Hà Nội xuất hiện vải đầu mùa giá 70.000 đồng/kg
Tại các chợ dân sinh, chợ online vải đầu mùa đã xuất hiện với giá bán từ 60.000-70.000 đồng/kg.
Hầu hết vải bán tại chợ quả còn xanh, ăn có vị chua. Người bán cũng thừa nhận loại vải này không phải là vải thiều xịn mà là vải lai, vài u hồng, vải u trứng trồng ở các địa phương như Quảng Ninh, Hưng Yên, Tây Nguyên… Vải này thường chín sớm hơn so với vải thiều chính vụ từ 20-30 ngày.
Chị Trà bán hoa quả tại chợ Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy) cho biết, vải đang bán trên thị trường là vải lai, vải quê chứ chưa phải là vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), hay Lục Ngạn (Bắc Giang). Khoảng gần một tháng nữa mới đến vụ vải thiều.
Vải đầu mùa bán tại chợ có giá 60.000-70.000 đồng/kg
Hiện vải chín sớm có giá 60.000 đồng/kg nhưng theo chị Trà, năm nay giá vải rẻ hơn nhiều so với năm ngoái.
Video đang HOT
“Mọi năm vải chín sớm bán tại vườn đã 70.000 đồng/kg, đến tay người tiêu dùng phải 90.000-100.000 đồng/kg nhưng năm nay giá rẻ chỉ bằng gần nửa”, chị Trà cho hay.
Cũng theo chị Trà, hiện vải chưa chín hẳn, vẫn hơi xanh và có vị chua nên chị không dám nhập nhiều, mỗi phiên chỉ lấy khoảng 30kg.
“Tôi mới bán vải đầu mùa được 3 hôm nay. Vải đầu mùa chưa ngọt lắm nhưng hai ngày qua bán khá chạy vì mọi người mua về thắp hương ngày rằm. Hơn nữa, cũng có người lại thích thưởng thức vải sớm”, chị Trà cho hay.
Trên chợ online, vải đầu mùa cũng đang được bán với giá khoảng 60.000-70.000 đồng/kg. Vải đầu mùa có nguồn gốc từ Quảng Ninh, Tây Nguyên…
Đang bán vải đầu mùa trên chợ online, chị Ngọc (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vải chị bán là vải u trứng trồng tại Quảng Ninh, giống vải này chín sớm hơn vải thiều Bắc Giang, Hải Dương. Vải u trứng tuy không ngon bằng vải thiều nhưng quả to, căng tròn, mọng nước, không bị sâu đầu và cũng được trồng theo tiêu chuẩn VietGap nên đảm bảo sạch. Do là vải đầu mùa, chưa xuất hiện nhiều nên cũng dễ bán, mỗi ngày chị bán được khoảng 30-40kg.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương, diện tích vải toàn tỉnh năm nay khoảng 9.750ha. Tổng sản lượng quả dự kiến 45.000 tấn, cao hơn 20.000 tấn so niên vụ vải năm 2019. Thời gian thu hoạch trà vải sớm dự kiến từ ngày 10-30/5. Riêng vải thiều chính vụ sẽ thu hoạch từ ngày 1 – 20/6.
Tương tự, tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, năm 2020, tỉnh này có trên 28.000ha vải thiều, sản lượng ước đạt trên 160.000 tấn. Theo đó, trà vải sớm sẽ cho thu hoạch từ ngày 20/5 đến 5/6, vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10/6.
Theo lãnh đạo tỉnh Hải Dương, hiện đã có nhiều doanh nghiệp đến các vùng vải thiều của tỉnh đăng ký bao tiêu loại trái cây đặc sản này. Song, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nên việc tiêu thụ vải có thể sẽ gặp khó khăn. Trước tình hình trên, tỉnh này đề nghị Bộ NN&PTNT làm việc với Trung Quốc để tạo điều kiện xuất khẩu được thuận lợi. Đặc biệt là các yêu cầu về bao bì, đóng gói, tem nhãn… cần thông báo sớm.
