Giúp trò chắc kiến thức, vững tâm lý để sẵn sàng vượt vũ môn
Trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, nhiều học sinh không tránh khỏi những áp lực, lo lắng. Vì vậy, bên cạnh ôn tập tốt, chuẩn bị cho học trò tâm thế tự tin, thoải mái để sẵn sàng bước vào kỳ thi vô cùng quan trọng.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM trong chuyên đề về sử dụng mạng xã hội. Ảnh minh hoạ: NTCC
Đồng hành cùng trò
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM) chia sẻ, ở giai đoạn nước rút, các em dễ bị sốc tâm lý vì một số lí do, chẳng hạn như quan điểm về nguyện vọng xét tuyển vào ĐH không trùng với gia đình, hoặc áp lực về thi kết thúc năm học. Cũng có em rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, lo lắng vì kỳ thi sắp tới… Nắm bắt được tâm lý của học sinh, nhà trường đã trực tiếp trao đổi để cha mẹ lắng nghe nguyện vọng, chắp cánh ước mơ cho các em.
Nhà trường còn tổ chức các hoạt động thể dục thể thao có tính tập thể như kéo co, nhảy bao bố… để học sinh vui vẻ, xả bớt những năng lượng tiêu cực. Đồng thời, trường chuẩn bị thêm đồ uống như nước chanh, nước cam, nước sâm… để các em được tiếp thêm năng lượng, đồng thời cảm nhận được tình cảm của thầy cô .
Phụ huynh khối 12 của Trường Nguyễn Du dự chuyên đề Những điều cần biết về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH năm 2021 do nhà trường tổ chức ngày 10/4. Ảnh: NTCC
Về phía phụ huynh, thầy Phú cũng mong rằng trong giai đoạn này cha mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng của con em, tạo không gian gia đình đầm ấm, vui vẻ để các em có sự bình an thật sự trong tâm hồn để an tâm học tập.
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần nắm được những quy định, quy chế trong việc thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH năm 2021 để hỗ trợ con mình làm hồ sơ, thủ tục. Nắm lịch thi để đưa đón đúng giờ, đúng ngày, nhắc con chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để an tâm nhất khi bước vào kỳ thi. Cha mẹ nên tránh những việc như tổ chức tiệc tùng, hạn chế đi du lịch… để bảo vệ sức khoẻ tốt cho con trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19.
Riêng với học sinh, thầy Phú đưa ra lời khuyên, ở giai đoạn “nước rút”, các em cần tập trung học tập tốt, ôn tập theo hướng dẫn của thầy cô. Ngoài học tập ở trường, có sự hỗ trợ của thầy cô, các em phải nỗ lực tự học, tự rèn để nắm chắc kiến thức và “chiến thắng” với thời gian.
Để dung nạp kiến thức tốt, ngoài kế hoạch ôn tập chu đáo, kĩ lưỡng, các em cần giữ trạng thái tâm lý ổn định, việc nghỉ ngơi, ăn uống, thư giãn làm sao hài hoà nhất trong quỹ thời gian của mình. Không sa đà vào việc-chơi game, ngủ quá nhiều, chơi thể thao quá nhiều.
Video đang HOT
Chú trọng hướng nghiệp
Bên cạnh việc dạy học tốt, quan tâm đến công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, Trường Nguyễn Du rất quan tâm đến hoạt động hướng nghiệp để giúp trò định hướng nghề nghiệp trong tương lai và có những lựa chọn đúng-trúng với năng lực của bản thân.
Thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ, trong công tác hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm đã có chuyên đề chia sẻ hướng nghiệp để các em nắm bắt, lựa chọn đúng và trúng nguyện vọng.
Học sinh thực hiện khảo sát định hướng nghề nghiệp online. Ảnh: NTCC
Trường có được sự hỗ trợ của công ty SCVN về tư vấn hướng nghiệp trực tuyến giúp học sinh và phụ huynh nắm bắt được tâm sinh lý, năng lực của các em. Từ đó, định hướng các ngành, nghề, trong và ngoài nước phù hợp.
