Hà Ánh Phượng – Cô giáo 9X người Mường vừa vào top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu: Câu chuyện từ vườn chuối nhìn ra thế giới và tâm sự nghề giáo 4.0 mùa Covid-19

Theo dõi VGT trên

Hà Ánh Phượng sinh ra ở một vùng quê nghèo Yên Lập, một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ. Ước mơ được trở thành một cô giáo của cô Hà Ánh Phượng được nuôi dưỡng từ khi cô còn nhỏ.

Cô giáo Hà Ánh Phượng, 29 t.uổi, là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 50 giáo viên toàn cầu năm 2020. G.iải t.hưởng vinh danh giáo viên trên toàn cầu được Varkey Foundation tổ chức thường niên nhằm tôn vinh thầy cô có đóng góp đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục trên toàn thế giới, được ví như “giải Nobel dành cho giáo dục” của Varkey Foundation.

Trước đó vào tháng 2, cô giáo Hà Ánh Phượng là giáo viên Việt Nam duy nhất giành học bổng toàn phần của Bộ Ngoại giao Mỹ dành cho thủ lĩnh trẻ các nước Đông Nam Á và được công nhận danh hiệu MIE Expert – chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft.

Nói về niềm vinh dự này, Phượng chia sẻ: “Việc trở thành một trong 50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu có ý nghĩa rất lớn không phải chỉ cho riêng cá nhân tôi mà còn có ý nghĩa với ngành giáo dục tỉnh Phú thọ và giáo dục của cả nước.Tôi nghĩ mình đang truyền thêm nguồn năng lượng lớn để cổ vũ cho các bạn học sinh có thêm động lực và niềm cảm hứng trong hành trình trở thành công dân toàn cầu.”

Về quê để làm cô giáo là cách tốt nhất để tôi có thể “trả món nợ ân tình”

Hà Ánh Phượng sinh ra ở một vùng quê nghèo Yên Lập, một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ. Ước mơ được trở thành một cô giáo của cô Hà Ánh Phượng được nuôi dưỡng từ khi cô còn nhỏ. “Ngày còn bé, nhà tôi sống gần trường tiểu học, sống trong môi trường như vậy nên tôi rất thích được làm cô giáo. Tôi rất thích cảm giác được đứng trên bục giảng. Biết được ước mơ của tôi, bố bèn đi chặt gỗ về ghép thành tấm bảng cho con gái đứng tập làm cô giáo”, Phượng nhớ lại.

Năm học cấp II, cấp III, Phượng tham gia học tập tại trường dân tộc nội trú ở huyện và tỉnh. Năm 2009, Ánh Phượng đạt học bổng Hoa Trạng nguyên, đây g.iải t.hưởng dành cho thủ khoa tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào và Tập đoàn Tân Tạo trao tặng.

Sau nhiều năm cố gắng học tập, Phượng thi đỗ Trường Đại học Hà Nội với khao khát được đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp giáo dục.Trong thời gian học đại học, Phượng vừa học, vừa đi làm thêm. Năm 2011, cô là một trong những sinh viên xuất sắc ở châu Á đạt học bổng tiềm năng lãnh đạo do Viện Giáo dục quốc tế Mỹ IIE trao tặng.

Cầm trên tay tấm bằng loại ưu của Trường Đại học Hà Nội, Hà Ánh Phượng được một công ty dược của Pakistan mời về làm giám đốc đại diện kiêm phiên dịch viên với mức lương hấp dẫn. Nhưng điều đó không hấp dẫn được cô gái trẻ, cô từ chối mức lương hấp dẫn đó để tiếp tục học thạc sĩ ngành sư phạm tiếng Anh và nhận bằng thạc sĩ năm 2016.

Vậy điều gì đã khiến cho một Thạc sĩ trẻ, cầm trên tay tấm bằng giỏi, lại quyết định quay trở về quê hương và theo đuổi con chữ?

“Có hai lý do khiến tôi quyết định trở thành một cô giáo. Lý do thứ nhất là niềm đam mê, bởi lẽ được dạy học đã là niềm mơ ước từ nhỏ của tôi. Tôi quan niệm rằng, giáo dục có thể thay đổi được tất cả, thế nên tôi quyết định trở về quê hương dạy học để đóng góp cho quê hương mình.