Còn đại diện tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, tỉnh đã chủ động xây dựng các kịch bản tiêu thụ vải thiều. Kịch bản thuận lợi nhất là xuất khẩu sang tất cả các thị trường; kịch bản thứ hai là xuất khẩu có khó khăn, nhưng vẫn có thể xuất khẩu được; kịch bản thứ ba trong bối cảnh khó khăn nhất là không xuất khẩu được, khi đó thì tập trung lớn nhất sẽ là tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Sốc với giá vải đầu mùa: Rẻ bằng 1/2 năm ngoái
So với năm 2019 có giá vải cao ngất ngưởng lên đến 100.000 đồng/kg thì nay vải đầu mùa chỉ có mức giá 40.000 đồng/kg.
Vào các ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5, vải đã bắt đầu xuất hiện trên các sạp hàng bán hoa quả. Không giống như năm ngoái, tại các chợ dân sinh ở TP.HCM giá bán mặt hàng này hiện tại chỉ rơi vào khoảng từ 40.000 đồng - 80.000 đồng/kg. Hầu hết vải được nhập từ Tây Nguyên.
Một thương lái bán trái cây tại quận 6 cho biết, vải được bán ở Sài Gòn phần lớn được nhập từ Đăk Lăk về bán. Nhiều người dân từ Hưng Yên di cư vào Tây Nguyên sinh sống và mang theo giống vải vào đây trồng. Tuy không phải là vùng chuyên canh vải nổi tiếng như Hải Dương hay Bắc Giang nhưng vải trồng ở vùng đất này tương đối ngon ngọt nên khá dễ bán.
Vải nếp Đăk Lăk.
Do thổ nhưỡng, khí hậu khác miền Bắc nên vải thiều Đăk Lăk thu hoạch sớm hơn miền Bắc khoảng 1 tháng. Một số tiểu thương tại chợ Thủ Đức cho hay, giá vải Tây Nguyên năm nay tại vườn chỉ từ 25.000 - 35.000 đồng/kg tùy kích thước lớn nhỏ. Do giá nhập rẻ nên giá bán ra cũng rơi vào khoảng từ 40.000 - 45.000 đồng/kg.
"Năm nay hàng có sớm, nhưng lại không được giá. Nếu như mọi năm giá vải thiều đầu mùa phải cả 100.000/kg, thì năm nay loại đẹp trái to có giá 60.000 - 70.000 đồng/kg, còn loại trái nhỏ chỉ từ 40.000 - 50.000 đồng/kg", chị Mai Anh, một người bán trái cây ở chợ Cây Gõ chia sẻ trên Kinh tế đô thị.
Theo nhiều nhà vườn ở Tây Nguyên, từ trước giờ, hơn 80% vải ở địa phương này tiêu thụ chủ yếu trong nội địa, 20% xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên năm nay thị trường trầm lắng do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, thương lái không đến đặt cọc như mọi khi mà cần đến đâu cắt đến đó. Bởi thế, năm nay giá vải Tây Nguyên chỉ bằng một nửa năm ngoái.
Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, giá vải năm nay giảm gần 1 nửa so với đầu mùa năm ngoái.
Loại vải bán đắt nhất trong đợt này là vải u hồng có vỏ chín màu phớt hồng nhẹ, vị ngọt thanh. Vải u hồng được bán với giá 70.000 đồng/kg. Tiếp đó là vải nếp Đăk Lăk loại chùm to, kích cỡ và màu sắc đồng đều có giá từ 60.000 đồng/kg.
Giá thịt lợn vẫn cao ngất, nhiều người đổ xô mua thịt đông lạnh siêu rẻ Người dân chuyển hướng qua tìm hiểu và lựa chọn thịt lợn đông lạnh thay vì hàng tươi sống, khiến cho nhiều mặt hàng như sườn cánh buồm giá 89.000 đồng/kg, sườn sụn 60.000 đồng/kg đắt khách. Nhiều ngày nay, giá thịt lợn tại các chợ dân sinh vẫn ở mức cao và có sự chênh lệch khá lớn so với giá lợn...