Nhà trường phối hợp với các cơ quan truyền thông mời nhiều trường ĐH trực tiếp đến trao đổi, chia sẻ, tư vấn cho các em về ngành, nghề; lựa chọn, các tổ hợp xét tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh… và đến các trường ĐH để trải nghiệm.
Tổ chức cho học sinh tham quan hướng nghiệp ở Khu công nghệ cao, các khu chế xuất, nhà máy sản xuất, trải nghiệm bắn đạn thật ở trường Quân sự thành phố… để các em cảm nhận được nghề nghiệp trong tương lai.
Đặc biệt, nhà trường mời các nhân vật nổi tiếng, thành đạt chia sẻ hành trang của họ đã đi qua, để các em thấy tất cả sự thành công có được đều cần sự nỗ lực của bản thân. Nhà trường đã tổ chức 5 năm liên tiếp về chương trình Một ngày làm giáo viên, để định hướng học sinh vào ngành sư phạm.
Có thể thấy, mọi hoạt động của nhà trường trong thời gian qua đều hướng đến việc định hình nghề nghiệp sau này cho các em.
5 năm liền Trường THPT Nguyễn Du tổ chức chương trình Một ngày làm giáo viên cho học sinh tham gia. Ảnh: NTCC
Về kế hoạch ôn tập cho học sinh khối 12, sau khi kết thúc kiểm tra học kỳ II, Trường Nguyễn Du bắt đầu triển khai ôn tập cho học sinh. Mỗi tuần, sẽ có 39 tiết ôn tập các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và 6 môn Lý, Hoá, Sinh học hoặc Sử, Địa, Giáo dục công dân. Theo kế hoạch, nhà trường sẽ ôn tập cho đến ngày 2/7.
Đồng thời qua kết quả kiểm tra cuối năm học, trường sẽ có thống kê những học sinh có điểm thấp (dưới 5 điểm) và tổ chức học phụ đạo cho các em vào buổi chiều thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy. Với sự đầu tư về thời gian ôn tập, số tiết nói trên đảm bảo cho các em lượng kiến thức tốt để bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
“Khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng các em phải ngừng lại để nghỉ ngơi nhằm tái tạo lại năng lượng, giảm căng thẳng. Khi đó, các em có thể đọc một cuốn sách, xem một đoạn phim, nghe bài nhạc mà mình thích”, thầy Phú nhấn mạnh.
'Chiêu' hóa giải bạo lực học đường
Trường học, trung tâm giáo dục có nhiều mô hình ngăn bạo lực học đường và đều nhấn mạnh phải tăng cường kết nối với học sinh để đồng cảm với các em.
Cho rằng cần sẵn sàng đề phòng với bạo lực học đường chứ không phải sự việc xảy ra mới tìm cách giải quyết, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP HCM, chia sẻ hai mô hình phòng chống bạo lực học đường mà trường đang thực hiện có hiệu quả.
Thứ nhất, trường tổ chức ban tư vấn học đường gồm các thầy, cô có độ "hot" trên mạng xã hội với học sinh trong trường, gần gũi, cởi mở. Khi học sinh có bất cứ khúc mắc gì về việc bị đe dọa, quấy rối hoặc muốn phản ánh những "mầm mống" bạo lực học đường, các em có thể nhắn tin cho thầy cô. Mọi thông tin các em cung cấp phải được bảo mật, đồng thời có sự chia sẻ, hồi âm kịp thời, nếu cần thiết có thể hẹn gặp trực tiếp để nghe các em giãi bày.
Thứ hai, trường thường xuyên có các buổi sinh hoạt ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề về kỹ năng sống, tình cảm gia đình, hướng dẫn cách ứng xử cho học sinh. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng được tổ chức hàng tuần để các em có sân chơi. Nhờ đó, học sinh gắn kết với nhau, tránh xảy ra những hiềm khích, mâu thuẫn.
