Hà Nội ô nhiễm nặng nhiều ngày liên tục, kể cả các công viên
Những ngày gần đây, không khí ở Hà Nội liên tục trong trình trạng ô nhiễm nặng ở mức gây hại cho sức khỏe, kể cả ngày cuối tuần và tại các khu vực công viên có nhiều cây xanh.
Ngày hôm qua (16/9), thông tin trên trang Pamair về mức cảnh báo về ô nhiễm không khí ở Hà Nội cho thấy hầu hết là sắc đỏ và cam (là các mức gây hại cho sức khỏe), kể cả các khu vực có nhiều cây xanh như công viên Lê Nin, Công viên Nghĩa Đô, Công viên Cầu Giấy…
Đáng chú ý, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội xuất hiện ngay cả những ngày cuối tuần, khi mà lượng phương tiện lưu thông giảm hẳn so với ngày thường. Nhiều người cho biết khi ra đường có cảm giác mắt cay cay, những người có bệnh về hô hấp có cảm giác rất khó chịu.
Chia sẻ với VnMedia về nguyên nhân khiến chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội những ngày này tăng cao, chuyên gia môi trường Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, đây là hiện tượng “nghịch nhiệt”. Hiểu nôm na là ô nhiễm rất cần gió và đối lưu để khuếch tán đi.
Sắc đỏ tràn ngập kể cả khu vực công viên Thống Nhất trong ngày cuối tuần cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề ở Hà Nội
Trong trường hợp tĩnh gió, ít đối lưu là ô nhiễm cứ thế ở lại gây ô nhiễm. Những ngày vừa qua, Hà Nội luôn trong tình trạng gió lặng, sương mù dày đặc vào buổi sáng. Trong khi đó, nhiều người dân đốt vàng mã vào dịp ngày rằm tháng Tám khiến cho lượng khói không thoát lên khỏi tầng sương mù, góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm không khí nặng hơn.
Trong khí tượng học, nghịch nhiệt là một hiện tượng đảo chiều của các thành phần khí trong khí quyển ở những nơi có vĩ độ cao. Nghịch nhiệt có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm do khói bị kẹt lại và nằm gần mặt đất hơn, gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Nghịch nhiệt cũng có thể làm gián đoạn sự đối lưu trong khí quyển, gây nguy cơ hình thành bão nếu sự gián đoạn này bị phá hủy. Nghịch nhiệt thường gây ra mưa băng tại những nơi có khí hậu lạnh.
Video đang HOT
Ngày đầu tuần, các chỉ số ô nhiễm không khí vẫn chỉ hai màu đỏ và cam, không hề thấy bóng dáng của màu xanh
Có một điều mọi người thắc mắc, đó là mức độ ô nhiễm không khí được tính theo chỉ số nào? Giải thích với VnMedia, ông Hoàng Dương Tùng cho biết, hiện nay, Chỉ số chất lượng không khí (AQI) đang được tính bằng chỉ số PM2.5.
Đây là một hỗn hợp bụi siêu mịn giữa các hạt thể rắn và thể lỏng có trong không khí. Hầu hết các hạt này đều rất nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các hạt nguy hiểm nhất là các hạt có kích thước PM 2.5 (đường kính từ 2.5 micromet trở xuống). Ở kích thước cực nhỏ này, khi bạn hít vào, chúng sẽ thẩm thấu thẳng vào mạch máu và đi đến các cơ quan nội tạng quan trọng.
Tiếp xúc trực tiếp với PM2.5 có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp, tim mạch và thần kinh nghiêm trọng. Chúng tôi đánh giá PM2.5 là dạng ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất vì nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, có tần xuất xuất hiện và nồng độ cao.
Chỉ số ô nhiễm PM2.5 ở mức 12 micro-gram/mét khối được xem như ở mức an toàn cho sức khoẻ. Chỉ số này tương đương với AQI mức 50. Chỉ số ô nhiễm PM2.5 ở mức 35 micro-gram/mét khối là trên của chất lượng không khí trung bình. Chỉ số này tương đương với AQI mức 100.
Những ngày vừa qua, chỉ số AQI ở Hà Nội hầu hết đều ở mức đỏ, (mức trên 100 cho đến khoảng 160) là mức ô nhiễm có hại cho sức khỏe. Trước đó, trong mùa hè vừa qua, có nhiều ngày chỉ số này ở mức tím, là mức rất hại cho sức khỏe.
Cần lưu ý, những ngày không khí ở mức nguy hại lại thường có nhiều sương mù và nhiều mây, tưởng như trời mát mẻ trong lành nên nhiều người chủ quan, ra đường không đeo khẩu trang. Ngoài ra, nhiều người hay chọn buổi sáng để ra ngoài tập thể dục mong hít thở không khí trong lành.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, người dân khi tham gia giao thông trong những ngày này cần thiết phải đeo các loại khẩu trang đủ tác dụng ngăn bụi mịn. Không nên ra ngoài tập thể dục vào buổi sáng khi trời có nhiều sương mù, cũng không nên mở cửa sổ trong thời gian này để tránh không khí ô nhiễm tràn vào trong nhà.
