuất hiện tình trạng mất nước. Bác sĩ Lâm Phong Niên, khoa Tiêu hóa - Gan mật, bệnh viện Lotung Pohai Hospital, chia sẻ về trường hợp bà Mai (54 tuổi) sống tại huyện Nghi Lan, Đài Loan....