Không chỉ hướng học sinh đến các hoạt động có lợi cho bản thân, các thầy cô cũng thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn kỹ năng nhận biết những trăn trở tuổi mới lớn, từ đó có cách giải quyết thấu đáo, tế nhị và hiệu quả.
Một buổi tập huấn kỹ năng nhận biết cảm xúc tuổi mới lớn dành cho giáo viên trường THPT Nguyễn Du, tháng 11/2019. Ảnh: Mạnh Tùng
Với 40 năm làm nghề giáo, hơn nửa thời gian lãnh đạo các trường THCS ở quận 1, TP HCM, thầy Trần Mậu Minh, 69 tuổi, cũng cho rằng sự gắn kết, thấu hiểu giữa thầy và trò chính là giải pháp tốt nhất để chống bạo lực học đường. Làm hiệu trưởng từ những năm 1990, khi Internet chưa có, các phương tiện liên lạc hạn chế, thầy Minh cho rằng chỉ có sự sâu sát của giáo viên mới giúp học sinh không sa vào hành vi bạo lực.
Có lần, một nhóm bốn nam sinh lớp 9 hùa nhau đánh một nam sinh lớp 7 chỉ vì va chạm trong khi chơi ở sân trường. Trường buộc phải thành lập hội đồng kỷ luật bốn em này. Trước ngày họp, một học sinh khác là bạn của bốn em này viết thư gửi thầy hiệu trưởng, xin thầy không kỷ luật nặng bạn mình bởi cho rằng "các bạn ngày xưa rất ngoan, không hiểu sao bây giờ lại hung hăng đánh bạn".
Thầy Minh gọi bốn em này lên, đọc lá thư cho các em nghe, tất cả ngồi im lặng tỏ rõ sự hối hận, có em bật khóc. Thầy Minh nói, sẽ tạm hoãn việc xử lý, cho các em thời gian đến cuối học kỳ sửa sai. Ngoài ra, ông cũng mời phụ huynh học sinh bị đánh cùng phụ huynh bốn em này lên trường trò chuyện. Phụ huynh em bị đánh, từ chỗ muốn trường phải xử nặng vụ này đã xin tha cho nhóm học trò nông nổi.
"Bốn em này sau đó tiến bộ rõ rệt, ngoan, lễ phép hơn và chăm chỉ học hơn. Thay vì xử phạt, có thể tìm cách khác nhẹ nhàng hơn để các em hiểu, cha mẹ biết để giáo dục con cái của mình", ông chia sẻ. Phương pháp trên được thầy Minh sử dụng nhiều lần sau đó và đều có hiệu quả. Những vụ mang tính bạo lực học đường nhẹ hơn, chỉ dừng ở mức mâu thuẫn được thầy chuyển thành các câu chuyện nhẹ nhàng, nhắc nhở trước toàn trường mỗi buổi chào cờ.
Nhà giáo này còn có một "chiêu" khác giúp học sinh thi đua để đạt được hạnh kiểm tốt, nhờ đó tránh việc đánh nhau. Ông cho mỗi học sinh 30 điểm mỗi khi bắt đầu học kỳ, vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị trừ điểm, làm việc tốt được tuyên dương thì được cộng điểm. Kết thúc học kỳ, học sinh đạt trên 27 điểm mới được hạnh kiểm tốt, dưới mức này sẽ bị xếp loại khá, hoặc trung bình. "Nhờ đó, các em có ý thức hơn trong mỗi hành vi ứng xử với thầy cô, bạn bè để giữ gìn thành tích của mình", ông cho biết.
Nguyễn Phương Tú (bên phải) cùng các học sinh tại WeGrow. Ảnh: WeGrow Edu
Tại Tổ chức Giáo dục Giới tính WeGrow Edu, Nguyễn Phương Tú, đồng sáng lập WeGrow Edu, tập trung vào liệu pháp hành vi - nhận thức để giải quyết các vấn đề tâm lý cho học sinh.
