Lo sợ vắcxin sởi gây tự kỷ, ông Emmanuel Bilodeau không tiêm phòng cho con, cuối cùng cậu bé mắc bệnh và lây cho nhiều bạn khác.
Tháng 2, nhà chức trách thành phố Vancouver ghi nhận 9 ca sởi. Bệnh nhân chủ yếu tập trung ở những trường dạy tiếng Pháp trong khu vực.
Emmanuel Bilodeau nghĩ rằng con trai mình có thể là nguyên nhân của đợt bùng phát sởi này. Chia sẻ với CBC News , ông bố thừa nhận đã không tiêm vắcxin sởi cho con. Trong chuyến du lịch đầu năm 2019, bé nhiễm sởi. Về nước bé lây cho các bạn từ hai trường khác do đi chung xe buýt.
Cơ thể một bệnh nhi bị sởi. Ảnh: Shutterstock.
Ngoài bệnh nhi trên, Bilodeau cũng không tiêm vắcxin cho hai đứa con còn lại vì sợ vắcxin gây tự kỷ, trong khi quan điểm này đã được các chuyên gia y tế chứng minh là không đúng. Cả hai bé này đều phải nhập viện vì nghi lây sởi từ anh trai.
“10-12 năm trước, chúng tôi rất lo lắng vì có nhiều tranh cãi xung quanh vắcxin phối hợp sởi, quai bị và rubella (MMR)”, Bilodeau nói. Ông bố khẳng định mình không phải người chống vắcxin nhưng muốn tìm “loại vắcxin tiêm một lần và không gây ảnh hưởng tới con cái”.
Giờ đây, Bilodeau đã hiểu rằng vắcxin không gây tự kỷ.
Nghiên cứu sai lệch về mối liên hệ giữa vắcxin MMR và tự kỷ trên tờ Lancet năm 1998 được cho là nguyên nhân chính khiến nhiều cha mẹ, đặc biệt ở các nước phát triển không cho con em tiêm phòng. Bị các nhà khoa học chỉ trích mạnh mẽ và tờ Lancet rút lại thông tin, công trình do Andrew Wakefield tiến hành vẫn gây ra tổn thất lớn cho con người. Nhiều người lo sợ không cho con tiêm vắcxin, tạo điều kiện cho dịch sởi quay lại.
Tiêm vắcxin MMR không dẫn đến tự kỷ. Ngược lại, việc không tiêm phòng gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân sởi có thể bị tổn thương não, thậm chí tử vong. Quai bị kéo theo viêm não, viêm tủy sống. Đối với phụ nữ mang thai, rubella có thể làm sảy thai hoặc trẻ sinh ra mang dị tật bẩm sinh.
Mai Hương
Theo VNE
Không được tiêm vắc-xin, cậu bé mắc bệnh sởi đã trải qua trận ốm khủng khiếp suốt 6 tuần liền
Bà mẹ đã chia sẻ lại hình ảnh con trai 9 tháng tuổi khi trải qua trận ốm kinh khủng vì mắc bệnh sởi để nhắc nhở các phụ huynh khác tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin cho trẻ.
Emily Jane, bà mẹ có con trai 9 tháng tuổi, vừa chia sẻ lên Facebook câu chuyện con mình bị ốm nghiêm trọng tới mức nào khi bé bị nhiễm bệnh sởi. Cô cũng cảnh báo cho các bậc cha mẹ về mối nguy hiểm khi không tiêm vắc-xin cho trẻ.
" Với những người lựa chọn không làm theo lời khuyên của các cơ quan y tế: không tiêm vắc-xin cho con, đây là thứ mà con trai 9 tháng tuổi của tôi phải chịu đựng khi mắc sởi ", Emily viết.
Sau đó, cô mô tả tất cả những triệu chứng kinh khủng mà con mình đang trải qua.
" Con không khỏe từ hôm 22/10. Tôi đã đưa bé tới gặp 8 bác sĩ khác nhau và 2 chuyên gia tư vấn. Con cũng đã vào viện 2 lần. Con hay khóc thét vì đau đớn trong nhiều ngày. Suốt một tuần, con không ăn nổi. Đây là lần đầu tiên, con ngủ được một một giấc ngon lành trong gần 2 ngày. Con bị nhiễm trùng tai rất nặng, tới mức 3 đợt kháng sinh rồi mà vẫn chưa giúp cải thiện tình hình. 6 tuần sau đó, con vẫn cứ phải đi về giữa bệnh viện và nhà bởi căn bệnh khủng khiếp này tái phát nguy hiểm cho cơ thể nhỏ xíu của con ".