Lý do thứ hai, tôi nghĩ mình là một người đặc biệt, nhận được nhiều ” món nợ ân tình” của quê hương, vậy nên tôi quay về để trả món nợ ân tình ấy. Tôi học cấp II, cấp III ở trường dân tộc nội trú, trường nội trú là trường mà các anh em dân tộc thiểu số sẽ ở cùng với nhau ở trong trường và học sinh không về nhà. Đặc thù của trường dân tộc là sau khi đã vào đến trường rồi thì thầy cô giống như là cha mẹ và bạn bè thì giống như anh em. Mọi hoạt động học tập, chi phí sinh hoạt tôi và học sinh ở đây đều được nhà nước chi trả.

Suốt bao nhiêu năm ăn học như vậy, tới khi tôi vào đại học thì tôi cũng không phải đóng t.iền học phí. Khi ra trường, đi làm, tôi cũng được đặc cách vào biên chế nhà nước. Vậy nên, tôi nghĩ rằng mình đã nhận được sự giúp đỡ, những món nợ ân tình khó trả. Về quê để làm cô giáo – đây chính là cách để tôi có thể trả món nợ ân tình mà từ trước đến nay tôi nhận được từ quê hương, từ Đảng và nhà nước.”

Video đang HOT

Vậy là Phượng quyết định về quê và tham gia giảng dạy tại ngôi trường THPT Hương Cần, tại đây, các em học sinh đã và đang được tiếp cận với nhiều phương pháp học tập mới. Dù cho ngôi trường này có tới 85% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhưng nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin và mạng Internet vào chương trình giảng dạy, cô Phượng đã đưa học sinh của mình tham gia vào các tiết học xuyên biên giới.

Hà Ánh Phượng - Cô giáo 9X người Mường vừa vào top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu: Câu chuyện từ vườn chuối nhìn ra thế giới và tâm sự nghề giáo 4.0 mùa Covid-19 - Hình 1

Cô giáo Hà Ánh Phượng – trường THPT Hương Cần, Phú Thọ.

Câu chuyện từ vườn chuối nhìn ra thế giới

Từ lúc mới về trường, Phượng đã bắt đầu thực hiện kết nối những tiết học xuyên biên giới. Lúc ấy, cô vẫn chưa tham gia vào diễn đàn giáo viên sáng tạo. “Ban đầu, những lớp học xuyên biên giới tôi thực hiện, chủ yếu là kết nối với những người bạn nước ngoài của tôi, không phải 100% đều là giáo viên”, Phượng chia sẻ.

Phương pháp học từ vựng SVA đã được cô Phượng nghĩ ra và áp dụng cho học sinh của mình từ câu chuyện “Từ vườn chuối nhìn ra thế giới”. Câu chuyện này là câu chuyện mà cô vẫn thường hay kể trong các cuộc hội thảo phát triển chuyên môn, chia sẻ với giáo viên.

Hà Ánh Phượng kể lại: “Một ngày nọ, nhà tôi bị mất điện, không có wifi, nhà hàng xóm thì có. Trong khi trời nắng nóng, đang trưa nên tôi cũng rất sợ phiền nhà hàng xóm, thế nên, tôi đã chạy ra vườn chuối nhà mình, vừa ngồi mát, vừa có wifi.

Tại vườn chuối nhà mình, tôi đã kết nối với một thầy giáo người Châu Phi. Chỉ với một buổi ngày hôm đấy khiến tôi ngộ ra được rất nhiều điều. Tôi đã học được phương pháp học từ mới từ thầy giáo người Châu Phi và tự đúc kết và điểu chỉnh cho học sinh mình học cho phù hợp phù hợp với học sinh của mình.

Tôi biết được, đất nước của thầy ấy là một đất nước ở Nam Phi, có nền kinh tế nghèo hơn Việt Nam rất nhiều nhưng chỉ số phát triển năng lực ngoại ngữ của đất nước đó lại hơn hẳn của Việt Nam. Từ buổi hôm đó, tôi bắt đầu có kết nối và học hỏi, chia sẻ với rất nhiều giáo viên dạy tiếng Anh, xem cách họ dạy ở nước của họ như thế nào.”

