Hà Nội: Các trường phải công khai thông tin tuyển sinh
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, các trường mầm non, tiểu học và THCS bắt đầu tuyển sinh từ ngày 2/7 đến ngày 16/7/2, tuyệt đối không được tuyển sinh trước thời gian quy định. Sau ngày 16/7, những trường chưa đủ chỉ tiêu được giao phải báo để được phê duyệt tuyển bổ sung.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, về cơ bản, công tác tuyển sinh (TS) đầu cấp vẫn được thực hiện như các năm. Cụ thể, tổ chức TS đúng quy định, công khai, công bằng, tạo thuận lợi cho học sinh (HS) và cha mẹ HS; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tiến tới phổ cập giáo dục bậc trung học.
Thực hiện phân tuyến TS hợp lý, đảm bảo đủ chỗ học cho HS, phấn đấu giảm sĩ số học sinh/lớp, giảm số HS trái tuyến. Tăng số HS được học 2 buổi/ngày. Cá nhân chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trước cấp trên trực tiếp, thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm cuối cùng về công tác TS.
Căn cứ vào kết quả điều tra số trẻ trong độ tuổi TS theo địa bàn được phân công; cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường, các trường chủ động xây dựng dự thảo kế hoạch công tác TS năm học 2012-2013, báo cáo phòng GD-ĐT.
Ưu tiên nhận trẻ 5 tuổi vào trường mầm non
Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội, các đơn vị xây dựng kế hoạch tuyển sin dựa trên cơ sở dự thảo kế hoạch TS của các trường; Số trẻ ở từng độ tuổi trên địa bàn; Điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên của từng trường, chỉ tiêu (số lớp, số HS/lớp, số lớp được học 2 buổi/ngày) phải phù hợp với số phòng học của trường, trong đó phải dành ưu tiên cho các phòng chức năng và phòng học 2 buổi/ngày.
Ngoài ra còn đảm bảo mức phấn đấu huy động số trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt 32%, mẫu giáo đạt 90%, 65% trẻ khuyết tật ở thể nhẹ trong độ tuổi mầm non được học hoà nhập, ưu tiên nhận trẻ 5 tuổi để thực hiện phổ cập 1 năm trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, đảm bảo 100% trẻ 6 tuổi đủ sức khoẻ được vào lớp 1; 100% HS đã hoàn thành chương trình tiểu học được vào học lớp 6; thu hút ít nhất 70% trẻ khuyết tật còn đủ sức khoẻ vào học lớp 1 và 100% trẻ khuyết tật hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; tuyệt đối không được nhận trẻ thiếu tuổi vào lớp 1….
Video đang HOT
Đầu tư xây dựng trường đối với các khu đô thị mới, cần quan tâm tới con em của các hộ dân thuộc diện tái định cư do giải phóng mặt bằng; tạo điều kiện cho HS dân tộc, con em các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn vào các trường công lập.
Đối với các khu đô thị mới chưa có trường, phòng GD-ĐT báo cáo UBND quận, huyện, thị xã có biện pháp giải quyết chỗ học cho HS và thúc đẩy việc xây thêm trường mới theo quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn.
Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các đơn vị có nội dung kế hoạch TS bao gồm: phân chia địa bàn TS; chỉ tiêu TS đối với từng trường; quy định về số HS trên một lớp, số lớp của từng trường; chuẩn bị đội ngũ giáo viên và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức thực hiện công tác TS, thực hiện Quy chế công khai tại các cơ sở giáo dục.
Công khai thông tin tuyển sinh
Để đảm bảo công tác TS ở bậc mầm non, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường thông báo công khai chỉ tiêu TS trẻ mầm non ở từng độ tuổi và tổ chức tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn dân cư theo quy định.
Các trường phối hợp với UBND phường, xã, thị trấn trong công tác tổ chức TS, tuyên truyền sâu rộng trong các tổ dân phố, thôn, xóm về chỉ tiêu TS ở từng độ tuổi và thời gian TS để các bậc cha mẹ hiểu rõ, tránh gây áp lực cho công tác TS, đưa trẻ đến trường nhập học theo đúng độ tuổi và tuyến TS quy định. Trường hợp số trẻ đăng ký học tại trường vượt quá khả năng tiếp nhận, nhà trường phải ưu tiên tiếp nhận trẻ 5 tuổi, trẻ thuộc tuyến TS được giao.
Trường hợp do số trẻ trên địa bàn đăng ký học vượt quá quy định thì số trẻ trong mỗi nhóm lớp có thể tăng thêm nhưng phải đảm bảo được tỷ lệ số giáo viên/trẻ/lớp theo quy định và diện tích sử dụng tối thiểu đạt 1,5 m2 cho một cháu.
