Giới thiên văn học phát hiện ra hành tinh nhẹ như kẹo bông gòn
Hiện hành tinh đang giữ kỷ lục lớn nhất và nhẹ nhất từng được tìm thấy.
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một hành tinh kỳ lạ, có kích cỡ khổng lồ nhưng lại sở hữu độ đậm đặc của vật chất tương đương … một chiếc kẹo bông.
Có tên gọi WASP-193b, thiên thể mới được phát hiện là hành tinh có mật độ vật chất thưa thứ nhì từng được giới thiên văn học tìm ra. Theo báo cáo khoa học đăng tải trên tạp chí Nature Astronomy, mật độ vật chất tại WASP-193b chỉ khoảng 0,059 gram vật chất/cm 3.
Con số nêu trên tương đương với 1/7 khối lượng Sao Mộc. Phải nói thêm, Sao Mộc có kích cỡ lớn hơn Trái Đất 50 lần, nhưng mật độ vật chất chỉ khoảng 1% Trái Đất.
” Hành tinh này nhẹ đến nỗi ta khó có thể so sánh nó với một khối vật chất“, đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Julien de Wit tới từ Viện Công nghệ Massachusetts cho hay. ” Lý do so sánh được nó với kẹo bông gòn là vì cả hai đều được cấu thành chủ yếu từ không khí. Về cơ bản, hành tinh này nhẹ như bông“.
Một hành tinh cấu thành từ khí heli theo mô tả của NASA – Ảnh: NASA.
WASP-193b nằm cách Trái Đất khoảng 1.181 năm ánh sáng, lần đầu tiên được phát hiện hồi năm 2023 bởi dự án Tìm kiếm Hành tinh Góc rộng (Wide Angle Search for Planets – WASP). Dự án tận dụng các đài thiên văn đặt ở cả hai bán cầu để có một cái nhìn bao quát hơn về Vũ trụ.
Video đang HOT
Dựa trên dữ liệu nghiên cứu, các nhà thiên văn học khẳng định WASP-193b quay quanh một ngôi sao có kích cỡ tương đương Mặt Trời, ở khoảng cách tương đương 7% quãng đường từ Trái Đất tới Mặt Trời. WASP-193b hoàn thành một vòng quay sau 6,2 ngày Trái Đất.
Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy khối lượng của WASP-193b tương đương 0,139 lần Sao Mộc, nhưng hành tinh lại lớn hơn Sao Mộc tới 1,5 lần; số liệu cho thấy WASP-193b “nhẹ tựa lông hồng”. Còn so về mật độ vật chất, thì Sao Mộc có 1,33 gram/cm3, WASP-193b có 0,059 gram/cm3, còn Trái Đất có 5,51 gram vật chất trên mỗi centimet khối không gian.
Từ đo, có thể so sánh WASP-193b với một chiếc kẹo bông gòn hay một cái cốc xốp dùng một lần.
Hình minh họa hành tinh WASP-193b .
” WASP-193b là hành tinh có mật độ thấp thứ hai từng được phát hiện, xếp sau Kepler-51d vốn có kích cỡ nhỏ hơn nhiều“, đồng tác giả nghiên cứu, ông Khalid Barkaoui cho hay. ” Chúng tôi không thể tái hiện một hành tinh khí khổng lồ với mật độ vật chất thấp như vậy trong môi trường giả lập“.
Các nhà nghiên cứu cho rằng WASP-193b được cấu thành từ hydro và heli tương tự một số hành tinh khí khổng lồ khác, tuy nhiên họ chưa rõ tại sao kích cỡ của WASP-193b lại lớn tới vậy.
” WASP-193b là một bí ẩn vũ trụ. Để giải được nó, ta cần thêm dữ liệu quan sát cũng như những phỏng đoán khác, ví dụ như đo đạc khí quyển của nó bằng kính viễn vọng James Webb [để xây dựng một học thuyết phù hợp“, nhà nghiên cứu Barkaoui cho hay.