Sau khi chính thức tham gia diễn đàn giáo viên sáng tạo, cô bắt đầu kết nối với cả giáo viên và học sinh ở nước ngoài. Từ đó, lớp học của cô trở thành một lớp học cộng đồng. Với ứng dụng Zoom và Skype, cô Phượng đưa học sinh của mình vào môi trường học tập không biên giới, khắc phục được những hạn chế của mô hình lớp học truyền thống.

Ban đầu, học sinh của cô Phượng còn rụt rè, nhút nhát, vẫn đùn đẩy nhau mỗi lúc cô giáo trao cơ hội nói chuyện với người nước ngoài, chỉ dám vẫy tay, nói “Hello”. “Khi áp dụng phương pháp mới này, các em học sinh đều thay đổi rất nhiều, hiểu, tiến bộ nhiều hơn”, Phượng chia sẻ.

Những tiết học tiếng Anh của cô Phượng trở nên hết sức hấp dẫn, học sinh của Phượng được phát triển toàn diện tất cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Khi được áp dụng phương pháp học tập mới, học sinh ở trường THPT Hương Cần đã tự tin hơn và rèn luyện được kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.

Không chỉ kết nối để giáo viên và học sinh của hai nước nói chuyện với nhau, các giáo viên còn đưa ra các dạng bài tập, ngữ pháp, dự án học tập để học sinh cả hai nước cùng làm. Ngoài ra, giáo viên còn tạo ra hoạt động giao lưu văn hóa, áp dụng những ứng dụng công nghệ thông tin mà cả hai nước đều có thể sử dụng.

“Qua việc sử dụng phương pháp mới, cả giáo viên và học sinh đều được ‘đi’ rất nhiều nước, đồng thời các thầy cô cũng linh hoạt cách kết nối của mình để làm sao học sinh vừa học lại vừa có thể đi du lịch. Các em học sinh hiểu biết thêm rất nhiều kiến thức xã hội về nhiều nước trên thế giới. Có nhiều trường hợp đặc biệt, do chênh lệch khung giờ giữa các nước, có những giáo viên nước ngoài tình nguyện thức dậy lúc 3 giờ sáng để tham gia cùng lớp mình và tôi luôn trân quý những thầy cô ấy”, Phượng bộc bạch.

Từ huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, các học trò của cô Phượng có thể tự tin thuyết trình, giới thiệu về những nét văn hóa đặc trưng dân tộc với các thầy cô và bạn bè người Mỹ qua buổi học trực tuyến.

Cùng với sự thành công của những tiết học xuyên biên giới, cô giáo Phượng và các em học sinh của mình còn thực hiện nhiều dự án có sức lan tỏa đến cộng đồng. Trong đó phải kể đến dự án: Nói không với ống hút nhựa , được thực hiện bởi 91 em học sinh trường cấp 3 Hương Cần và cô giáo Hà Ánh Phượng.

Trong dự án này, các em học sinh đã mang đến những sản phẩm được làm từ chiếc ống hút tre và giới thiệu quy trình làm ra sản phẩm ấy để lan tỏa tới các bạn bè quốc tế. Dự án quốc tế “Say no to plastic straw” – Nói không với ống hút nhựa của nhóm học sinh do Phượng hướng dẫn cũng đã tạo được tiếng vang rất lớn trong cộng đồng học sinh quốc tế và nâng cao tiếng nói cho học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Hà Ánh Phượng - Cô giáo 9X người Mường vừa vào top 50 giáo viên xuất sắc toàn cầu: Câu chuyện từ vườn chuối nhìn ra thế giới và tâm sự nghề giáo 4.0 mùa Covid-19 - Hình 2

Dạy và học qua truyền hình là một điểm mạnh ở Việt Nam

Trước tình hình dịch bệnh, cô Hà Ánh Phượng cùng nhiều giáo viên tham gia các tiết dạy học trên truyền hình. Theo cô Phượng, phương pháp dạy học qua truyền hình là một điểm mạnh ở Việt Nam.

“Khi tôi tham gia vào nhóm của giáo viên đến từ nhiều nước khác nhau, trên diễn đàn phát triển chuyên môn, mọi người thường hỏi: Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 như thế này, trường các bạn học bằng cách nào?’

