Hãi hùng bữa ăn cuối cùng của “quái vật” chứa Trái Đất
Trái Đất đang trú ngụ ở rìa một con quái vật nuốt thiên hà có lịch sử đáng sợ hơn tưởng tượng.
Tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), một vệ tinh có sứ mệnh chính là lập bản đồ thiên hà Milky Way (Ngân Hà) mà Trái Đất đang trú ngụ, vừa có phát hiện sốc ở quầng halo của thiên hà.
“Quái vật” Milky Way chứa Trái Đất đạt được kích thước vĩ đại nhờ vào hàng chục sự kiện nuốt thiên hà khác trong quá khứ – Ảnh đồ họa: SCIENCE NEWS
Ngân Hà là một trong những thiên hà cổ xưa và to lớn của vũ trụ. Để đạt được kích thước đáng kinh ngạc ngày nay, các nhà khoa học tin rằng nó đã trải qua hơn 20 vụ nuốt chửng các thiên hà khác trong thời “trẻ”.
Theo Sci-News, trước đây giới thiên văn vẫn tin rằng vụ sáp nhập cuối cùng là vụ việc xảy ra với Gaia-Sausage-Enceladus, khoảng 8-11 tỉ năm về trước.
Nhưng dữ liệu từ Bản phát hành dữ liệu 3 của Gaia hiện cho thấy một sự kiện nuốt thiên hà khác đã xảy ra gần đây hơn nhiều.
Sự kiện đó được đặt tên là “Vụ sáp nhập Virgo Radial”, xảy ra mới chỉ 2,7 tỉ năm trước, cho thấy Ngân Hà dường như đã duy trì hành vi “quái vật” khá lâu trong đời sống của nó.
Dấu vết để lại trong sự kiện là một số “nếp nhăn” trong quần halo cùng các ngôi sao chuyển động khác thường mà Gaia vừa ghi lại.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu từ Viện Bách khoa Rensselaer và Đại học Alabama (Mỹ) – những người đã tìm thấy dấu hiệu bất thường từ dữ liệu Gaiga – cho biết điều này đã được xác định thông qua việc phân tích chuyển động 100.000 ngôi sao gần chúng ta.
Những “nếp nhăn” bất thường để lại trong thiên hà sẽ dần phai nhạt theo thời gian, nên các tính toán dựa trên đặc điểm khác thường, không đồng nhất đó giúp các tác giả tính toán tuổi của các sự kiện sáp nhập.
Vào thời điểm con quái vật Ngân Hà nuốt đồng loại dữ dội nhất – khoảng 8 tỉ năm trước – số nếp nhăn dường như xếp lớp cạnh nhau.
Riêng sự kiện Vụ sáp nhập Virgo Radial là một sự kiện sáp nhập lớn, đã mang theo một nhóm gồm các thiên hà lùn nhỏ khác và các cụm sao, gia nhập Ngân Hà cùng một lúc.
Vì vậy, các gợn sóng mà sự kiện gây ra vẫn tồn tại rõ rệt.
“Lịch sử của Ngân Hà liên tục được viết lại vào thời điểm hiện tại, một phần không nhỏ nhờ vào dữ liệu mới từ Gaia” – TS Thomas Donlon, đồng tác giả, nhìn nhận.
Phát hiện 16 siêu lỗ đen cổ đại đang bắn phá vũ trụ
Một nhóm các nhà thiên văn học đã tìm hiểu xem những chùm tia cực mạnh từ các lỗ đen 10 tỉ năm tuổi này đã và đang hướng tới đâu.
Theo trang tin tức của NASA, sử dụng Đài quan sát tia X Chandra của NASA, Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia (NRAO) của Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF) và Mảng đường cơ sở rất lớn (VLBA), một nhóm khoa học gia quốc tế đã quan sát 16 lỗ đen đang hoạt động cuồng nộ.
Chúng đều là lỗ đen quái vật ở trung tâm của các thiên hà.
Abell 478 và NGC 5044, nơi ẩn chứa hai lỗ đen quái vật liên tục "xoay nòng" - Ảnh: NASA
Không như con quái vật đang ngủ đông Sagittarius A* của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà), 16 lỗ đen nói trên vẫn đang nuốt vật chất mạnh mẽ và bắn những luồng vật chất khủng khiếp vào khắp không gian.
Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu từ Mỹ - Ý dẫn đầu bởi TS Francesco Ubertosi từ Đại học Bologna (Ý) thậm chí phát hiện ra rằng các lỗ đen này còn liên tục đổi hướng.
Công bố các kết quả trên trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal, các tác giả lấy ví dụ hai lỗ đen nằm trong cụm thiên hà Abell 478 và nhóm thiên hà NGC 5044.
Hai lỗ đen bên trong Abell 478 và NGC 5044 (dấu X) cũng như các hốc lớn mà chúng từng khoét sâu vào vùng không gian xung quanh bởi sức mạnh của dòng phản lực (khoanh đỏ) - Ảnh: NASA
So sánh giữa hình ảnh Chandra và VLBA cho thấy các chùm tia của con quái vật giữa Abell 478 đổi hướng khoảng 35 độ, trong khi các chùm tia của lỗ đen giữa NGC 5044 đổi hướng khoảng 70 độ.
Tổng cộng khoảng 1/3 lỗ đen được quan sát đã biểu hiện sự đổi hướng thấy rõ.
Một số cái thậm chí đã thay đổi hướng gần 90 độ chỉ trong khoảng thời gian từ 1 triệu năm đến vài chục triệu năm. Các lỗ đen này vốn có tuổi đời khoảng 10 tỉ năm, do đó sự đổi hướng này là tương đối nhanh chóng.
Các chùm tia mà lỗ đen bắn vào vũ trụ thực ra là sản phẩm "ợ hơi" từ những bữa ăn mãnh liệt của nó, thường vuông góc với mặt phẳng lỗ đen.
Sự đổi hướng mà các nhà khoa học đã quan sát cho thấy bản thân lỗ đen có thể đã thay đổi, từ đó thay đổi góc bắn phá các chùm tia cuồng nộ này vào vũ trụ.
Tuy mạnh mẽ và đáng sợ, những chùm tia này sau cùng lại không phải là tử thần.
Chúng quả thật bơm năng lượng mạnh vào khu vực bên trong và trung tâm thiên hà, khiến khí nóng của thiên hà liên tục bị thiêu đốt, không thể nguội đi.
Nhưng chính điều này đã giúp kích thích quá trình hình thành sao và giúp thiên hà ngày một phát triển.
Trái lại, nếu lỗ đen đổi hướng quá lớn, khu vực mà nó bắn phá trước đó sẽ không bị nung nóng như trước nữa, từ đó làm chậm lại quá trình hình thành sao.
Phát hiện này góp phần cho thấy các lỗ đen trung tâm đã tác động như thế nào đến đời sống của thiên hà mà nó trú ngụ, cũng như vùng không gian xung quanh đó và có thể là cả một số thiên hà lân cận trong cùng một cụm.
Hàng trăm ngôi sao vụt biến thành lỗ đen trên bầu trời? Một nhóm khoa học gia đã đi tìm sự thật về những ngôi sao khổng lồ và rực rỡ đột ngột mất tích khỏi bầu trời một cách bí ẩn. Theo lý thuyết được chấp nhận rộng rãi, các ngôi sao có tuổi thọ nhất định và sẽ chết đi. Đó là một cái chết rực rỡ - gọi là siêu tân tinh,...