Hà Nội: Đảm bảo học sinh có đủ sách giáo khoa trước khai giảng
Ngày 21/8, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định: Hà Nội đã chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng bước vào năm học mới 2021- 2022 và đã có giải pháp để đảm bảo học sinh có đủ SGK trước thềm khai giảng.
Mặc dù diễn ra khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng các nhà trường đã rất tích cực trong việc tham mưu với các cấp chính quyền để chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất đủ cho năm học mới 2021- 2022.
Đối với thực hiện chương trình GDPT mới 2018, SGK mới lớp 2 và lớp 6, các cơ sở đảm bảo mỗi lớp 2 đều có 1 phòng học để học sinh lớp 2 được học 2 buổi/ngày.
Thời gian qua, Sở GD&ĐT đã tham mưu với TP ban hành Danh mục SGK mới lớp 2 và lớp 6. Các nhà trường đã lựa chọn và đăng ký với các nhà xuất bản để triển khai phát hành sách tới tay phụ huynh và học sinh.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại do Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn TP nên một số khu vực, nhà trường chưa nhận được SGK. Về việc này, Sở GD&ĐT Hà Nội đã trao đổi sở GTVT thống nhất việc phát hành, vận chuyển SGK lớp 2, lớp 6 đến tay học sinh trước khai giảng năm học mới.
Các điều kiện cho năm học mới tại Hà Nội đã sẵn sàng
Bên cạnh đó, Sở rất quan tâm công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chương trình mới lớp 2, lớp 6; 100% quản lý, giáo viên lớp 2, lớp 6 đã được tập huấn khung chương trình chung và SGK do các trường lựa chọn, đảm bảo việc dạy học chương trình lớp 2 và lớp 6 được thuận lợi.
Thời gian tới, khả năng học sinh trên địa bàn TP vẫn phải triển khai học bằng hình thức trực tuyến; Sở đã chỉ đạo các nhà trường cố gắng tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất, đường truyền, trang thiết bị tốt nhất; lưu ý giáo viên có phương pháp dạy hiệu quả
Với lớp 1, 2, Sở đề nghị giáo viên chủ nhiệm trao đổi, thống nhất cha mẹ học sinh hướng dẫn, đồng hành cùng con để có thể học trực tuyến tốt nhất. Với các nhà trường, nếu học sinh hạn chế thiết bị, cần có giải pháp xã hội hóa để học sinh có đủ trang thiết bị học tập.
Video đang HOT
Về công tác chăm lo đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên, Theo Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà, Công đoàn ngành đã chủ động phối hợp Sở GD&ĐT quan tâm đến công đoàn viên ngành Giáo dục, đặc biệt với những người có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Công đoàn ngành đã có 4 đợt trao quà cho nhà giáo, người lao động trong các đơn vị trực thuộc; hỗ trợ trên 350 giáo viên (từ 1, 5 triệu – 4 triệu đồng/người) cùng 200 gói quà An sinh công đoàn. Nhân dịp khai giảng năm học mới, Công đoàn ngành dự kiến có một đợt hỗ trợ, chủ yếu hướng đến giáo viên, người lao động ở khối trường ngoài công lập, mầm non, nhóm trẻ trẻ tư thục; giúp động viên tinh thần các nhà giáo vượt qua khó khăn, dịch bệnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới.
TP.HCM tổ chức học trực tuyến đến hết học kỳ 1 năm học 2021-2022
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không tổ chức tựu trường, không khai giảng tập trung, học sinh các bậc từ Tiểu học đến THPT sẽ bắt đầu năm học mới bằng hình thức học trực tuyến đến hết học kỳ 1.
Học sinh học trực tuyến. (Nguồn: TTXVN)
Chiều 19/8, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh thông tin về phương án bắt đầu năm học mới 2021-2022, công tác tuyển sinh lớp 10 Chuyên và lớp 6 trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa.
Học trực tuyến trong học kỳ 1
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong tình hình hiện nay, không thể bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tiếp. Do đó, thành phố sẽ không tổ chức tựu trường, không khai giảng tập trung, học sinh các bậc từ Tiểu học đến Trung học phổ thông sẽ bắt đầu năm học mới bằng hình thức học trên môi trường Internet đến hết học kỳ 1.
Cụ thể, bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông sẽ chính thức giảng dạy chương trình năm học mới 2021-2022 từ ngày 6/9. Còn bậc Tiểu học chính thức giảng dạy chương trình năm học mới từ ngày 20/9.
[Tạo điều kiện tốt nhất cho những học sinh "mắc kẹt" vì tránh dịch]
Trước khi dạy-học chính thức, từ ngày 1-5/9 các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông sẽ tổ chức hướng dẫn kỹ năng, phương pháp học tập trên Internet và củng cố kiến thức cho học sinh; còn bậc Tiểu học tổ chức lớp từ ngày 8-19/9.
Riêng bậc học mầm non, do đặc thù phải dạy-học trực tiếp nên sẽ khai giảng chậm hơn. Trong thời gian chưa thể bắt đầu đi học, các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức cho giáo viên xây dựng các đoạn phim ngắn hướng dẫn trẻ sinh hoạt, vui chơi, giáo dục kỹ năng với sự tham gia, phối hợp của phụ huynh.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ dạy và học trực tuyến được thành phố xác định là phương thức học ổn định trong năm học tới chứ không chỉ là giải pháp tình thế như những năm học trước.