Tú chia sẻ, anh từng gặp Ngọc, nữ sinh lớp 7, thường xuyên đánh những người mà em không thích hoặc có hành động trả thù người trêu đùa mình. Sau lần trò chuyện với Ngọc, Tú nhận ra chính em cũng từng sống trong môi trường bị bắt nạt, bị đe dọa bằng dao và thậm chí xâm hại mà không biết. Ngọc quen với việc bị đối xử như vậy nên coi việc đánh, mắng người khác là bình thường.
Để học sinh nhận thức về các hành vi bạo lực, sâu hơn là phân biệt đối xử, Tú thường xây dựng các trải nghiệm nghệ thuật như diễn kịch, vẽ tranh để các em tham gia, tương tác cùng nhau. Các em sẽ được theo dõi tình huống kịch, thảo luận về câu chuyện đó xem muốn thay đổi tình tiết, kết thúc như nào.
"Kịch được xây dựng trên nhiều tình huống thực tế, gần gũi mà các em sẽ thấy mình trong đó. Trải nghiệm được nhập vai, thay đổi câu chuyện cung cấp một góc nhìn tách biệt để các em nhận ra mình cũng có thể giải quyết vấn đề trong câu chuyện của bản thân", Tú chia sẻ.
Sau mỗi buổi học trải nghiệm, Tú cùng các thầy cô tại WeGrow Edu dành thời gian nói chuyện để học sinh chia sẻ vấn đề tâm lý của mình. Anh nhấn mạnh, đây là bước quan trọng để các em cảm thấy được sự tin tưởng, trân trọng, thấu cảm với những sang chấn chẳng dễ dàng đối mặt. Để thực sự lắng nghe và tôn trọng các em, người nghe không nên phán xét, đặt câu hỏi "Tại sao không làm thế này, thế kia?" hoặc có thái độ nghi ngờ, đổ lỗi. "Khi học sinh kể được ra vấn đề của mình, thầy cô sẽ xem các em có thể tự giải quyết hay không. Nếu sự việc nghiêm trọng và cần thêm sự trợ giúp, mình sẽ trao đổi với bố mẹ các em", Tú nói.
Ngoài ra, Tú cũng tổ chức các trải nghiệm giáo dục tích cực khác nhằm truyền cảm hứng để học sinh tự tin và thay đổi chính mình. Với trường hợp của Ngọc, các thầy cô ở WeGrow Edu trao cho em danh hiệu "người ấm áp". Khi được nhận danh hiệu này, Ngọc có thể chưa phải là người hòa đồng, hợp tác nhất, nhưng được trao sự tin tưởng và khích lệ để có niềm tin về sự thay đổi tích cực của mình. Sau 5 tháng, Ngọc cư xử thân thiện và vui vẻ hơn với bạn bè, không còn sự thù hằn và trở nên bình tĩnh hơn trước xung đột.
Để giúp một đứa trẻ từ bỏ thói quen bạo lực hoặc vượt qua những trải nghiệm tồi tệ khi bị bắt nạt, Tú cho rằng bố mẹ, thầy cô cần kiên nhẫn, bao dung và đồng cảm với các em trong thời gian dài. "Muốn tạo ra những giá trị nhất quán và bền vững, mô hình giáo dục nào cũng cần sự quan tâm, phối hợp của nhà trường và gia đình", Tú khẳng định.
Nữ sinh tự tử ở An Giang: Có nên kiểm điểm học sinh trước toàn trường? Sự việc nữ sinh cấp 3 ở An Giang uất ức tự tử sau khi bị kiếm điểm dưới cờ khiến nhiều người bức xúc và đặt câu hỏi có nên kiểm điểm học sinh trước toàn trường? Có nên kiểm điểm học sinh trước toàn trường? Vụ việc một nữ sinh Trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) tự tử vì bị kiểm...