Hà Nội yêu cầu triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong những ngày đầu của năm học mới, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo bảo an ninh, an toàn trường học.
Ảnh minh họa
Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường cần triển khai các giải pháp bảo bảo an ninh, an toàn trường học; rà soát, kiểm tra cơ sở vật chất, hệ thống điện, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước… đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên khi tổ chức, tham gia các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường.
Đặc biệt, Sở lưu ý các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc đưa đón học sinh. Với những trường có tổ chức đưa đón học sinh bằng xe ô tô, phải lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có uy tín, xe đảm bảo chất lượng yêu cầu kỹ thuật để vận hành an toàn, lái xe có ý thức và có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Phải rà soát quy trình trẻ, quản trẻ từ gia đình (điểm đón trẻ) lúc đến trường và trong thời gian học tập tại trường cho đến khi bàn giao trẻ cho gia đình bảo đảm chặt chẽ, rõ trách nhiệm; thông báo rộng rãi quy trình này đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh để cùng phối hợp, giám sát thực hiện bảo đảm tuyệt đối an toàn cho học sinh.
Các trường cần rèn luyện cho học sinh có kỹ năng tự bảo vệ khi bị vào hoàn cảnh nguy hiểm, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và tai nạn thương tích. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội, làm việc tốt hơn, có khả năng xử lý hiệu quả, đúng đắn các tình huống khó khăn trong học tập, cuộc sống. Rèn luyện sức khỏe, có ý thức tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe.
Khi học sinh đi học trở lại, các nhà trường sẽ tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh. Do đó, Sở yêu cầu các trường học, cơ sở giáo dục có bếp ăn tập thể phải đảm bảo đủ các điều kiện an toàn thực phẩm và tiến hành tổng vệ sinh bếp ăn, nhà ăn trước khi tổ chức phục vụ học sinh, giáo viên, không để xảy ra sự cố an toàn thực phẩm trong nhà trường.
Video đang HOT
Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức để mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh cùng hành động bảo vệ môi trường không sử dụng, xả thải những vật dụng làm bằng ni lông ra môi trường, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định của khu dân cư…
Duy trì việc vệ sinh phòng học, lớp học và tổng vệ sinh toàn trường hàng tuần. Duy trì nền nếp tập thể dục giữa giờ bằng các bài tập phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi. Tổ chức 100% học sinh cam kết nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông, chú trọng việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông.
Trước ngày khai giảng, khu vực trước cổng trường phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ, thông thoáng; phối hợp với chính quyền địa phương giải tỏa hàng quán, đảm bảo trật tự an toàn giao thông xung quanh cổng trường.
Các nhà trường cần kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn cho giáo viên, học sinh và có biện pháp khắc phục để không xảy ra sự việc đáng tiếc.
Thi trực tuyến: Nỗ lực thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng năng lực học sinh
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều địa phương buộc phải sử dụng hình thức trực tuyến để tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 năm học 2021-2022.
Bên cạnh việc đảm bảo đường truyền, thách thức mới với các trường là đảm bảo nghiêm túc, công bằng và đánh giá đúng năng lực học sinh.
Thời điểm này, các trường học trên cả nước đang dồn sức chuẩn bị cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 năm học 2021-2022. Ảnh: Hải Nguyễn
Đảm bảo nghiêm túc, công bằng
Theo chia sẻ từ một số trường tại Hà Nội, để đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc trong kỳ kiểm tra, nhà trường đã xây dựng phương án tổ chức thi chi tiết, kỹ lưỡng, yêu cầu học sinh và giáo viên thực hiện nghiêm túc.
Tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội), kế hoạch kiểm tra, đánh giá được quy định rõ ràng theo hướng dẫn của các cấp. Theo cô Hồ Thuận Yến - Hiệu trưởng nhà trường, trong suốt quá trình làm bài thi, học sinh phải mở mic, bật camera. Một phòng thi có 2 giáo viên giám sát toàn bộ quá trình làm bài.
Với đề thi, đa số các môn sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Nhà trường xây dựng một bộ đề có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, gồm nhiều mã đề, có sự xáo trộn. Với môn Văn và Toán sẽ thi theo hình thức tự luận. Theo đó, các môn thi tự luận được chấm trên phần mềm thi, bài thi trắc nghiệm máy sẽ tự chấm, đảm bảo công bằng cho học sinh.