Đối với tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 năm 2012 vẫn tiến hành phương thức xét tuyển. Địa bàn TS theo tuyến TS do UBND quận, huyện, thị xã quy định cho các trường.Đối tượng dự tuyển vào lớp 6 là những HS đã hoàn thành chương trình tiểu học.
Về độ tuổi vào đầu cấp Sở GD-ĐT quy định: đối với lớp 1 là trẻ 6 tuổi (sinh năm 2006); trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi.
Đối với lớp 6 thì độ tuổi vào học là 11tuổi (sinh năm 2001). Chỉ có những trường hợp đặc biệt như những HS được học vượt lớp hoặc HS được vào học tiểu học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định ở tiểu học thì tuổi vào lớp 6 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp tiểu học; HS là người dân tộc thiểu số, HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, HS ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định. Tuy nhiên HS không được lưu ban quá hai lần trong một cấp học.
“Tuỳ theo tình hình thực tế ở một số địa phương, phòng GD-ĐT có thể chỉ đạo cho phép chuyển toàn bộ hồ sơ của những HS đã hoàn thành chương trình tiểu học từ các trường tiểu học sang trường THCS trên cùng địa bàn để tạo thuận lợi cho HS trong việc nộp hồ sơ vào lớp 6..” – lãnh đạo Sở GD-ĐT cho hay.
Ngoài ra Sở GD-ĐT Hà Nội cũng quy định, trong suốt thời gian TS, các trường tuyệt đối không được thu hoặc vận động cha mẹ HS đóng góp các khoản ngoài quy định cho nhà trường. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường phân công trực để hướng dẫn chu đáo, giải quyết kịp thời các khó khăn thắc mắc, tạo thuận lợi cho HS và cha mẹ HS.
Được biết, tính đến thời điểm hiện này các trường đang khẩn trường làm công tác rà soát các đối tượng thuộc diện TS. Sau khi thống kê, các trường sẽ báo cáo kế hoạch TS lên các Phòng GD-ĐT. Lãnh đạo nhiều Phòng GD-ĐT cho hay, sớm nhất thì phải cuối tháng 5 mới có kế hoạch TS cụ thể để thông báo đến với các bậc phụ huynh.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Tuyệt đối không để mất, nhầm lẫn hồ sơ ĐKDT của thí sinh
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga vừa có công văn chỉ đạo các Sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ thực hiện kế hoạch bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012.
Theo đó, Bộ yêu cầu các Sở GD-ĐT quản lý và bảo vệ hồ sơ ĐKDT, có phương án đề phòng và xử lý kịp thời các sự cố hoả hoạn, thiên tai và các tình huống bất trắc có thể xảy ra thực hiện đúng qui trình nhập dữ liệu, đúng cấu trúc của chương trình phần mềm máy tính tuyển sinh 2012 và kiểm dò kỹ trước khi sao đĩa dữ liệu ĐKDT bàn giao cho các trường.
Hồ sơ ĐKDT sắp xếp theo mã đơn vị ĐKDT, ngành học, khối thi đúng thứ tự trong máy tính, đĩa ghi số liệu tương ứng với số lượng hồ sơ ĐKDT.
Khi bàn giao hồ sơ ĐKDT tuyệt đối không để mất mát, thất lạc, nhầm lẫn, sai lệch. Những sở GD-ĐT không đến bàn giao hồ sơ trực tiếp thì gửi hồ sơ ĐKDT, đĩa ghi số liệu và lệ phí theo đường bưu điện chuyển phát nhanh cho các trường.
Các sở bàn giao trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện chuyển phát nhanh cho các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 của thí sinh có nguyện vọng học tại các trường đó.
Đối với các đại học, học viện, các trường ĐH và CĐ, Bộ yêu cầu cử cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh và máy tính đến nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí tuyển sinh do các sở GD-ĐT bàn giao ngay trong buổi sáng ngày giao nhận hồ sơ và lệ phí tuyển sinh, không để nhầm lẫn hoặc mất mát hồ sơ.
Các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi cần cử cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh đến nhận bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 của thí sinh có nguyện vọng học tại trường mình do các sở GD-ĐT bàn giao. Trong trường hợp các trường không đến nhận trực tiếp, cần có công văn đề nghị các sở GD-ĐT gửi qua đường bưu điện chuyển phát nhanh.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Nhiều thí sinh lựa chọn trường top giữa Đại diện các sở GD-ĐT cho biết số lượng hồ sơ đăng ký dự thi giảm so với năm 2011 và thí sinh có xu hướng chọn các trường top giữa hoặc gần nhà. Nhiều sở GD-ĐT phía Nam đã hoàn tất việc thống kê số lượng hồ sơ nộp đăng ký dự thi ĐH, CĐ để bàn giao cho các trường vào...