Gỏi cuốn ốc đắng, món ngon đồng bằng miền Tây
Những ai sinh ra và lớn lên nơi đồng đất miền Tây chắc hẳn không xa lạ gì với con ốc đắng. Và món món gỏi cuốn ốc đắng dân dã đã gắn chặt với ký ức tuổi thơ của bao người dân vùng quê nơi đây.
Nhớ khi xưa, mỗi khi túng ngặt khó kiếm thức ăn hoặc bất chợt có bạn đến thăm, mà “vợ thời đi vắng, chợ thời xa” thì chỉ cần xách cái thùng thiếc cùng cái rổ xuống mương xúc một lát thì có ngay cả ký ốc để làm những món ngon đãi bạn.
Những món phổ biến xưa nay với con ốc đắng thường kể là ốc đắng luộc chấm nước mắm chanh sả ớt (hay cơm mẻ sả ớt), ốc đắng làm gỏi trộn bắp chuối; kho nghệ sả ớt; kho dừa cứng cạy (xắt miếng), làm chả … Nhưng những năm gần đây, người sành ẩm thực miền Tây đã chế biến ra một món ăn khác, đó là gỏi cuốn ốc đắng trộn thịt.
Ốc đắng là loài nhuyễn thể, mình tròn, to cỡ đầu ngón trỏ (cũng có khi lớn hơn), màu nâu thẫm, đuôi nhọn; phần trôn ốc xoắn nhặt (tương tự như ốc gạo). Loài ốc này thường xuất hiện quanh năm nơi các ao, hồ, sông, rạch nơi đồng bằng miền Tây. Thịt ốc đắng béo, ngọt thơm ngon, nên chế biến món ăn nào cũng tuyệt và được các bà nội trợ miền Tây ưa chuộng.
Làm món gỏi cuốn ốc đắng trộn thịt hơi cầu kỳ một chút để món ăn được thăng hoa. Nghĩa là ta phải thêm một số “phụ gia” như: Thịt lợn ba rọi (hoặc nạc dăm mềm), bún, bánh tráng, rau sống (giá, hẹ, hành tím, xà lách, củ cải đỏ…).
Con ốc đắng dân dã nơi sông nước miền Tây
Đĩa gỏi cuốn ốc đắng dân dã đậm đà tình quê!
Video đang HOT
Trước hết, ốc đắng bắt được (hay mua ở chợ) cho vào thùng với ít nước và dùng cây đũa bếp xoay tròn nhiều vòng và xả nhiều lần với nước lạnh cho sạch đất và rong rêu. Đổ ốc vào thau ngâm với nước lạnh cùng vài trái ớt sừng đâm giập, chờ khoảng 1 tiếng cho ốc nhả thức ăn ra nhanh. Đâm giập vài tép sả (hoặc lá ổi, lá chanh cũng được) lót dưới đáy nồi cho có mùi thơm, rồi đổ ốc vào cùng nước lạnh ngập xăm xắp, đặt lên bếp luộc chín, để ra rổ.
Ruột ốc đắng màu trắng ngà, béo thơm thật hấp dẫn
Chờ khi ốc nguội, dùng que nhọn lể ốc cho vào tô. Kế đến, phi hành tím thơm rồi cho ruột ốc vào xào chín cùng với một ít bột nêm cho vừa khẩu vị, múc ra dĩa. Thịt ba rọi luộc chín, xắt miếng mỏng để ra dĩa. Cuối cùng, là phần cuốn gỏi theo trình tự và qui cách như sau: Đặt miếng bánh tráng nhúng (đã thấm nước) lên mâm rồi cho một ít rau sống (giá, hẹ) cùng thịt ba rọi xắt miếng, ruột ốc đắng vào, gấp 2 cạnh bên bánh tráng lại rồi cuốn thành hình trụ xếp tuần tự ra dĩa, là xong. Nhưng, nếu để như thế mà dùng là một thiếu sót lớn vì không tận hưởng hết những hượng vị đặc trưng của loài ốc này mà thiên nhiên đã ban tặng con người.
Nói thế, nghĩa là ta phải làm thêm món nước chấm. Đây chính là “linh hồn” của món gỏi cuốn ốc đắng. Để làm được nước chấm ngon, ta phải chăm chút tỉ mỉ từng phần một để món ăn ngon miệng. Củ cải đỏ xắt sợi phải ngâm giấm trước cho thấm, tương xay và tương ớt phải nêm nếm cho vừa khẩu vị, đậu phông rang giã giập cho có độ giòn, thơm. Tất cả các nguyên liệu trên trộn đều ra dĩa và có độ sánh nhất định để khi chấm mới “bắt” miệng người thưởng thức.