Emily nhắn nhủ: "Làm ơn, hãy tiêm vắc-xin cho con bạn".
Cuối cùng, Emily muốn gửi lời khuyên tới các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin cho trẻ để ngừa bệnh. " Chuyện này hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Con tôi không cần phải trải qua chuyện này. Vắc-xin sởi, quai bị, rubella được thực hiện khi trẻ 13 tháng tuổi. Trẻ em dưới tuổi này phải phụ thuộc vào người khác để đưa ra lựa chọn tiêm vắc-xin ngừa những căn bệnh như bệnh sởi mà con tôi mắc phải. Làm ơn, hãy tiêm vắc-xin cho con bạn ", Emily viết.
Chia sẻ của Emily đã nhận được rất nhiều đồng cảm từ cộng đồng mạng, nhất là các bà mẹ. Tới thời điểm này, đã có hơn 7,4 nghìn lượt thích và hơn 11 nghìn lượt chia sẻ. Trong phần bình luận, mọi người đều bày tỏ sự lo lắng, tình thương dành cho em bé và không quên gửi lời chúc con sẽ mau khỏi.
Viêm tai giữa cấp là một trong những biến chứng thường gặp nhất của sởi (Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó, một số độc giả cho biết, họ nhất định sẽ thực hiện đúng lịch tiêm chủng cho con mình.
" Thật tiếc vì chuyện này xảy ra với con. Con trai tôi 11 tháng tuổi. Và tôi cũng nóng lòng muốn đưa con đi tiêm chủng. Tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn và con thì được bảo vệ " - Rieke Ha cho biết.
" Tôi rất vui vì đã có rất nhiều người chia sẻ câu chuyện của bạn. Những người khác có thể học hỏi từ chuyện này ngoài việc cầu mong cho bé sẽ sớm bình phục " - Jaye Marie Stammers bày tỏ.
Bệnh sởi là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus sởi, lây lan cao, có thể gây dịch, thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường tự khỏi nhưng có thể xảy ra biến chứng nặng, đặc biệt là biến chứng hô hấp và hệ thần kinh trung ương.
Viêm tai giữa cấp là một trong những biến chứng thường gặp nhất của sởi, gặp ở 7 - 9% trường hợp, nhất là ở trẻ nhỏ (có thể đến 14% ở trẻ dưới 5 tuổi). Ở trẻ nhũ nhi, tử vong do sởi, viêm phổi xảy ra trong 60% trường hợp, trong khi ở trẻ 10 - 14 tuổi, thường tử vong do biến chứng viêm não cấp.
Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đối với trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ đạt được 85%. Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ tăng lên thành 95%.
Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vắc xin sởi là vắc-xin sởi đơn trong chương trình tiêm chủng mở rộng, được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
Theo Helino
Cẩn trọng với bệnh trẻ em Cuối tháng 2, đầu tháng 3, một số bệnh trẻ em bắt đầu vào mùa. Nhiều bệnh trẻ em đến hẹn lại lên, bắt đầu vào giai đoạn cao điểm theo chu kỳ hằng năm trong thời điểm cuối tháng 2 và tháng 3 sắp tới: thủy đậu, quai bị, tay chân miệng..., trong khi dịch sởi vẫn chưa hết hẳn và sốt...
Tin mới nhất
"Mỗi em bé khỏe mạnh chào đời là động lực để tôi tiếp tục say mê cống hiến"
10:58:46 08/03/2021
Hành trình làm khoa học của chỉ lắm chông gai, song cũng mang lại nhiều trái ngọt khi chị giúp nhiều gia đình chào đón thêm những em bé khỏe mạnh.
Lý do tại sao thực phẩm giàu omega-3 tốt cho phổi của bạn
10:54:52 08/03/2021
Bổ sung những thực phẩm giàu omega-3 như cá béo, quả óc chó, hạt chia… vào chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện sức khỏe phổi của bạn theo cách tốt nhất có thể.