Hầu hết, các giáo viên đều chia sẻ rằng sẽ học qua những công cụ hỗ trợ hội thảo trực tuyến, rất ít nước nào có thể dạy qua truyền hình với số lượng nhiều kênh như ở Việt Nam. Điều này giúp cho các bài giảng chất lượng được truyền được tới nhiều em học sinh hơn mà không lo chất lượng đường truyền bên cạnh các giờ học đầy tâm huyết của các thầy cô dạy trực tuyến khác”, Hà Ánh Phượng nói.

Phượng nhận thấy rằng đây là điểm sáng và mới của Việt Nam thể hiện sự đầu tư cho giáo dục. Nếu vì một lý do nào đó, học sinh không học được theo khung giờ trên Tivi thì các em có thể xem và học lại trên điện thoại, laptop… Đồng thời, đội ngũ giảng dạy qua truyền hình đều là những thầy cô giáo vững chuyên môn, phương pháp và giàu kinh nghiệm trong việc dạy học, luyện thi nên phụ huynh và học sinh có thể hoàn toàn yên tâm.

Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm của nó. Nhược điểm của phương pháp dạy học qua truyền hình không có sự tương tác trực tiếp. Giáo viên cần giao bài tập cho học sinh trong và sau khi học trên truyền hình thì mới có thể phát huy được tính hiệu quả của các em qua truyền hình. Ví dụ như ở Sở GD ĐT tỉnh Phú Thọ, bên cạnh việc sau khi dạy mỗi bài trên truyền hình, trong và sau bài giảng cô giáo Phượng thường sử dụng một ” lớp học trên mây” để các em học sinh trong và sau khi nghe giảng có thể trực tiếp làm bài và biết kết quả, thứ hạng, đáp án của mình, đồng thời các thầy cô giáo dễ dàng quản lí được học sinh và chất lượng tham gia bài giảng của mình hơn.

Theo Phượng, việc học trực tuyến qua các ứng dụng hội thảo như Microsoft Teams, Zoom, Skype… giúp linh hoạt về thời gian cho cả học sinh và giáo viên, tiết kiệm thời gian đi lại và có thể mang lại hiệu quả rất tốt nếu như có sự nghiêm túc cả 2 phía cô và trò.

Trong thời gian học sinh nghỉ học phòng chống Covid-19, trường THPT Hương Cần, nơi Phượng đang giảng dạy đã triển khai học trực tuyến rất dễ dàng. 100% học sinh học qua Internet và trên truyền hình. Giáo viên thường xuyên tổ chức các lớp học trên các phần mềm hội thảo trực tuyến, ngoài ra, các thầy cô còn giao bài tập và kiểm tra việc học của học sinh qua lớp học trên mây Shubclassroom.

Với danh hiệu “giáo viên 4.0″, cô Hà Ánh Phượng thường xuyên dạy online cho học sinh từ 4 lục địa (Phi, Âu, Á và Mỹ), đồng thời là thành viên tích cực của cộng đồng giáo dục Microsoft, nơi quy tụ giáo viên toàn cầu cùng thiết kế bài giảng và tham gia phát triển chuyên môn hàng tuần.

Trong thời gian tới, Phượng sẽ ưu tiên luyện thi THPT Quốc gia cho các em học sinh lớp 12 trường Hương Cần. Tương lai, Phượng sẽ phát triển kênh Youtube để dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh cả nước và sớm cho ra đời cuốn sách luyện thi THPT Quốc Gia cho học sinh lớp 12.

“Ngoài ra, trong tương lai gần, tôi sẽ dành ra nhiều thời gian để tiến hành những dự án liên quan đến 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đây là một trong những xu hướng dạy học kiểu mới mà thế giới đang hướng tới”, Phượng chia sẻ.

Minh Nguyệt

Từ quê nghèo ra thế giới

Hiện thực hóa ý tưởng chương trình học không biên giới, giao lưu với bạn bè khắp trái đất và gạt bỏ sự tủi phận trong một thế giới phẳng...

Đó là một phần công việc của cô giáo trẻ Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh Trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), vừa được Tổ chức Giáo dục Varkey Foundation vinh danh là một trong 50 giáo viên toàn cầu xuất sắc nhất năm 2020.

