Giúp thầy trò vùng lũ ‘rũ bùn’ đứng dậy
Những trận mưa bão, sạt lở liên tiếp trong hơn một tháng qua đã khiến nhiều học sinh và giáo viên vùng lũ Quảng Trị phờ phạc. Nhiều giáo viên bị lũ cuốn hết tài sản. Nhiều học sinh không còn sách vở, áo quần vì bị lũ ngâm dài ngày.
Nhiều trường học ở Quảng Trị ngập trong bùn đất sau lũ, phải mất đúng một tháng khắc phục, thầy và trò mới có thể trở lại dạy và học – Ảnh: QUỐC NAM
Vì thế, những món quà của bạn đọc Tuổi Trẻ gửi đến vùng lũ lúc này trong chương trình “Tiếp sức cho học sinh và giáo viên vùng lũ” chính là sự sẻ chia và tiếp thêm sức lực giúp những học sinh và giáo viên nơi đây “rũ bùn” đứng lên để tiếp tục đến trường.
Như vừa qua trận bom
Vùng Ba Lòng được ví như lòng chảo của huyện Đakrông. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất của huyện miền núi này trong đợt mưa lũ kéo dài suốt một tháng qua. Trường tiểu học và THCS Ba Lòng từng ám ảnh bạn đọc khi bức ảnh chụp cánh cổng ghi tên trường chỉ còn lộ ra đúng hàng chữ ở điểm mút trên cùng được đăng trên báo Tuổi Trẻ khi lúc lũ dâng cao nhất.
“Trường học như vừa qua một trận bom. Bàn ghế sách vở giấy tờ bị nước cuốn và sóng đánh tan tác khắp nơi” – thầy Hoàng Anh Tuấn, hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Ba Lòng, kể.
Dọn xong bùn đất ở trường mất 3 ngày liên tục, các giáo viên ở trường mới có thời gian đi về thăm nhà một số học sinh. Về tận nhà các em, các giáo viên còn thấy cám cảnh hơn. Lũ lên quá nhanh và sâu, nhiều học sinh không kịp di chuyển sách vở, áo quần lên mái nhà nên bị cuốn trôi toàn bộ. Nhiều em phải sục sạo trong lớp bùn non nhão nhoẹt để tìm sách vở, quần áo, đồ dùng… của mình.
Cách đây 4 ngày, Sở GD-ĐT Quảng Trị gửi công văn đến Trường tiểu học và THCS Ba Lòng thông báo việc sẽ có 400 học sinh và 100 giáo viên của Quảng Trị được báo Tuổi Trẻ tặng quà trong chương trình “Tiếp sức cho học sinh và giáo viên vùng lũ”. “Với vùng lũ Ba Lòng hiện tại thì những món quà này mang ý nghĩa vô cùng” – thầy Tuấn nói.
Tiếp thêm sức mạnh
400 học sinh và 100 giáo viên tại Quảng Trị được nhận quà của chương trình “Tiếp sức học sinh và giáo viên vùng lũ” lần này được chia thành bốn cụm trao. Ngoài ba cụm tại những vùng lũ thuộc huyện miền núi Đakrông thì còn một cụm trao tại 5 xã vùng phía bắc huyện biên giới Hướng Hóa.
Theo kế hoạch, sáng nay (18-11), báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh đoàn và Sở GD-ĐT Quảng Trị trực tiếp đến tại ba điểm trường thuộc huyện miền núi Đakrông để trao 270 phần quà cho học sinh và 70 phần quà cho giáo viên vùng lũ thuộc huyện này trong chương trình “Tiếp sức cho học sinh và giáo viên vùng lũ”.
Riêng 130 suất quà của học sinh cùng 30 phần quà của giáo viên thuộc 5 xã vùng bắc huyện Hướng Hóa sẽ được trao trong vài ngày tới khi thời tiết tốt hơn để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên đi nhận quà.
Bà Lê Thị Hương, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, cho biết những phần quà này không khác những cái siết tay để tiếp thêm sức mạnh cho học sinh và giáo viên vùng lũ Quảng Trị hiện tại.
Ấm lòng bữa cơm của cô, thầy nấu cho học trò giữa vùng lũ dữ
Trong những ngày mưa lũ hoành hành, các em không thể về nhà, bếp lửa đã không tắt trong trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông.
Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông (xã Tà Rụt, huyện Đakrông, Quảng Trị) là trong những ngôi trường khó khăn nhất của tỉnh Quảng Trị, ở cách xa trung tâm 100 km, địa hình hiểm trở, có địa bàn học sinh tham gia học rộng, đa số học sinh ở đây là con em người dân tộc thiểu số và gia đình thuộc diện hộ nghèo.
Nhiều năm qua, để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học ở đây, các thầy cô giáo không những cần phải có chuyên vững chắc mà còn phải có sự tâm huyết với nghề, với người và có trách nhiệm cao.
Trong mưa lũ, các thầy cô giáo vừa phải căng mình chống thiên tai, vừa tập trung hỗ trợ học sinh và đồng nghiệp khó khăn, vừa ổn định dạy và học.
Những ngày cuối tháng 10 vừa qua, chưa bao giờ Quảng Trị phải chịu cảnh thiên tai tàn khốc như vậy.
Nồi cơm nấu ngay giữa hành lang vì lũ hoành hành.
