Hà Tĩnh: Xử phạt hành chính hơn 1.200 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm
Trong 9 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra được 9.756 lượt cơ sở, phát hiện 1.284 lượt cơ sở vi phạm và xử phạt hành chính 1.212 cơ sở với số tiền hơn 1,86 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng tiến hành lấy mẫu thực phẩm để kiểm tra
Lực lượng chức năng cũng tiêu hủy lượng hàng hóa vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm 17.280 quả trứng gà, 2.500 kg đường, 75 kg mì chính, 127 lít rượu, 09 hộp sữa các loại, 16 hộp thực phẩm chức năng, 45 chai nước ngọt, hơn 200 gói, hộp bánh kẹo,… và nhiều hàng hóa vi phạm khác có giá trị trên 600 triệu đồng.
Ngoài ra, Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tiến hành kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở kinh doanh vật tư Nông nghiệp và kinh doanh nông lâm thủy sản theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT. Lũy kế đến tháng 9/2018 là: kiểm tra được 2.062 lượt cơ sở, đạt 132,62% so với cùng kỳ năm trước và 108,47% so với kế hoạch năm 2018.
Về công tác kiểm soát mối nguy, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, các ngành chức năng: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các địa phương đã tiến hành lấy 3.112 mẫu thực phẩm (nước uống đóng chai, giò, chả, bún, sữa bột, thủy sản, rau, củ, quả, rượu,…) kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng.
Phát hiện chất nhuộm vải trong chế biến ruốc
Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát về ATVSTP luôn được các ngành chức năng Hà Tĩnh chú trọng
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, tính đến cuối tháng 10/2018, toàn tỉnh có 514 cơ sở SX, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Trong đó, có 97,65% cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATVSTP; gần 28.000 cơ sở SX ban đầu nhỏ, lẻ đã được thống kê và tiến hành ký cam kết đảm bảo ATVSTP theo quy định. Trong 10 tháng đầu năm 2018, các đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở NN-PTNT đã lấy 428 mẫu thực phẩm các loại để kiểm tra chỉ tiêu ATVSTP, kết quả có 8 mẫu vi phạm chất lượng, chiếm 1,87%.
Video đang HOT
Đặc biệt, Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Sở NN-PTNT Hà Tĩnh) đã phát hiện 8 mẫu ruốc (chiếm 40%) tại 7/15 cơ sở (3 cơ sở sản xuất ở huyện Lộc Hà (cơ sở Nguyễn Hải Hà (200kg ruốc); Phan Thị Huệ (42 kg); Nguyễn Thị Tâm (35kg) và 4 cơ sở kinh doanh ở TP Hà Tĩnh) có dư lượng Rhodamine B, được sử dụng trái phép để làm chất tạo màu.
Ngay lập tức, lực lượng chức năng lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính 70 triệu đồng; đồng thời, buộc tiêu hủy toàn bộ số lượng ruốc trên; đình chỉ hoạt động 3 cơ sở trong thời hạn 5 tháng.
Ngoài 3 cơ sở SX vi phạm trên, mới đây lực lượng chuyên môn Sở NN-PTNT tiếp tục phát hiện thêm cơ sở Thuần Hoành cũng sử dụng Rhodamine B để tạo màu chế biến ruốc mặn (100kg). Vi phạm tại cơ sở này đã được bàn giao cho UBND huyện Lộc Hà xử lý.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với các địa phương trong toàn tỉnh đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSTP trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và nếu phát hiện vi phạm tiến hành điều tra, xử lý nghiêm minh, đủ sức răn đe nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo các địa phương về tăng cường công tác quản lý nhà nước, hạn chế tối đa các vụ vi phạm điều kiện đảm bảo ATVSTP, đặc biệt là sử dụng chất cấm trong chế biến thực phẩm.
Xuân Sinh
Theo Dân trí
Gia Lai: Xây dựng mô hình điểm về ATTP trong các bếp ăn tập thể
Trong năm 2018, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Gia Lai đã xây mô hình điểm về đảm bảo ATTP trong bếp ăn tập thể tại các trường học, cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Với sự nỗ lực trong công tác chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn xây dựng mô hình của chi cục đã góp phần phòng ngừa ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Vào cuối tháng 11/2018, Chi cục ATVSTP tỉnh Gia Lai đã xây dựng kế hoạch tổ chức thẩm định và công nhận mô hình điểm về bếp ăn tập thể trường học, cơ sở sản xuất và chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Theo đó, nhằm kiểm tra toàn diện việc thực hiện quy định pháp luật về bảo đảm ATTP, đoàn chi cục ATVSTP đã đến bếp ăn tập thể của 105 trường học và 50 cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Thông qua việc xây dựng mô hình điểm này sẽ giúp cho việc phòng ngừa nguy cơ ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm. Đồng thời, từ các mô hình này sẽ là cơ sở để nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh.
