Hải Dương: Bắt những con đặc sản ngoài đồng mang về làm mắm, bất ngờ nhất là có người đặt mua cả chum to
HTX Bảo tồn và khai thác rươi, cáy tự nhiên, chế biến nông sản sạch Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đang nỗ lực xây dựng sản phẩm mắm rươi, mắm cáy theo hướng OCOP thuộc Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” của tỉnh Hải Dương.
Điều quan trọng nhất đối với mắm rươi, mắm cáy là nguyên liệu con rươi, con cáy đặc sản phải tươi sống. Những con rươi, con cáy đã chết đều không làm được mắm.
Sản phẩm mắm rươi, mắm cáy của xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương được nhiều người tin dùng
Để mắm rươi, mắm cáy là sản phẩm nông nghiệp bền vững của địa phương, các thành viên trong HTX luôn học hỏi kinh nghiệm để tạo môi trường sạch cho rươi, cáy sinh sống, tạo nguồn nguyên liệu làm mắm phục vụ thực khách quanh năm.
Ông Nguyễn Văn Suốt ở thôn Kiên Nhuệ cho biết: “Nếu phun thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng này thì con rươi, con cáy đặc sản không còn đất sống. Chúng chỉ tồn tại ở vùng đất sạch tự nhiên”.
Vì vậy, ngay khi thu hoạch hết mùa rươi, lúc đó cũng đã vãn mùa cáy (tháng 2 âm lịch hằng năm), người dân ở đây sẽ cải tạo đất.
Họ nghiền ngô, đỗ tương trộn đều với đất tạo độ phì nhiêu, màu mỡ, không để đất cạn kiệt chất dinh dưỡng.
Video đang HOT
Bình quân 10 mẫu đất bãi khai thác rươi cần đến hơn 3 tấn ngô, đỗ. Người dân thường xuyên theo dõi dòng nước ra vào bãi. Nếu thấy nước ngoài sông không sạch, họ sẽ đóng cống để bảo vệ vùng rươi, cáy.
HTX hiện có 51 thành viên với tổng diện tích 50 ha khai thác con rươi, con cáy. Khi mới thành lập (năm 2019), HTX làm 500 chum mắm cáy và hàng nghìn chai mắm rươi, làm đến đâu bán hết đến đó.
Riêng sản phẩm con rươi tươi mỗi năm thu khoảng 70 tấn, trong đó 2/3 sản lượng được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc. Bình quân mỗi năm HTX thu lãi khoảng 30 tỷ đồng từ con rươi, con cáy.
Nhiều khách đặt mua chum mắm cáy cỡ lớn từ HTX Bảo tồn và khai thác rươi, cáy tự nhiên, chế biến nông sản sạch Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).
Theo nhiều thành viên trong HTX, để sản phẩm mắm rươi, mắm cáy đạt đủ các tiêu chí OCOP, HTX còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Lê Văn Quạt, Giám đốc HTX Bảo tồn và Khai thác rươi, cáy tự nhiên, chế biến nông sản sạch Vĩnh Lập cho biết nhiều người vẫn chưa hiểu rõ quy trình làm OCOP, chưa có nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm này. Cơ sở vật chất của HTX còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm cho khách.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đề nghị các cấp, ngành tiếp tục quan tâm, tập huấn xây dựng sản phẩm OCOP cho mắm rươi, mắm cáy của HTX.
Các cơ quan chuyên môn cần hướng dẫn cụ thể quy trình và thủ tục để sản phẩm được công nhận OCOP. Cấp trên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho khu trưng bày sản phẩm mắm rươi, mắm cáy của HTX, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.
Dân buôn tiết lộ về đặc sản "nhìn thì sợ, nếm thì mê" nửa triệu đồng/kg đang gây "sốt"
Những con rươi nhung nhúc có thể khiến nhiều người rất e sợ, tuy nhiên, mùa rươi cũng chính là mùa giúp không ít tiểu thương "hốt bạc".