Tuệ Khanh
Theo vnmedia
Có phải trẻ sinh mổ dễ đau ốm hơn sinh thường?
Theo bác sĩ chuyên khoa, trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh về hô hấp, đặc biệt là hệ miễn dịch kém phát triển hơn trẻ sinh thường. Tuy nhiên, việc đẻ thường hay đẻ mổ nên được bác sĩ quyết định chứ không phải sản phụ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt vời nhất là trẻ được sinh thường, bởi cái gì thuận với tự nhiên cũng tốt hơn. Khi ra đời bằng phương pháp sinh thường, bé sẽ biết lựa chiều phù hợp với khung xương của mẹ, biết chồng các xương của mình lại để có thể lọt ra một cách dễ dàng nhất. Bé sinh thường buộc phải ép ngực và lúc đó nước trong phổi sẽ ra hết. Khi bé khóc, phổi sẽ nở ra.
Còn ở trẻ sinh mổ, việc không qua đường sinh tự nhiên của mẹ khiến phổi của trẻ không được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, nên nhiều bé còn tồn dịch phổi, dễ bị khò khè hoặc mắc các bệnh về hô hấp sau này. Hệ hô hấp của những bé sinh thường bao giờ cũng tốt hơn sinh mổ.
So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém phát triển hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện (6 tháng) so với trẻ sinh thường (10 ngày). Ảnh: Internet.
Trẻ sinh thường được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi trong môi trường vùng kín của mẹ. Vì thế, tự cơ thể của bé có thể sản xuất hệ miễn dịch. Đây là bước quan trọng đầu tiên để phát triển hệ miễn dịch của trẻ.
Đối với trẻ sinh mổ, bé không tiếp nhận được vi khuẩn có lợi từ âm đạo của mẹ dẫn đến vi khuẩn có lợi chậm khu trú trong đường ruột nên sự phát triển của hệ miễn dịch bị chậm trễ.
Hơn nữa, với sản phụ sinh thường, trong quá trình chuyển dạ sẽ sản sinh ra nhiều hormon giúp trẻ đề kháng tốt hơn. Do vậy, trẻ sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt. Với trẻ sinh mổ, việc hoàn thiện hệ miễn dịch có thể kéo dài đến 6 tháng. Vì thế, trẻ sinh thường ít ốm vặt và nuôi cũng dễ hơn trẻ sinh mổ. Hệ miễn dịch phát triển chậm trễ khiến trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hơn trẻ sinh thường, đặc biệt là hen suyễn, bệnh về hô hấp, bệnh về đường tiêu hóa và dị ứng (chàm sữa). Có tới 15% trẻ sinh mổ có nguy cơ dị ứng, dù không có yếu tố di truyền, cả bố và mẹ đều chưa từng bị dị ứng.
Bên cạnh sự non yếu của hệ miễn dịch, trẻ sinh mổ còn có hệ tiêu hoá không tốt như những bé sinh thường. Trẻ sinh mổ do khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm chạp nên cũng dễ gặp những vấn đề về tiêu hóa như: nôn trớ, ợ hơi, táo bón, trướng bụng, tiêu chảy... Đặc biệt, với hệ tiêu hoá còn non nớt dẫn đến việc hấp thu dưỡng chất bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, khoa học cũng cho thấy rằng, 2/3 hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa. Vì thế, sự cân bằng của hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ miễn dịch. Các loại vi khuẩn có lợi nằm trong đường tiêu hóa còn có thể hỗ trợ cơ thể trẻ sản xuất các chất kháng thể chống lại bệnh tật.
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của con, khi sinh mổ chính người mẹ cũng phải chịu những rủi ro như nhiễm trùng vế mổ, lâu phục hồi, mất máu, tai biến trong những lần mang thai sau...
Nếu mẹ có thai kỳ khỏe mạnh thì có thể sinh con thuận tự nhiên còn với những mẹ bầu gặp các vấn đề sức khỏe trong quá trình mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc đẻ thường hay đẻ mổ nên được bác sĩ quyết định chứ không phải sản phụ.
Để chọn được phương pháp sinh nở an toàn, các mẹ nên cân nhắc kỹ lượng và cần tuân thủ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Theo Ngọc Thi/Phụ nữ&Sức khỏe
'Mầm bệnh' nguy hiểm gieo rắc cho trẻ từ khói thuốc Hút thuốc lá thụ động - hít phải khói thuốc từ người hút thuốc - không chỉ gây bệnh về hô hấp cho trẻ em mà còn tạo "mầm mống" gây bệnh về tim, tai, hay thậm chí các bệnh ung thư. Nguy cơ khi trẻ phải hút thuốc lá thụ động Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ trẻ em gặp...