Hai kg đá sỏi, đồng xu trong dạ dày người đàn ông Hàn Quốc
Mỗi khi lo lắng, ông nuốt đồng xu và đá cuội, đến nay số dị vật tồn tại trong dạ dày lên tới 2 kg.
Theo Healthmedicinet, bệnh nhân 54 tuổi ở Goyang, Hàn Quốc, bị đau bụng dữ dội. Vào bệnh viện Ilsan Paik khám, bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị đầy hơi. Khi chạm vào bụng bệnh nhân, bác sĩ cảm thấy có gì đó giống như những viên đá nhỏ đang nằm bên trong.
Kết quả chụp X-quang làm tất cả bác sĩ kinh ngạc: một số lượng lớn đá sỏi, nắp chai và đồng xu tồn tại trong dạ dày người bệnh.
Bác sĩ nội soi dạ dày bệnh nhân để gắp các dị vật nhưng thất bại vì quá nhiều. Họ buộc phải phẫu thuật lấy ra nhiều dị vật là đá cuội, tiền xu và nắp chai.
Bệnh nhân cho biết mỗi khi lo lắng thường nuốt đồng xu và đá cuội để trấn tĩnh. Đây là thói quen từ lâu của ông.
Video đang HOT
2 kg đá sỏi, nắp chai và đồng xu được bác sĩ lấy ra từ dạ dày bệnh nhân.
Sau 9 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã phục hồi.
Bác sĩ Pyong Wha Choi cho biết số lượng lớn dị vật bị mắc kẹt trong dạ dày như bệnh nhân này là cực kỳ hiếm.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Cô bé ngậm đồng xu, trôi tọt vào họng khi đang chơi đùa
Cô bé 3 tuổi (Long Biên, Hà Nội) được gia đình đưa vào BV Đa khoa Đưc Giang luôn ho, nôn liên tục sau khi cháu nuốt tọt đồng xu vào họng khi đang mải chơi đùa.
Theo lời kể của mẹ bé Nguyễn Hải N.K (3 tuổi, trú tại Long Biên - Hà Nội), khi K. đang chơi đồ chơi ở nhà thì bỗng dưng ho, nôn khan. Bố mẹ hỏi thì cô bé nói ngậm đồng xu vào miệng đùa nghịch và bị trôi tọt xuống họng.
Ngay khi tiếp nhận trường hợp của bé K, các bác sĩ bệnh viện đa khoa Đức Giang đã nhanh chóng chỉ định chụp phim Xquang vùng ngực - cổ để xác định vị trí dị vật. Hình ảnh Xquang cho thấy dị vật là một hình tròn giống đồng xu vị trí ngang giữa cổ. Rất may mắn, dị vật mắc kẹt có cạnh tròn xung quanh nên không gây tổn thương niêm mạc và cũng không gây bít kín đường thở của cháu bé.
Bệnh nhi được tiến hành nội soi gắp dị vật. Chỉ sau 30 giây chiếc đồng xu đang mặc kẹt trong họng bé K đã được bác sĩ Vũ Huy Hiền - Trưởng khoa Thăm dò chức năng lấy ra nhẹ nhàng, nhanh chóng
Hiện tại, Bé K. đã tỉnh táo, tình trạng ho, nôn không còn nữa, bé đã ăn uống bình thường trở lại và các bác sĩ đã cho bé K ra viện trở về nhà
BS Vũ Huy Hiền, Trưởng khoa Thăm dò chức năng, khuyến cáo với những trường hợp mắc kẹt dị vật ở trẻ cần được cha mẹ đưa đến bệnh viện rất sớm, những hiểm nguy tiềm tàng có thể được kiểm soát tốt nhất có thể. Không cho trẻ cầm các loại đồ chơi, các vật nhỏ dễ khiến trẻ bỏ vào miệng ngậm.
Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc. Khi trẻ đang khóc hoặc cười lớn thì không nên đút thức ăn, hoặc cho uống thuốc, không để trẻ vừa ăn vừa chơi. Nếu bị hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Các bác sĩ khuyến cáo, để giảm nguy cơ hóc dị vật ở trẻ, cha mẹ không nên cho con chơi những đồ chơi nhỏ, dễ vỡ. Luôn để mắt tới trẻ, không để trẻ cho đồ chơi, đồ trang sức vào miệng. Khi mua đồ chơi cho bé, cần chú ý không chọn những đồ có họa tiết nhỏ, có thể tháo rời mà mua theo hình khối cứng, bền, khó vỡ. Bởi trẻ em hiếu động, có thể bỏ vào miệng ngậm, nuốt làm các bé sẽ bị dị vật gây ra hậu quả đáng tiếc.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Đồng Nai: Bé 6 tuổi bị đồng xu chui tọt vào bụng vì chơi trò tung hứng Bé trai 6 tuổi dùng đồng xu tung hứng nhưng không may rơi vào miệng và lọt xuống bụng nên phải nhập viện cấp cứu. Ngày 29/11, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết vừa nội soi, gắp thành công một đồng xu đường kính 2,5 cm trong bụng một bé trai 6 tuổi. Đồng xu được các bác sĩ gắp ra...