Hà Nội: Học trực tuyến là giải pháp ổn định trong thời gian đầu năm học 2021- 2022
Nhiệm vụ trọng tâm của cấp THCS trong năm học 2021-2022 được xác định là phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn trường học và nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS; đồng thời, thực hiện tốt CT GDPT mới với HS lớp 6.
“Ngày 6/9/2021 là hết hạn áp dụng giãn cách xã hội lần thứ 3 theo Chỉ thị số 16-CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, dù tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội được kiểm soát thì học sinh (HS) cũng chưa thể đến trường ngay. Vì vậy, các nhà trường cần xác định việc tổ chức dạy học trực tuyến với tất cả các khối lớp là giải pháp ổn định trong thời gian đầu của năm học 2021-2022″ – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 cấp tiểu học và THCS theo hình thức trực tuyến.
Chủ động xây dựng phương án dạy học phù hợp
Theo báo cáo tại hội nghị, hiện quy mô giáo dục tiểu học của Hà Nội có 786 trường với gần 789.000 HS, hơn 29.000 giáo viên. Năm qua, giáo dục tiểu học của TP ghi nhận nhiều dấu ấn đáng khích lệ như tích cực thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp; duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học; đảm bảo hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 cấp tiểu học, đổi mới phương pháp, hình thức đánh giá HS. Bậc tiểu học cũng nâng cao chất lượng dạy Ngoại ngữ, Tin học; xây dựng thư viện trường học đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực HS; đổi mới công tác quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, khắc phục tác động của dịch bệnh Covid- 19…
Giải pháp dạy trực tuyến cho HS khối 1 rất được quan tâm
Năm học 2021- 2022, một trong những nhiệm vụ của giáo dục tiểu học đó là tiếp tục thực hiện kế hoạch, phương án tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên chất lượng dạy và học các môn bắt buộc. Thêm nữa, cần quan tâm rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục và bố trí quỹ đất đề xây dựng trường, điểm trường, lớp học phù hợp; chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của các nhà trường; tăng năng lực tự chủ, sáng tạo của các tổ chuyên môn….
Nêu các giải pháp học trực tuyến trong năm học mới, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Xuân Tiến gợi mở: “Việc xây dựng phương án dạy học trực tuyến hiệu quả là vấn đề cần quan tâm, nhất là với HS lớp 1. Sở sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết tới các nhà trường. Tinh thần chung là các trường họp thống nhất với phụ huynh HS về khung giờ học, các hình thức trao đổi, hỗ trợ HS; dành từ 7 đến 10 buổi đầu để HS làm quen với hình thức học trực tuyến, tương tác với cô, với bạn… ; sau đó mới triển khai kế hoạch học tập. Trong quá trình triển khai, các trường lưu ý lựa chọn nội dung học tập phù hợp với HS ở địa bàn mình, những nội dung chưa thể triển khai sẽ thực hiện bổ sung khi HS quay trở lại trường học”.
Hỗ trợ để HS có đủ thiết bị học tập
Video đang HOT
Nhiệm vụ trọng tâm của cấp THCS trong năm học 2021-2022 được xác định là phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn trường học và nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS; đồng thời, thực hiện tốt CT GDPT mới với HS lớp 6.
Ngành Giáo dục Hà Nội xác định 5 nhiệm vụ cụ thể đối với cấp THCS; trong đó, việc phát triển mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện CT GDPT mới và các nhiệm vụ năm học, ưu tiên cho các trường học ở các huyện khó khăn gồm: Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất, Quốc Oai và Chương Mỹ.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Xuân Tiến: Cần quan tâm đến HS có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo HS đủ thiết bị học tập
Các trường THCS tập trung thực hiện hiệu quả việc đánh giá, xếp loại HS theo định hướng phát triển năng lực HS; đặc biệt với HS lớp 6 khi năm đầu tiên áp dụng việc đánh giá theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
Năm học 2021-2022, toàn ngành tiếp tục tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa chống dịch Covid-19, vừa duy trì việc dạy, học hiệu quả, quyết tâm không để những khó khăn của dịch làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng dạy học. Vì vậy, trước mắt, các nhà trường cần tăng cường tuyên truyền để phụ huynh, HS hiểu rõ việc dạy học trực tuyến trong thời điểm này là bắt buộc, vì vậy cần quan tâm mua sắm thiết bị học tập cho con.