Ăn bơ: Giảm béo bằng chất béo
10:50:27 08/03/2021
3/4 lượng calorie có trong quả bơ là chất béo. Tuy nhiên, loại quả này chứa chất béo có lợi cho sức khỏe và có rất ít đường, rất tốt để sử dụng trong chế độ ăn kiêng.
Cần lưu ý gì trước, trong và sau khi tiêm vaccine COVID-19?
10:46:53 08/03/2021
Chuyên gia y tế cho biết những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vaccine COVID-19 và nhận định rằng, những người đã khỏi bệnh, đang mắc COVID-19 phải sau 6 tháng mới được tiêm vaccine.
Chồng quá "yếu" mỗi khi quan hệ, bác sĩ nhìn thân hình liền đoán ra nguyên nhân
10:43:51 08/03/2021
Nếu hai vợ chồng kết hôn mãi lâu không có con, đừng vội vàng trách người vợ, vấn đề có thể là ở người chồng.
Món ăn ngon từ cá lóc cải thiện sức khỏe
10:41:12 08/03/2021
Cá lóc là thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt, như cá lóc nấu canh chua, cá lóc kho tộ, cá lóc nướng trui, cá lóc hấp, bánh canh cá lóc…
Ung thư lưỡi dễ nhầm viêm loét
10:33:41 08/03/2021
Bệnh nhân nữ 46 tuổi, được bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP HCM chẩn đoán ung thư lưỡi sau thời gian bị viêm loét lưỡi, uống thuốc không khỏi.
Ăn 5 phần rau quả mỗi ngày sống thọ hơn
10:29:48 08/03/2021
Theo dõi dữ liệu hơn 100.000 người trong suốt 30 năm, một nhóm nhà nghiên cứu rút ra kết luận là ăn 5 khẩu phần trái cây, rau một ngày có thể kéo dài tuổi thọ.
Thường xuyên xì hơi có phải là dấu hiệu của bệnh gan?
10:25:28 08/03/2021
Xì hơi là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, tuy nhiên nhiều người lo ngại xì hơi quá nhiều lần trong ngày có thể do gan kém. Điều này liệu có đúng?
Nguy cơ ung thư khi dùng đũa sử dụng một lần không rõ nguồn gốc
10:20:56 08/03/2021
Đũa ăn một lần đã trở nên quá quen thuộc trong bữa ăn của nhiều người. Vậy nhưng những đôi đũa ăn liền không rõ nguồn gốc vẫn trôi nổi trên thị trường, có chứa các chất độc dưới đây không phải ai cũng biết.
Cách ngâm chanh đào trị ho cho thời tiết giao mùa
10:18:43 08/03/2021
Cách ngâm chanh đào trị ho cho thời tiết giao mùa
Góp phần cải thiện ngay tình trạng huyết áp cao với 5 loại đồ uống này
10:11:08 08/03/2021
Bổ sung một số loại đồ uống từ thiên nhiên có thể giúp ổn định huyết áp cho người bị huyết áp cao hiệu quả.
Người mắc chứng rối loạn tâm thần có thể nhanh già hơn
09:40:37 08/03/2021
Theo một nghiên cứu được công bố 3.3.2021 trên tạp chí y khoa JAMA Psychiatry, Mỹ, việc trải qua các rối loạn tâm thần có thể dẫn đến sức khỏe thể chất kém hơn và lão hóa nhanh hơn ở tuổi trưởng thành.
Cách đi bộ vào buổi sáng giúp cơ thể vừa tỉnh táo, vừa khỏe khoắn chỉ với 4 bước rất dễ thực hiện
08:41:09 08/03/2021
Thuộc nằm lòng 4 nguyên tắc đi bộ sau đây là bạn sẽ thấy cơ thể dẻo dai và tràn đầy năng lượng rõ rệt.
Nên chườm lạnh hay chườm nóng khi bị đau lưng?
06:08:31 08/03/2021
Nên chườm lạnh hay chườm nóng? Khi nào, như thế nào và trong bao lâu để giảm đau lưng là những câu hỏi còn gây nhiều tranh luận và không phải lúc nào cũng có quy tắc.
Những thực phẩm của mùa xuân rất tốt cho gan không nên bỏ qua
06:06:17 08/03/2021
Đông y xem mùa xuân là thời điểm lý tưởng để chăm sóc và cải thiện sức khỏe gan khi nhiều loại rau quả bổ dưỡng sinh sôi và phát triển tốt vào thời gian này.