Từ quê nghèo ra thế giới - Hình 1

Ảnh minh họa

Với những ứng dụng internet khá thông thường: Zoom, skype... những học trò nghèo của cô giáo Phượng ở vùng cao tỉnh Phú Thọ có thể học được các chương trình giáo dục của bạn bè quốc tế, giao lưu văn hóa, lập chương trình học trực tuyến thường xuyên. Hãy thử hình dung một nhóm học trò đồng bào vùng cao tự thuyết trình bằng tiếng Anh về chương trình "Nói không với ống hút nhựa", "Giới thiệu điệu hát xoan"... của quê hương mình với bạn bè và cả các chuyên gia của thế giới thì chúng ta không thể không thán phục. Điều này, ngay cả ở những thành phố lớn của nước ta cũng có rất ít học sinh làm được.

Giáo viên yêu nghề, thương học trò, sáng tạo trong giảng dạy thì chúng ta có rất nhiều. Nhưng những sáng tạo này thường chỉ được phổ biến trong phạm vi hẹp của trường mình chứ khó phổ biến rộng rãi và được ứng dụng đại trà. Nguyên do là chương trình giảng dạy hiện nay quá khô cứng, quá tải và hầu như được định sẵn nên giáo viên không thể thay đổi.

Chỉ một bộ sách giáo khoa cho lớp 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã loay hoay nhiều năm và đến nay vẫn còn ồn ào. Chuyện giảm tải chương trình vẫn dang dở và học sinh hằng ngày phải đ.ánh vật với khối kiến thức đồ sộ dù ở những cấp học nhỏ nhất. Nâng lương, nâng mức sống cho giáo viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dù còn rất thấp. Ngay cả chuyện lo đủ giáo viên cho vùng cao, vùng khó khăn cho đến bây giờ vẫn làm chưa được. Bao nhiêu vấn đề của hệ thống giáo dục đang đè nặng lên cuộc sống và cả tinh thần của giáo viên thì việc yêu cầu họ sáng tạo, tâm huyết với nghề, với học trò sẽ trở nên quá mức.

Với nền giáo dục của quốc gia, sự nổi bật của cá nhân không thể vực dậy mặt bằng chung của hệ thống giáo dục có sẵn, của hệ thống tư duy giáo dục đã được định hình qua nhiều năm. Nhưng từng cá nhân nỗ lực sẽ rất cần thiết để tạo cảm hứng cho số đông, đặt những gợi ý cho các nhà hoạch định chiến lược về giáo dục và ít nhiều thay đổi một số vấn đề thụ động, máy móc của nền giáo dục hiện nay. Thực tế đã có nhiều tấm gương giáo viên điển hình, sáng tạo. Vấn đề cốt lõi là cơ chế nào để họ có thể nhân rộng những ứng dụng giảng dạy hữu ích của mình, tạo điều kiện để nhiều giáo viên khác tham khảo áp dụng và chính cơ quan quản lý giáo dục học hỏi, đưa vào chương trình giảng dạy chính thức.

Tuy đây là chuyện cá nhân nhưng từ tấm lòng và nỗ lực vô bờ của cô giáo trẻ, chúng ta tự tin về học trò của cô - những đ.ứa t.rẻ nghèo của vùng núi xa xăm kia mường tượng cho mình một lối đi vào đời - một con đường bước ra thế giới. Xa hơn, những đ.ứa t.rẻ khác dù có ít hay nhiều cơ hội sẽ nhìn đây là cảm hứng trên bước đường vào tương lai.

Phạm Hồ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái
13:02:45 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần
10:08:48 16/06/2024
Đào Hồng Sơn hạ học trò Johnny Trí Nguyễn, lập kỷ lục MMA Việt Nam
10:24:00 16/06/2024
Chồng với bồ nhí vào nhà nghỉ, vợ cúi mặt đi qua, lát sau anh c.hết ngất khi việc bất ngờ xảy ra
13:00:48 16/06/2024
Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới
11:03:33 16/06/2024
Phát ngôn thách thức CĐM, hot TikToker "bay màu" kênh triệu follow
10:09:17 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Jennie (BLACKPINK) được phong sắc danh hiệu mới, là biểu tượng của toàn cầu

Sao châu á

14:11:39 16/06/2024
Nữ nghệ sĩ thần tượng Jennie - thành viên nhóm nhạc BlackPink được truyền thông quốc tế phong cho danh hiệu biểu tượng thời trang xu hướng, được xem là người đi đầu cho những lối ăn mặc đỉnh cao. Fan rần rần đón nhận nhiệt liệt.