Thời gian này, tại nhiều chợ dân sinh hay các kênh bán hải sản online, con rươi - một loại đặc sản nổi tiếng ở các vùng Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh... lại được rao bán rầm rộ với mức giá từ 55.000 - 65.000 đồng/lạng. Chúng thường được mua về chế biến các món ăn như chả, mắm hay làm nem hoặc kho... được nhiều người yêu thích.
Vì mùa rươi chỉ kéo dài chừng 2 tháng nên dù phải chi cả nửa triệu để mua 1kg, nhưng đặc sản này vẫn hút khách.
Tú Anh, một đầu mối bán rươi Hải Dương cho biết, "đôi mươi tháng chín, mùng năm tháng mười", chính là câu nói để nhắc thời điểm chính vụ thu hoạch rươi. Tháng 9, tháng 10 âm lịch là thời điểm rươi ngon và béo, sản lượng cũng dồi dào nhất.
Sau khi thu hoạch, rươi được tưới nước sạch để nhả nhớt, lọc bỏ rong rêu và bắt đầu đổ sỉ cho dân buôn. Tùy vào từng vùng, giá rươi đổ sỉ sẽ chênh lệch nhau khá nhiều. Đắt đỏ nhất vẫn là rươi Tứ Kỳ, Hải Dương vì loại rươi ở đây nổi tiếng ngon.
"Mặc dù ở các vùng thu hoạch rươi khá nhiều nhưng vì dân buôn cũng đông nên không phải khi nào cũng gom được nhiều hàng 1 lúc. Mỗi chuyến, tôi có thể thu mua được chừng 30kg. Trung bình 1 tuần có thể bán cả tạ rươi", Tú Anh hào hứng chia sẻ.
Vào mùa rươi, đặc sản này có giá nửa triệu đồng/kg vẫn hút khách.
Cũng đắt khách mua rươi không kém, Trà My (đầu mối buôn rươi online tại Hà Nội) cho biết, hiện tại, rươi từ các vùng như Thái Bình đang có giá từ 49.000 đồng/lạng, rươi Quảng Ninh bán 50.000 đồng/lạng. Ngoài ra, rẻ nhất là rươi cấp đông được bán với giá 42.000 đồng/lạng. Không chỉ bán hàng tươi, hàng chế biến sẵn như chả rươi cũng giúp nhiều người kiếm lời.
Đầu mối này cho biết, nếu không phải là khách "sành" rươi hay có mối mua hàng uy tín, có thể không phân biệt được rươi từng vùng và dễ bị mua đắt.
Rươi to, mập, nhiều bột khi được thu hoạch chính vụ.
"Những con rươi đầu mùa ở Hải Dương thường mập, chắc, và nhiều sữa bên trong. Đây là loại ngon có giá khá đắt. Còn ở Quảng Ninh, rươi Đông Triều phân bổ rải rác ở sông Đạm Thuỷ, sông Đá Bạc, sông Cầu Cầu nhưng nhiều và ngon nhất là ở sông Cầu. Thịt rươi rất chắc.
Khi mua, cần chọn rươi tươi. Có thể nhìn qua màu của chúng, thông thường chỉ có màu xanh và hồng đỏ. Rươi nhỏ, gầy, có màu xanh, yếu hoặc có mùi tanh thì không nên mua.
Khi sơ chế, nên rửa nhẹ nhàng kẻo rươi vỡ bụng, làm sạch bớt bùn, rác. Sau đó, ngâm rươi trong nước nóng khoảng 75 độ C và khuấy đều để rươi rụng hết lông, rồi vớt ra để ráo nước là được", Trà My chia sẻ.
Chuột đồng thành đặc sản đắt hơn thịt lợn, người dân đi bắt kiếm tiền triệu mỗi ngày Đến hẹn lại lên, khi vụ lúa hè thu đến kỳ thu hoạch là dịp những "tay" săn chuột chuyên nghiệp được dịp "hốt bạc" khi mỗi người mang về cả chục kg, thu về cả triệu đồng mỗi ngày. Chỉ vào bao tải lúc nhúc toàn chuột đồng, anh Nguyễn Văn Bình - trú tại làng Sặt, xã Tân Phong (Ninh Giang,...