Chỉ tính riêng tại huyện miền núi Đakrông, tuyến đường 588 bị ngập sâu, chia cắt nhiều điểm ở xã Triệu Nguyên, Ba Lòng, Mò Ó. Đường vào trung tâm xã A Vao, Ba Nang cũng bị chia cắt nhiều vị trí như cầu Đá Đỏ, Ra Lây,Tà Rẹc. Mưa lũ gây ngập lụt thôn Đá Nỗi xã Ba Lòng và một số vị trí của thôn Na Nẫm xã Triệu Nguyên.
Đặc biệt, tại các ngầm Tà Rụt-A Vao; A Bung - A Ngo trên quốc lộ 15D; tràn Đá Đỏ ở xã Ba Nang, tràn Ly Tôn xã Tà Long nước lũ dâng từ 1 m đến 2 m.
Mưa lũ kinh hoàng khiến các em học sinh bán trú của Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông không thể về nhà.
Cuộc sống của các em gặp rất nhiều khó khăn khi lương thực dự trữ các em mang theo để học bán trú không nhiều, chỉ một chút gạo, chút thức ăn trong thời gian nhất định.
Khi lũ về, trường mất điện, các em không thể tự nấu ăn, chăm sóc bản thân, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.
Nhìn các em khó khăn như vậy, thầy giáo Nguyễn Khương Chinh - Bí thư đoàn trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông đã cùng các đồng nghiệp của mình đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm, các đồng nghiệp chung tay giúp đỡ các em.
Thầy Chinh đã đứng ra kêu gọi, quyên góp thức ăn, nhu yếu phẩm để nấu ăn cho các học sinh ở khu nhà bán trú bị cô lập do bão lụt.
Tất cả 36 em học sinh học bán trú ở lại đã không phải bị đói ngày nào dù mưa lũ đang cô lập.
Căn bếp tạm của các thầy cô giáo trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông giữa mùa lũ.
Kể về tình cảnh trong mưa lũ, thầy giáo Lê Văn Thanh, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông cho biết, may mắn là Trường nằm trên đồi cao nên không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Tuy nhiên, những ngày mưa lũ khiến cho các cầu tràn bị ngập, đường bị cô lập nên nhiều em không thể về được nhà.
Thầy Nguyễn Khương Chinh với vai trò là Bí thư đoàn trường đã đứng ra kêu gọi mọi người giúp đỡ các em học sinh bán trú bị kẹt lại vì mưa lũ.
Các nhu yếu phẩm đã được gửi đến, các thầy đã xuống bếp nấu cơm cho học sinh ăn.
Trong suốt 5 ngày lũ dữ quần thảo ở Tà Rụt, các em học sinh vẫn đảm bảo được ngày 3 bữa cơm ấm lòng từ các thầy giáo, cô giáo của mình.
Bữa cơm mùa lũ của các em học sinh trường Đakrông.
Những ngày mưa bão, bếp lửa của trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông vẫn ấm tình thầy trò.
Dẫu giữa vùng lũ dữ, bị cô lập nhưng các em vẫn được ăn no đã tạo nên sự tin tưởng của phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương trên địa bàn với nhà trường.
Sau những ngày bão lũ đi qua, khó khăn mới lại xuất hiện, chồng chất lên những khó khăn cũ khi đường đến trường của học sinh bị cô lập, nhà cửa, đồ dùng học tập, áo quần bị hư hỏng...
Việc ổn định lại cơ sở vật chất để học tập cho học sinh đã đặt ra cho các thầy, cô rất nhiều thách thức.
Tuy vậy, bằng những mối quan hệ của mình cộng với sự ủng hộ của bạn bè, đồng nghiệp và chính quyền địa phương thầy Nguyễn Khương Chinh cũng lại một lần nữa đã kêu gọi những tấm lòng hảo tâm trên khắp cả nước hướng về học sinh miền bão lũ.
Món quà của các thầy cô giáo cho học sinh.
Những phần quà từ những tấm lòng hảo tâm ấy không chỉ giúp các em học sinh phần nào vượt qua khó khăn do thiên nhiên tạo ra mà còn tạo động lực cho các em tiếp bước con đường đến trường đầy vất vả khó khăn.
Những tấm lòng của thầy cô giáo trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông như thầy Nguyễn Khương Chinh đang góp phần củng cố niềm tin của phụ huynh, góp phần cho giáo dục ổn định.
Những người thầy, người cô ở Đakrông đang góp phần xây dựng lớp người mới ở miền khó phía Tây Quảng Trị.
Bữa cơm của các thầy nấu cho trò những ngày bão lũ
Sau lũ, học sinh Quảng Trị vớt sách vở trong bùn Sau hơn 10 ngày mưa lũ, học sinh một số trường ở huyện Đakrông (Quảng Trị) - một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất - đi học trở lại. Khi đang khảo sát tình hình thiệt hại của gia đình học sinh trường THPT Đakrông, thầy Phan Hoàng Bách tình cờ thấy cảnh học sinh ngồi sấy từng trang...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bị xử phạt vì phát live stream thông tin sai sự thật tại điểm cấp đổi GPLX
Pháp luật
20:16:42 18/04/2025
Hoà Minzy lên tiếng khi được khuyên "chỉ nên làm nghệ thuật, chừa đường kinh doanh cho mẹ bỉm sữa"
Sao việt
20:07:51 18/04/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?
Sao châu á
20:00:43 18/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm
Ẩm thực
19:56:35 18/04/2025
Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán
Thế giới
19:49:35 18/04/2025
Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng
Thế giới số
19:20:43 18/04/2025
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
19:04:14 18/04/2025
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước
Tin nổi bật
18:49:51 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025
Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025