Hiện, ngành giáo dục thành phố đã xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu phong phú phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến trong năm học mới. Việc bắt đầu năm học bằng hình thức học trên Internet sẽ tránh bị dồn ép tiến độ cuối năm học để đảm bảo các kỳ thi cuối cấp.
Khi thành phố kiểm soát tốt dịch bệnh, ngành giáo dục sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ cho trẻ đến trường, trong đó ưu tiên các khối lớp 1, 2, các lớp đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp để học trực tiếp, các khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.
Trường hợp học trực tuyến kéo dài, thành phố sẽ tính toán tham mưu sử dụng các tuần dự trữ, kéo dài thêm năm học, nhất là cho các lớp 1, 2 và đầu cấp để đảm bảo chương trình, kết quả học tập.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế.
Các cơ sở chuẩn bị đầy đủ, chu đáo phương án tổ chức dạy và học chương trình năm học mới trên môi trường internet đến hết học kỳ 1, nhất là với các khối lớp 1, lớp 2, đầu cấp và cuối cấp. Tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh tại mỗi địa phương, các quận, huyện chủ động báo cáo, đề xuất việc tổ chức dạy và học trực tiếp ngay trong học kỳ 1 khi có đủ điều kiện.
Ngành giáo dục thành phố sẽ chủ động phối hợp với ngành Y tế rà soát để tổ chức tiêm vaccie đầy đủ cho lực lượng giáo viên; hướng dẫn các cơ sở giáo dục chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, xây dựng các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh và nhà giáo khi đi học trở lại.
Điều chỉnh phương thức và chỉ tiêu xét tuyển lớp chuyên
Căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 chuyên và lớp 10 không chuyên trong trường chuyên; điều chỉnh chỉ tiêu, phương thức xét tuyển lớp 6 trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa.
Cụ thể, thành phố sẽ xét tuyển bổ sung đủ chỉ tiêu được giao và tuyển thêm 10% chỉ tiêu vào lớp 10 chuyên. Số học sinh được tuyển bổ sung sẽ không được hưởng chính sách tài chính của học sinh chuyên nếu sĩ số vượt quá 35 học sinh/lớp.
Kết thúc năm học, các trường tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực, sàng học học sinh đang theo học lớp 10 chuyên nhưng không đủ khả năng tiếp tục học theo chương trình chuyên, để đảm bảo chất lượng.
Thành phố cũng điều chỉnh phương án xét tuyển vào lớp 6 trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa với điểm xét tuyển vào lớp 6 của trường là tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 3, 4, 5 các môn Tiếng Việt, Toán cộng tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 4, 5 các môn Khoa học và Lịch sử-Địa lý.
Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau và vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh thì xem xét thêm tiêu chí bổ sung về Ngoại ngữ và Tin học; tăng chỉ tiêu tuyển sinh lên 600 học sinh, thay vì 525 học sinh như kế hoạch trước đây.
Với việc điều chỉnh phương án xét tuyển vào lớp 6 trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Đại Nghĩa, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết trong quá trình thực hiện xét tuyển, có tới 1.560 học sinh đạt tổng 60 điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt-Toán lớp 3, 4, 5, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh là 525 học sinh, gây khó khăn cho công tác sàng lọc.
Do đó, thay vì căn cứ vào tổng điểm của 2 môn Toán, Tiếng Việt, Sở Giáo dục và Đào tạo nhận thấy cần thiết phải bổ sung tiêu chí tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý lớp 4, 5, nhằm phù hợp với yêu cầu đánh giá năng lực toàn diện của học sinh.
Trước đó, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thành phố Hồ Chí Minh đã phải điều chỉnh phương thức tuyển sinh vào lớp 10 chuyên và lớp 6 Trường Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa bằng hình thức xét tuyển, thay vì thi tuyển, khảo sát như những năm trước.
Học sinh học trực tuyến. (Nguồn: TTXVN)
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho rằng, hình thức xét tuyển này được căn cứ trên các quy định hiện hành, phù hợp với thực tiễn và thực hiện được mục tiêu đề ra trong việc lựa chọn các học sinh có năng lực, năng khiếu.
Các tiêu chí xét tuyển đều căn cứ trên các bộ môn tương đồng với môn thi, bộ môn chuyên và tiêu chí khuyến khích trên kết quả kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, thành phố, là các kỳ thi được tổ chức công bằng, nghiêm túc, khách quan, phản ánh niềm đam mê, sự tập trung đầu tư bài bản cho môn chuyên mà học sinh lựa chọn.
"Việc thay đổi phương án tuyển sinh là giải pháp tình thế, do điều kiện không thể tổ chức thi tuyển do dịch. Phương thức này không thể đạt đồng thuận tuyệt đối như thi tuyển nhưng rất mong quý phụ huynh chia sẻ, đồng lòng cùng vượt qua khó khăn của đại dịch," ông Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ./.
Địa phương duy nhất cho học sinh đi học trở lại từ ngày mai (20/8) Theo kế hoạch của UBND tỉnh đã phê duyệt cho khung chương trình năm học 2021 - 2022, học sinh Hà Giang sẽ tựu trường sớm nhất từ ngày 20/8, khai giảng vào ngày 5/9. Ảnh minh họa Ngày mai (20/8), Hà Giang sẽ cho học sinh tựu trường. Đây cũng là địa phương duy nhất trong cả nước cho học sinh đi...