“Các nhà trường cần kịp thời rà soát, quan tâm đến HS có hoàn cảnh khó khăn; đội ngũ giáo viên cần thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi nhà giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và nêu cao tấm gương sáng về mọi mặt để học trò noi theo”- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh.
Phụ huynh lớp 1 lo con chưa biết đọc, biết viết đã phải học online
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường ở Hà Nội khiến nhiều phụ huynh lo ngại con mình sẽ phải học trực tuyến ngay khi chập chững bước vào lớp 1.
Theo kế hoạch năm học của Bộ GD&ĐT, sớm nhất là ngày 23/8, học sinh lớp 1 trên cả nước sẽ tựu trường.
Lớp 1 học trực tuyến thế nào?
Anh Đặng Minh Đức (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, mới đây anh nhận được thông báo từ cô giáo chủ nhiệm về thời gian tựu trường dự kiến ngày 23/8. Nếu dịch bệnh chưa được kiểm soát, có khả năng nhà trường sẽ tổ chức cho các con học trực tuyến.
Trước thông tin này, anh Đức không khỏi lo ngại: "Các con phải học online ngay từ đầu năm học sẽ rất khó và vất cả cho cả cô cả trò. Với lớp 1, các con chưa biết đọc, biết viết, thậm chí cầm bút còn chưa đúng cách, nên rất cần sự chỉ bảo trực tiếp từ cô giáo. Bố mẹ có thể dạy con ở nhà nhưng về phương pháp và hiệu quả không thể bằng các thầy cô.
Chưa kể khi học ở nhà, con chỉ ngồi tập trung được 15-20 phút lại tỏ ra uể oải, không muốn học. Nhiều buổi học giữa bố mẹ và con căng thẳng không khác gì đánh trận. Với những trẻ còn quá nhỏ, phải ngồi học trước màn hình máy tính thời gian dài, không có thầy cô bạn bè, rất khó để các con có cảm hứng, vui vẻ học bài".
Anh Đức chia sẻ, lần đầu có con đi học, vợ chồng anh khá bỡ ngỡ. Để cả con và bố mẹ tự tin hơn khi vào năm học mới, trước đó, anh đã cho con tham gia khóa học tiền lớp 1, nhưng cũng chỉ được ít buổi rồi nghỉ do dịch bệnh.
Để giúp con làm quen dần với việc học, hàng ngày vợ chồng anh Đức đều dành một khoảng thời gian nhất định học cùng con, chuẩn bị những đồ dùng học tập mới để con hào hứng hơn.
Anh Dương Thuật (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, đến giờ nhà trường vẫn chưa có thông báo chính thức về kế hoạch năm học mới. Cùng như nhiều phụ huynh khác, anh Thuật rất lo lắng việc con có thể phải học online ngay từ đầu năm học.
"Nếu phải học online thì đây sẽ là thiệt thòi lớn cho các con và khó khăn cho phụ huynh khi phải hướng dẫn con biết đọc, biết viết. Các con đang quen với môi trường tự do thoải mái ở lớp mẫu giáo, chưa có khả năng tập trung học nhiều giờ liền, để con thích nghi với cách học mới không hề dễ.
Quan trọng hơn hết, nếu trẻ lớp 1 học online, có lẽ hiệu quả cũng sẽ không cao. Những con học lớp 2, lớp 3 đã biết đọc biết viết, quen với cô giáo chủ nhiệm và các bạn, việc học từ xa sẽ dễ dàng hơn. Còn các bé vừa vào lớp 1 hầu như chỉ mới thuộc được bảng chữ cái, cách đặt bút để viết còn chưa chuẩn, nếu không được học trực tiếp sẽ rất khó khăn" , anh Thuật nói.
Phụ huynh này cũng lo ngại, nếu con học online trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm thì sẽ rất khó khăn trong việc hướng dẫn con học.
Bố mẹ phải là trợ giảng
Chia sẻ về vấn đề học online với học sinh lớp 1, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội cho rằng, với tình hình dịch bệnh hiện nay, việc học sinh tựu trường từ 23/8 khó khả thi. Nếu đến đầu tháng 9, dịch bệnh được khống chế, học sinh được đến trường khai giảng và học trực tiếp thì sẽ rất thuận lợi, nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp học sinh tại Hà Nội, TP.HCM hay một số tỉnh thành phía Nam vẫn chưa thể đến trường, buộc phải học online.
