Hà Nội: Chọn GV có kinh nghiệm, vững chuyên môn nhất dạy lớp 6 CTGDPT mới
Ngày 20/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2020-2021 cấp THCS. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tuyến.
Toàn cảnh hội nghị.
Hà Nội hiện có 642 trường THCS với hơn 508.000 học sinh. Trong học kỳ I năm học 2020-2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của cấp THCS đều có tiến bộ.
Video đang HOT
Nền nếp, kỷ cương ở các nhà trường trên địa bàn thành phố được duy trì ổn định. Tỷ lệ học sinh xếp loại văn hóa giỏi đạt 35,05%. Chất lượng giáo dục đạo đức được giữ vững với 90,35% số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, 8,7% số học sinh xếp loại hạnh kiểm khá.
Tuy nhiên, tại các nhà trường THCS còn tồn tại một số hạn chế như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ; một số nơi còn thiếu phòng tin học, ngoại ngữ; chất lượng đội ngũ ở một số trường còn chênh lệch…
Tại hội nghị, các phòng GD&ĐT, trường học đã tham luận làm rõ các vấn đề: xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn…
Qua đó cho thấy những nỗ lực của địa phương, nhà trường trong công tác tham mưu chính quyền địa phương tăng cường các nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học để bảo đảm cho công tác dạy, học có chất lượng.
Bước vào học kỳ II, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến đề nghị các đơn vị tiếp tục có giải pháp khắc phục khó khăn, hạn chế đã chỉ ra. Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên học sinh lớp 6 sẽ học Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT, các nhà trường rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện hiệu quả.
Các nhà trường quan tâm lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm, vững chuyên môn nhất để đảm nhận nhiệm vụ dạy lớp 6 năm học 2021-2022; tập trung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán ở các môn học, làm nòng cốt để nhân rộng đội ngũ giáo viên giỏi trong toàn ngành; rà soát trang thiết bị dạy học cần thiết cho lớp 6 để được bổ sung, trang cấp kịp với triển khai chương trình…
Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6 từ năm học 2021- 2022
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 43/2020/TT-BGDĐT và 44/2020/TT-BGDĐT quy định danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6, được áp dụng từ năm học 2021 - 2022.
Ảnh minh họa
Theo Thông tư 43/2020/TT-BGDĐT, danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2 bao gồm các môn: Đạo đức, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội và thiết bị dùng chung.
Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2 ban hành kèm Thông tư, các cơ sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục tiểu học bắt đầu từ năm học 2021 - 2022.
Theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT, danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 6 bao gồm các môn học sau: Môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹvthuật), Hoạt động trải nghiệm và thiết bị dùng chung.
Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 6 ban hành kèm Thông tư, các cơ sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục trung học cơ sở bắt đầu từ năm học 2021 - 2022.
Thông tư 43/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT cùng có hiệu lực từ ngày 19/12/2020.
Đầu tư thiết bị dạy học - cần chủ động từ địa phương Thiết bị dạy học (TBDH) tối thiểu mới chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu đổi mới Chương trình, SGK lớp 1. Ngành GD các địa phương thực hiện nhiệm vụ kép, lo điều kiện CSVC, TBDH cho năm học đầu tiên đổi mới chương trình, SGK ở lớp 1. Ảnh: Thanh Tuấn Trước thực trạng trên, Cục Cơ sở vật...