Tại Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Ba Đình, Hà Nội), để quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 thuận lợi và đạt hiệu quả cao, giáo viên đã chủ động tổ chức ôn tập nhiều dạng bài trắc nghiệm giúp học sinh làm quen. Đặc biệt, đề thi của các môn tích hợp được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm và chia nội dung theo tỉ lệ số tiết dạy.
"Với môn Lịch sử - Địa lý, phân môn Sử có 2 tiết/tuần, phân môn Địa có 1 tiết/tuần thì lượng câu hỏi sẽ chia thành 3 phần, Sử 2 - Địa 1. Với thời gian kiểm tra là 40 phút, đề thi sẽ có 20 câu liên quan đến kiến thức Lịch sử và 10 câu thuộc kiến thức Địa lý.
Kiểm tra trực tiếp là 60 phút nhưng do dịch bệnh nên nhà trường điều chỉnh thời gian bài thi cho phù hợp với tình hình thực tế dạy online. Điều này rất phù hợp với học sinh mới làm quen với sách mới" - cô Lê Thị Oanh - giáo viên Lịch sử của nhà trường - cho biết.
Theo đó, Trường THCS Nguyễn Công Trứ sử dụng phần mềm Azota tạo đề và chọn khung giờ kiểm tra. Khi tạo đề, thầy cô sẽ thao tác chọn định dạng học sinh chỉ được phép làm một lần và biết kết quả sau khi cả lớp đã nộp bài, đảm bảo tính khách quan.
Còn nhiều khó khăn khi thực hiện
Thông qua thực tiễn kiểm tra, đánh giá học sinh theo hình thức trực tuyến, cô Lê Thị Oanh - giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ cho biết, hiện nay vẫn còn tồn đọng một số khó khăn.
"Nhiều điểm hạ tầng mạng, sóng viễn thông gặp trục trặc nên học sinh bị mất mạng khi đang làm bài, lúc này giáo viên phải gửi lại đường link làm bài nhiều lần. Bên cạnh đó, việc giám sát học sinh thông qua camera cũng khó đảm bảo tính trung thực" - cô Oanh cho biết.
Bên cạnh những khó khăn trên, cô Hồ Thuận Yến - Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Hoa Thám - cho biết, thời gian này, cả học trò và thầy cô đều gặp khó.
"Những môn tự luận, học sinh sẽ làm ra giấy, chụp lại rồi nộp bài. Lúc này, thầy cô phải chấm chữa trên máy tính rất vất vả. Hy vọng sang tháng 11, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt để thầy trò có thể đến trường" - cô Yến mong mỏi.
Năm học 2021 - 2022 đang bước sang tuần học thứ 8, bên cạnh những địa phương đang triển khai kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1, nhiều nơi vẫn chưa thể xác định hình thức kiểm tra.
Tại Cần Thơ, nhiều trường vẫn chưa chốt được phương án kiểm tra, đánh giá học sinh trong thời điểm này. Theo cô Lam Mỹ Linh - Hiệu trưởng Trường THCS An Thới (Bình Thủy, Cần Thơ), nhà trường đang chờ hướng dẫn để quyết định phương án kiểm tra phù hợp nhất.
"Sở GDĐT đang xây dựng phương án kiểm tra, đánh giá, hiện nay chưa có hướng dẫn. Tuy nhiên, nhà trường đã xây dựng 2 phương án là thi trực tiếp và thi trực tuyến.
Nếu học sinh đến trường, nhà trường thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, đồng thời chia ca, chia phòng lớp trong quá trình kiểm tra. Nếu ứng dụng hình thức thi trực tuyến, nhà trường sử dụng phần mềm kiểm tra có nhiều tính năng như: bảo mật đề thi, xáo trộn đề thi, giới hạn thời gian,... Đồng thời, giám sát chặt chẽ, đảm bảo công bằng, khách quan và đánh giá đúng thực lực học sinh" - cô Linh thông tin.
Hà Nội xét duyệt giải thưởng nhà giáo tâm huyết, sáng tạo Trong 2 ngày 26-27/10, ngành GD-ĐT Hà Nội tổ chức vòng chung khảo xét duyệt giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 5 năm học 2020 - 2021 theo hình thức trực tuyến tới gần 300 điểm cầu các đơn vị trường học. Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 5 được Sở...