Hành tinh đôi quái dị 'hiện hình' từ hư không, giới thiên văn bị sốc
Xuất hiện trước 'mắt thần' của siêu kính viễn vọng James Webb, các hành tinh mới gây bối rối khi hoàn toàn không có sao mẹ, đi lang thang theo từng cặp và to lớn gần bằng Sao Mộc.
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi hai nhà thiên văn Samuel Pearson và Mark MacCaughrean từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phát hiện hàng chục vật thể giống hành tinh vô cùng kỳ lạ đang trôi nổi giữa tinh vân Orion.
Theo Science Alert, trong cụm hình thang của tinh vân, các vật thể dị biệt có khối lượng gần bằng Sao Mộc này không bị ràng buộc với bất kỳ ngôi sao nào, trôi dạt trong thiên hà theo từng cặp liên kết với nhau bằng một lực hấp dẫn.
"Trái tim" của tinh vân Orion dưới ống kính của kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb - Ảnh: NASA/ESA/CSA
Để một hành tinh ra đời, nó cần một ngôi sao mẹ sở hữu một đĩa khí bụi, nơi vật chất kết tụ thành hành tinh.
Hiếm hoi hơn, trong một loại "hành tinh từ hư không" khác gọi là sao lùn nâu, khí bụi giữa các vì sao đã tự kết tụ lại như quá trình hình thành sao, nhưng lại tạo thành thứ quá nhỏ để duy trì phản ứng nhiệt hạch nên trở thành dạng nửa hành tinh, nửa sao.
Nhưng sao lùn nâu ít nhất phải to gấp 13 lần Sao Mộc. Một thứ quá nhỏ như hành tinh được cho là không thể tự hình thành.
Vì vậy, có thể nói không có bất kỳ cơ chế hình thành nào có thể giải thích cho các cặp vật thể giống hành tinh kỳ lạ mà nhóm nghiên cứu ESA vừa tìm thấy.
Họ gọi chúng là JuMBO, khoảng 1 triệu năm t.uổi, với nhiệt độ bề mặt khoảng 700 độ C, quay quanh nhau với khoảng cách từ 25-390 lần khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời.
Phân tích ánh sáng mờ nhạt cho thấy các "hành tinh" này có hơn nước, carbon monoxide, methane, giống với các hành tinh khổng lồ khí kiểu Sao Mộc.
Công bố phát hiện trên tạp chí Nature, các tác giả đưa ra một số giả thuyết.
Trong đó, giả thuyết hàng đầu cho rằng chúng đúng là hành tinh, nhưng là hành tinh "chạy trốn".
Orion là một tinh vân dày đặc sao. Khi các ngôi sao quá gần nhau, chúng có thể tương tác bất lợi và phá vỡ hệ hành tinh của nhau, khiến vài cái văng ra ngoài. Có thể chúng đã kết đôi và đi lang thang sau biến cố.
Ngoài ra, chúng cũng có thể đại diện cho một lớp hành tinh hoặc vật thể giống hành tinh được hình thành theo một cách riêng biệt mà nhân loại chưa biết tới. Đã từng có các vật thể lang thang đơn lẻ, nhỏ hơn Sao Mộc khác từng được phát hiện bên trong Orion.
"Vật lý nói rằng không thể tự hình thành những vật thể nhỏ như vậy. Chúng tôi muốn xem liệu chúng ta có thể phá vỡ các nguyên tắc vật lý không? Và tôi nghĩ chúng ta đã làm được, điều đó thật tốt" - TS McCaughrean nói.
Bí ẩn hành tinh sưng húp giữa chòm sao Xử Nữ Hành tinh WASP-107b từng khiến giới khoa học bối rối bởi tồn tại ở trạng thái như một khối kẹo bông. WASP-107b là tên một trong các hành tinh của hệ sao WASP-107, nằm cách Trái Đất 212 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Xử Nữ. Các nhà khoa học gọi nó bằng nhiều cái tên kỳ quặc như "hành tinh kẹo...