Nếu có dịp đến vùng đồng bằng miền Tây, bạn thử khám phá cho được món gỏi cuốn ốc đắng này xem sao. Và tôi tin chắc bạn sẽ nhớ mãi món ăn dân dã nơi miệt vườn sông nước Cửu Long này!…
Theo Dân Việt
Về Tây Ninh, khám phá món thằn lằn núi 'thách thức lòng can đảm' người ăn
Nghe tên thằn lằn núi ắt hẳn nhiều thực khách sẽ thấy ghê rợn, nhưng loài động vật nhỏ bé này lại là đặc sản của núi Bà Đen, Tây Ninh; thậm chí còn được coi là 'đệ nhất ẩm thực' tại đây.
Thằn lằn núi Bà Đen là một trong những đặc sản Tây Ninh khá độc đáo và thường xuất hiện trên bàn nhậu của các cánh mày râu. Khi đến Tây Ninh, bạn sẽ nghe mọi người rỉ tai nhau đi nhậu "thằn lằn núi" lai rai cho vui.
Thằn lằn núi ở Tây Ninh thuộc họ tắc kè, được phân biệt với loài khác bởi những vạch trắng trên lưng, đuôi có màu nâu nhạt và có kích thước cỡ bằng cườm tay. Thằn lằn chủ yếu sống trong các hốc núi, loài này chỉ có thể bắt trong tự nhiên vì hiện tại chưa có thể nuôi được theo phương pháp công nghiệp.
Thằn lằn núi Tây Ninh thường có số lượng lớn từ tháng 4 đến tháng 8, vào những tháng này là mùa nóng, khô nên thằn lằn thường hay ra phơi nắng trên các chỏm đá.
Để có thể bắt được thằn lằn thì cũng phải bỏ ra rất nhiều công sức vì muốn bắt được chúng thì ta phải leo lên những vách núi cao, dùng trái sung, mối để có thể nhử thằn lằn ra khỏi hang sau đó sử dụng thòng lọng để có thể bắt sống chúng.
Không giống với những loài tắc kè khác ăn côn trùng thức ăn của thằn lằn núi Tây Ninh chủ yếu là trái sung, chuối và những cây thuốc nam khác như là nàng hai nên thịt của chúng rất thơm dai và có rất nhiều chất dinh dưỡng.
Để làm thịt thằn lằn núi, người mổ bụng moi sạch ruột ra rồi băm nhỏ, xào với tiêu và lá lốt ăn cùng với bánh tráng thì không còn chỗ nào để chê, món ăn này sẽ tạo cho ta một cảm giác dân dã của vùng quê.
Thằn lằn núi được chế biến thành nhiều món như băm nhỏ xào với tiêu xanh ăn kèm bánh tráng và lá lốt. Đặc biệt, thằn lằn chiên giòn ăn kèm xà lách, rau thơm và mắm me là món ăn rất ngon và dễ ăn, cuốn hút cả những thực khách khó tính. Điểm cộng của món ăn này là nhờ món cuốn, phần "thịt thà" - con thằn lằn núi được giấu bên trong, khuất mắt nên được xem là món dễ ăn.
Món chả đùm thằn lằn ít có mùi vị riêng, món này các chị phụ nữ không còn thấy hình thù của nguyên liệu chính nữa vì đã được băm nhuyễn nên dễ ăn hơn. Món này ăn kèm bánh tráng nướng. Đặt một miếng chả đùm lên miếng bánh tráng nướng đưa vào miệng...Lẫn trong vị giòn của bánh tráng, mềm thơm của thịt heo, xực xực của nấm mèo là chút xương xương của... thằn lằn. Xét ra so với mấy món chả đùm thịt heo, thì món này cũng thú vị hơn hẳn.
Thằn lằn núi Tây Ninh nấu cháo ăn cũng rất ngon, thơm nóng, giải nhiệt. Riêng món cháo đậu xanh thằn lằn thì rất đậm đà, sẽ ấm bụng sau khi uống vài cốc bia với mồi thằn lằn núi chiên xù, ốc núi hấp sả... Nhưng có thể nhiều chị em còn ngập ngừng khi đang húp cháo bỗng đâu thòi ra cái... đuôi thằn lằn mềm nhũn, sậm màu.
Theo kiến thức
Đậm đà sò huyết xào rau răm Với người dân dọc vùng biển đảo Quảng Ninh, chẳng mấy ai không biết con sò huyết và những món ăn chế biến từ loài nhuyễn thể này. Thế nhưng khách lạ từ phương xa tới thì vẫn còn rất lạ lẫm, tò mò. Hôm rồi, anh bạn từ Hà Nội về Quảng Yên chơi, tôi đãi món sò huyết xào rau răm....