4 kiểu tóc tăng độ dày cho tóc thưa mỏng, "hack" gương mặt nhỏ gọn hơn

Làm đẹp

14:09:10 16/06/2024
Tóc thưa mỏng là vấn đề khiến nhiều nàng đau đầu. Tuy nhiên, các nàng có thể khắc phục tình trạng này bằng nhiều cách, một trong số đó là lựa chọn kiểu tóc phù hợp.

Trang Trần nhận trợ cấp ở Mỹ, được chủ cho 1 tỷ mua xe hơi hậu bị đuổi việc

Sao việt

14:08:38 16/06/2024
Trang Trần sinh năm 1985. Cô bước vào làng giải trí từ năm 21 t.uổi. Dù sở hữu chiều cao 1m75 nhưng thời gian đầu hoạt động trong làng mốt, Trang Trần gặp nhiều khó khăn khi bị chê xấu như đàn ông chuyển giới .

Màn tái ngộ của 2 ngôi sao 'Phía trước là bầu trời' trong 'Trạm cứu hộ trái tim'

Hậu trường phim

14:03:42 16/06/2024
Từng là cặp đôi gây tiếc nuối nhất trong Phía trước là bầu trời , Đức Trí và Kiều Anh lại vào vai trái tuyến ở phim Trạm cứu hộ trái tim .

10 set đồ công sở có màu sắc nổi bật nhưng vẫn chuẩn thanh lịch giúp nàng trẻ hóa phong cách

Thời trang

13:27:16 16/06/2024
Khi xây dựng phong cách công sở, nhiều chị em có xu hướng ưa chuộng những set đồ mang tông màu trung tính làm chủ đạo.

Đang trong lúc gần gũi hết mình sau chuyến công tác xa, vậy mà lại trở thành đêm định mệnh nhất cuộc đời

Góc tâm tình

13:04:27 16/06/2024
Sau chuyến công tác về nhà tôi chỉ muốn lao vào ôm lấy vợ để thỏa nỗi nhớ mong bao ngày, vậy mà tai nạn lại xảy ra lúc nửa đêm.

Mỹ nam người Thái gốc Việt "lật kèo" g.ây s.ốc, khiến Anh Tú mặt biến sắc

Tv show

12:58:31 16/06/2024
Nanon Korapat góp phần làm cho tiết tấu của chương trình thêm kịch tính khi anh có cú quay xe chấn động khiến mọi người đều ngỡ ngàng.

Phim vừa chiếu đã được khen hài hước nhất hiện tại, nữ chính diễn đỉnh như "bị nhập"

Phim châu á

12:55:08 16/06/2024
Sau khi bộ phim Dù Tôi Không Phải Người Hùng kết thúc, đài JTBC tiếp tục kết hợp cùng Netflix cho ra mắt tác phẩm hài hước, lãng mạn mới có tên Cô Ấy Ngày Và Đêm (Miss Night and Day).

Cách nấu bún măng vịt đơn giản tại nhà, vừa ngon lại thanh ngọt dễ ăn, cuối tuần ai cũng thích

Ẩm thực

12:46:38 16/06/2024
Bún vịt thơm ngon, thanh ngọt, dễ ăn đảm bảo cả nhà sẽ thích vào dịp cuối tuần.Nếu cuối bạn chưa biết phải nấu món gì cho gia đình thưởng thức, có thể tham khảo cách nấu bún măng vịt dưới đây nhé!

Thanh Hằng "lỗ vốn" khi sắm giày mới đi diễn thời trang

Phong cách sao

12:44:41 16/06/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng là người diễn vedette cho bộ sưu tập Kiệt tác của nước của NTK Võ Công Khanh tại đêm mở màn Vietnam International Fashion Week ở Nhà thi đấu Quân khu 7, TP HCM trong bộ trang phục được thiết kế độc đáo.

Ngày 16/6/2024 là ngày tốt nên làm các việc như cưới hỏi, khởi công, xây dựng, xuất hành, ký hợp đồng, sửa nhà, mai táng, sửa mộ.

Trắc nghiệm

12:43:27 16/06/2024
Xem ngày 16/6/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 16/6/2024 là ngày tốt nên làm các việc như cưới hỏi, khởi công, xây dựng, xuất hành, ký hợp đồng,