Phẫu thuật khối u tuyến giáp lớn hơn mức bình thường cho bệnh nhân 71 tuổi
21:32:30 07/03/2021
Bệnh nhân nữ, 71 tuổi đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) khám với biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Cơn đau thất thường khiến bé gái mới lớn suýt phải cắt bỏ phần phụ
20:37:40 07/03/2021
Xoắn phần phụ ở bé gái là một bệnh lý tự nhiên, nhưng nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới hoại tử và phải cắt bỏ phần phụ, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này.
Siêu thực phẩm có thể giúp giảm cân?
20:31:54 07/03/2021
Kết hợp các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cùng với tập thể dục thường xuyên, có thể giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân lành mạnh.
Ăn chay khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?
20:28:34 07/03/2021
Ăn chay trong thai kỳ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi, tuy nhiên, nếu không có chế độ ăn hợp lý có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng cho thai nhi do thiếu Vitamin B12, chất đạm hay DHA...
Điểm danh các bệnh lý hay gặp ở trẻ
20:26:30 07/03/2021
Mùa đông - xuân với khí hậu đặc trưng mát mẻ, se lạnh ở miền Nam hoặc lạnh vừa ở miền Bắc làm cho độ ẩm trong không khí cao.
[Sống khoẻ] Cà gai leo trị bệnh gan
20:23:12 07/03/2021
Cà gai leo còn có tên gọi khác như: Cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh, cà gai dây, cà lù.
Người phụ nữ 24 tuổi tưởng bị bóng đè, lâu ngày đi khám mới phát hiện mắc căn bệnh nguy hiểm ít gặp
20:21:18 07/03/2021
Người phụ nữ 24 tuổi thường cảm giác mệt mỏi, tê bì và bị bóng đè, khi tình hình trở nên nghiêm trọng và đi khám thì phát hiện mắc chứng bệnh nguy hiểm hiếm gặp.
Những sai lầm khi ăn hải sản không phải ai cũng biết
20:16:40 07/03/2021
Những món chế biến từ hải sản luôn hấp dẫn các thành viên trong gia đình. Thế nhưng bạn cần biết cách ăn hải sản đúng để đảm bảo hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, tránh những tác động xấu đến sức khỏe.
Đau đầu sau khi tiêm vaccine COVID-19 có bất thường?
20:14:26 07/03/2021
Hiện đã bắt đầu có những báo cáo về tác dụng phụ của vaccine ngừa COVID-19, trong đó nhức đầu là hiện tượng khá phổ biến.
Bẻ ngón tay có bị viêm khớp không? Nguyên nhân gây viêm khớp do đâu?
20:10:07 07/03/2021
Nguyên nhân gây viêm khớp có phải do thói quen thường xuyên bẻ ngón tay của bạn? Thực hư thế nào hãy cùng tìm hiểu nhé.
3 cách sử dụng gừng trị đầy bụng, khó tiêu
20:05:15 07/03/2021
Ngoài việc được sử dụng làm các gia vị cho món ăn, gừng còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau đặc biệt là dùng để chữa các bệnh về tiêu hoá.
‘Cô bé’ viêm nhiễm tái đi tái lại, bác sĩ chỉ ra thủ phạm là thói quen của vợ hoặc chồng
20:02:53 07/03/2021
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Vì nhiều lý do, khách quan cũng như chủ quan mà nhiều khi bệnh đã được điều trị nhưng vẫn tái đi tái lại.
5 hiện tượng cho thấy bạn đang già đi, phương pháp giúp làm chậm quá trình lão hóa
20:00:06 07/03/2021
Khi chúng ta già đi, cơ thể bị lão hóa là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ được một số thói quen xấu trong cuộc sống và nuôi dưỡng lối sống lành mạnh thì có thể làm chậm quá trình lão hóa.
Bệnh co thắt Dupuytren
19:55:25 07/03/2021
Co thắt Dupuytren có biểu hiện bằng sự dày lên của bao cân gan tay dạng nốt hoặc giống như dây thừng ở 1 hoặc 2 bàn tay và thường ảnh hưởng tới các ngón thứ tư và thứ năm.