Thầy Khang cũng cho rằng, học sinh lớn hơn đã quen với việc học online nên sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Nhưng với học sinh lớp 1, việc học trực tuyến chắc chắn sẽ vô cùng khó. Trong trường hợp bất khả kháng trẻ không thể đến lớp, cả nhà trường và cha mẹ cần chuẩn bị sẵn các kịch bản để đồng hành với con.
Trước khi bắt đầu dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1, phụ huynh cần được tập huấn trước cùng giáo viên chủ nhiệm về cách chuẩn bị laptop, máy tính bảng, các thao tác kỹ thuật cũng như cách hướng dẫn con học...
"Với trẻ lớp 1, khi các con chưa biết đọc, biết viết, luôn cần có cha mẹ ngồi cạnh học cùng. Trong suốt quá trình học online, các bậc phụ huynh sẽ đóng vai trò như trợ giảng cho cô giáo ở trường. Các con còn quá nhỏ, không đủ khả năng thao tác trên máy, cũng chưa đủ tự tin để ngồi học một mình với những thầy cô, bạn bè chưa từng gặp mặt. Cha mẹ sẽ vất vả hơn rất nhiều, nhưng gia đình và nhà trường cần phối hợp, động viên và giúp các con tiếp cận bài giảng", thầy Khang nói.
Thầy Nguyễn Xuân Khang cũng cho rằng, trẻ lớp 1 thường có tâm lý lạ trường lớp, dẫn đến nỗi sợ trong những buổi học đầu. Bởi vậy, rất cần tổ chức các buổi làm quen online, để từng học sinh tự giới thiệu về mình, cho trẻ tham gia một số hoạt động như hát, đố vui để quen dần, giảm thiệu sự lạ lẫm, tăng sự gắn kết giữa học sinh và giáo viên, giữa các thành viên trong lớp trong điều kiện mỗi em ngồi một nhà. Quá trình này có thể mất 2-3 buổi, tuy nhiên giáo viên và cha mẹ cần kiên nhẫn để tạo tâm lý thoải mái nhất cho con khi bước vào năm học.
"Nhiều phụ huynh thường lo ngại nếu học online con mình có theo được không. Về mặt chuyên môn, các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm, giáo viên tiểu học với kinh nghiệm giảng dạy sẽ giúp các con dần làm quen với chương trình học mới. Quan trọng nhất là yếu tố tâm lý, làm sao để trẻ bớt lo sợ, lạ lẫm, có hứng thú khi ngồi vào bàn học" , thầy Khang chia sẻ.
Hiệu trưởng Trường Marie Curie cho rằng, học trực tuyến, nhất là với học sinh nhỏ tuổi, sẽ không thể đạt kết quả giống như học trực tiếp trên lớp. Do đó, phụ huynh và nhà trường không nên kỳ vọng quá nhiều, dẫn đến áp lực cho trẻ.
Về việc nhiều phụ huynh mong muốn cho con học tiền lớp 1, theo thầy Nguyễn Xuân Khang, việc này là không cần thiết ngay cả trong điều kiện bình thường không có dịch bệnh.
"Trẻ vào lớp 1 chỉ có 2 kỹ năng chính là nghe và nói tiếng mẹ đẻ, 2 kỹ năng tiếp theo sẽ được học là đọc và viết, nhà trường sẽ dạy từng bước để các con biết đọc biết viết. Việc cho con đi học tiền lớp 1 để biết đọc viết viết, làm phép tính trước là không cần thiết, chưa nói đến chuyện thời điểm này, học trước theo hình thức online lại càng không khả thi" , thầy Nguyễn Xuân Khang cho biết.
NÓNG: Thời gian Hà Nội dự kiến cho học sinh tựu trường Mới đây, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thông tin thêm về thời gian đi học lại của học sinh trên toàn địa bàn. Ảnh minh họa Mới đây, Sở GD-ĐT Hà Nội đã trình UBND TP phê duyệt về khung thời gian năm học 2021 - 2022. Theo báo Thanh Niên , dự kiến lịch tựu trường của Hà Nội sẽ cơ bản...