Đoàn liên ngành về ATTP đã tiến hành kiểm tra kiến thức của các cấp dưỡng, người trực tiếp nấu nên bữa ăn cho các cháu
Trong đợt kiểm tra và công nhận là mô hình điểm, Chi cục ATVSTP đã lập đoàn gồm có đại diện các phòng trong chi cục, cán bộ giáo dục và trung tâm y tế của các huyện. Từ đó, đoàn đã kiểm tra về hồ sơ pháp lý, điều kiện thực tế tại bếp ăn (cơ sở vật chất và trình độ các cấp dưỡng...).Sau khi kiểm tra, đoàn đã tiến hành lập biên bản thẩm định điều kiện tại bếp ăn.
Đoàn tiến hành kiểm tra việc bảo quản thực phẩm và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định
Theo ghi nhận trong tuần vừa qua, đoàn đã lập ra hai đoàn để đi về các huyện nằm trong danh sách 105 trường và 50 cơ sở sản xuất và chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn nhằm nắm tình hình, kiểm tra, đồng thời hướng dẫn, chỉ ra những điểm làm được và nhược điểm để các bếp ăn khắc phục kịp thời.
Không gian nhà bếp luôn được giữ sạch sẽ, thoáng mát với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc nấu và ăn của các học sinh
Cụ thể, đoàn đã về kiểm tra trường THCS Nội trú huyện Chư Păh và đã nhận thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ATTP trong bếp ăn tập thể. Đáp ứng được các điều kiện để trở thành mô hình điểm. Theo biên bản, trường đã cung cấp đầy đủ về hồ sơ pháp lý như nguồn gốc thực phẩm, kiểm nghiệm nguồn nước...Khu vực bếp đáp ứng điều kiện sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ các đồ dùng cần thiết phục vụ việc ăn uống của học sinh. Quan trọng hơn, trường luôn kiểm tra và xác định chất lượng thức ăn thông qua việc lưu mẫu theo quy định.
Đồ ăn, chén bát và các trang thiết bị nhà bếp được để ngăn nắp trong các tủ kính
Trao đổi với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Tuyết (Hiệu trưởng trường THCS Nội trú huyện Chư Păh) cho biết: "Với sự chỉ đạo, hướng dẫn các quy định về ATTP của phòng giáo dục, y tế và đặc biệt là Chi cục ATVSTP tỉnh nhằm định hướng cho trường trong việc xây dựng được mô hình điểm về bếp ăn tập thể. Việc thực hiện đã giúp chúng tôi yên tâm hơn trong mỗi bữa ăn đến với học sinh. Phòng ngừa tình trạng ngộ độc hay các bệnh truyền qua đường thực phẩm...".
Thông qua việc xây dựng các bếp ăn tập thể đã giúp cho giáo viên, phụ huynh yên tâm hơn về những bữa ăn của các học sinh
Tương tự, cô Trần Thị Mơ (Hiệu trưởng trường Mầm Mon thị trấn Ia Ly) cho biết: "Là một trường mầm non cách xa trung tâm huyện gần 30km nên công tác ăn uống của các em gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2017, đoàn đã kiểm tra bếp ăn và chỉ ra những điểm còn thiếu sót như về khu thay đồ và bàn cao để thực phẩm...Ngay lập tức chúng tôi đã bổ sung chấn chỉnh. Năm nay, chúng tôi đã hoàn thiện khu bếp ăn tập thể và trở thành mô hình bếp ăn điểm. Với việc này không chỉ mang lại sự an toàn cho học sinh mà còn các phụ huynh sẽ tin tưởng...".
Những mẫu thức ăn đều được lưu trữ theo đúng quy định
Ông Nguyễn Văn Đang - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Gia Lai cho biết: "Nhờ sự hướng dẫn, tuyên truyền mà trong những năm gần đây ý thức của người dân, cá nhân, tập thể đã được nâng lên trong công tác bảo đảm ATTP. Với việc xây dựng các bếp ăn tập thể này sẽ giúp lan rộng cho toàn tỉnh. Ngoài ra, đây cũng sẽ là địa chỉ để cho các đơn vị đến thăm quan, học hỏi và về triển khai xây dựng các bếp ăn an toàn nhằm bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho học sinh, công nhân...
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Phạt 16 triệu đồng doanh nghiệp khiến 40 công nhân ngộ độc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai vừa quyết định xử phạt hành chính 16 triệu đồng đối với Công ty thủy điện Sông Đà 9 vì doanh nghiệp này vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm có gần 40 công nhân thi công Nhà máy Thủy điện Pa Ke tại khu vực thôn Lù Dì Sán, xã...