Gluten và nguy cơ tiểu đường ở thai nhi
Thai phụ bổ sung lượng lớn gluten – một loại chất đạm có trong lúa mì, lúa mạch – có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 ở người con sau này, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san British Medical Journal.
ShutterStock
Phân tích dữ liệu của hơn 63.000 thai phụ, các nhà khoa học thuộc Viện Bartholin (Đan Mạch) nhận thấy ở những trẻ có mẹ nạp lượng gluten từ 20 gr (tương đương 13 lát bánh mì) trở lên mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 tăng gấp đôi so với những người bổ sung chưa tới 7 gr/ngày.
Theo các chuyên gia, nguy cơ này có thể kéo dài tới khi trẻ 16 tuổi.
Video đang HOT
Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân có thể là do gluten gây viêm trong hệ trao đổi chất.
Trong khi đó, các nghiên cứu trên động vật cho thấy chế độ ăn không chứa gluten trong thai kỳ hầu như ngăn chặn hoàn toàn bệnh tiểu đường loại 1 ở con cái của chúng.
Theo thanhnien.vn
Hai mẹ con tử vong sau mũi gây tê sinh mổ
Thai phụ 29 tuổi ở Hà Nam mang thai 39 tuần được chỉ định sinh mổ. Tuy nhiên, khi vừa gây tê tủy sống, thai phụ bất ngờ có dấu hiệu nghi sốc phản vệ, sau đó tử vong cả mẹ lẫn con.
Người nhà tập trung tại cơ sở y tế muốn là rõ nguyên nhân khiến 2 mẹ con tử vong
Ngày 26.9, thai phụ Cao Thị T vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm (Hà Nam) sinh. Thai nhi được bác sĩ dự đoán to 3,4kg nên chỉ định đẻ mổ.
Thai phụ được gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Vừa gây tê thì bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu nghi sốc phản vệ. Kíp y bác sĩ tập trung cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ, tình trạng sản phụ chuyển biến xấu nên được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Cả mẹ và con cuối cùng không thể cứu được.
Công an đã đến bệnh viện niêm phong hồ sơ bệnh án và trưng cầu Viện giám định pháp y quốc gia mổ tử thi.
Ông Văn Tất Phẩm - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Nam - cho biết: Chị T vào Trung tâm y tế huyện Thanh Liêm chờ sinh lúc 10h35 ngày 26.9, chẩn đoán thai 39 tuần, con đầu lòng.
14h cùng ngày, thai phụ có cơn chuyển dạ. Sau thăm khám và hội chẩn, bác sĩ chỉ định đẻ mổ vì thai to 3,4kg.
Đến 14h20, bác sĩ bắt đầu gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Tuy nhiên ngay sau đó, thai phụ xuất hiện dấu hiệu nghi sốc phản vệ. Các y bác sĩ của Trung tâm y tế huyện Thanh Liêm tập trung cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ nhưng 1 tiếng sau, tình trạng vẫn xấu đi nên chuyển thai phụ đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam lúc 15h30.
Tại BV đa khoa tỉnh, thai phụ được tập trung cấp cứu nhưng do tình trạng quá nặng nên đã tử vong vào lúc 19h cùng ngày.
Bệnh viện lập hội đồng chuyên môn để xác định nguyên nhân tử vong của sản phụ cùng thai nhi. Kết quả giám định pháp y sẽ có sau 1-2 tuần. Nếu gia đình vẫn chưa đồng thuận, Sở Y tế sẽ thành lập hội đồng chuyên môn xem xét vụ việc.
Ngày 28.9, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hà Nam đề nghị báo cáo về tai biến sản khoa này. Trung tâm y tế huyện Thanh Liêm rà soát lại việc tuân thủ các quy trình dịch vụ kỹ thuật trong việc theo dõi, chăm sóc và xử trí bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.
Theo laodong.vn
13 món gây hại thai nhi, mẹ tuyệt đối kiêng cữ suốt thai kỳ Với những món gây hại thai nhi, dù thèm đến mấy, mẹ cũng đừng bao giờ động đến, vì có thể mẹ sẽ mất con, hại thai nhi trong bụng phải chịu đau đớn. Mang thai là thời điểm mẹ cần chăm sóc sức khỏe thật tốt. Để con ra đời khỏe mạnh, không chỉ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, mẹ bầu...