Giúp mẹ chọn mua giày tập đi cho bé “chuẩn” nhất
Mua giày tập đi cho bé là một bài toán khá khó khăn cho các bậc phụ huynh, sau đây là một vài lời khuyên giúp các mẹ biết cách chọn mua chuẩn xác…
Vào thời điểm bé có xu hướng muốn đi và bắt đầu tập đi, đôi chân là nơi chịu nhiều tác động nhất. Đôi chân lúc này chưa thể thích nghi nhanh được với chức năng di chuyển và chấp nhận một sức nặng của toàn bộ cơ thể đè lên. Do đó, giai đoạn này đôi chân của bé sẽ có nhiều biến đổi mang chiều hướng không tốt. Thay vì sử dụng những đôi giày bình thường, các phụ huynh nên tìm mua những đôi giày tập đi để giúp bé linh hoạt hơn trong những bước đi đầu đời…
Thế nhưng mua giày tập đi cho trẻ đôi khi lại là một bài toán khá khó khăn cho các bậc phụ huynh. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp các mẹ biết cách làm thế nào để chọn mua một đôi giày tập đi chuẩn xác cho bé nhà mình.
Chọn giày tập đi cho bé là bài toán khó đối với bậc phụ huynh
Đi mua giày cho bé vào tầm chiều tối
Bé yêu của bạn có thể nghỉ ngơi tốt hơn vào buổi sáng và chân bé cũng vậy. Thực tế là tầm chiều tối, chân bé có thể sẽ “nở” thêm khoảng 5% so với buổi sáng. Vì vậy, đi chọn giày cho bé vào thời điểm này có thể giúp bạn tìm được đôi giày vừa vặn với chân bé hơn.
Chọn kích cỡ giầy phù hợp với chân của con bạn
Đôi chân của trẻ phát triển rất nhanh chóng, do đó nhiều bậc phụ huynh có xu hướng mua những đôi giày quá lớn, tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên mua giày kiểu như vậy. Giày dép quá lớn có thể gây ra cho đứa trẻ của bạn các vấn đề về chân trong quá trình di chuyển. Điều đó đặc biệt quan trọng hơn trong giai đoạn tập đi, khi đôi chân của trẻ đang được định hình.
Giầy không đúng kích cỡ gây ra nhiều biến dạng cho đôi chân non nớt
Thế nhưng một đôi giày quá chặt cũng rất có vấn đề. Các ngón chân bị bó chặt không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn gây ra những biến dạng không tốt cho đôi chân còn đang non nớt. Vì thế, cần xác định chính xác kích cỡ giầy phù hợp với chân của con bạn.
Kiểm tra độ vừa vặn của giày với chân bé
Để thử độ vừa vặn của giày với chân bé, bạn hãy để bé đứng dậy, sau đó dùng chính đôi tay của bạn để kiểm định. Một đôi giày vừa vặn với bé là đôi giày mà bạn có thể nhét ngón tay út của bạn vào khoảng giữa gót chân bé và gót giày. Khoảng cách giữa mũi chân bé và mũi giày tốt nhất nên vừa với 1 ngón tay cái của bạn. Như vậy, đôi chân của bé mới có thể tự do và thoái mái trong giày.
Hãy để bé đi thử trong một vài bước
Nhưng chưa dừng ở đó, để chắc chắn đôi giày phù hợp với bé, rằng bé thực sự cảm thấy thoải mái trong đôi giày mới. Tốt nhất bạn hãy để bé đi thử giày và bước vài bước chập chững quanh phòng. Sau đó, bạn có thể tháo giày bé ra và kiểm tra chân bé cẩn thận xem bé có bị bất cứ sự kích ứng da nào không.
Chú ý tới chất liệu đôi giày mềm, thoáng
Chất liệu giày tốt nhất cho bé vào thời điểm này là những đôi có cấu tạo bằng các chất liệu mềm, thoáng khí như vải hoặc da lộn. Chúng bảo vệ cho các ngón chân khỏi các tác động của các va đập cứng, đồng thời chất liệu này dễ đàn hồi.
Chất liệu da lộn mềm, thoáng và đàn hồi
Ngoài ra chất liệu này cũng để được bền hơn, nó sẽ giúp cho đôi chân của trẻ luôn được mát mẻ, khô thoáng, giúp ngăn ngừa mụn nước và phát sinh những mùi hôi khó chịu.
Bạn nên tránh chọn loại giày bằng da cứng hay có mũi làm bằng
các loại cao su tổng hợp có thể làm bé bị đổ mồ hôi chân, lâu ngày sẽ gây bệnh…
Video đang HOT
Trọng lượng nhẹ giúp chân bé được thoải mái, dễ chịu hơn
Ngoài ra, chất liệu còn liên quan tới trọng lượng của đôi giày. Trọng lượng quá lớn đối với một đứa trẻ đang tập đi ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng và tư thứ của đôi chân nhỏ bé. Ngược lại, trọng lượng thấp sẽ giúp những bước đi được thoải mái và dễ chịu hơn.
Chọn đế giày và kiểm tra độ mềm của mũi giày
Tuyệt đối tránh mua những đôi giày có gót
Đế giày của bé ảnh hướng rất lớn tới dáng đi và cảm giác của bé trong suốt những bước đi đầu đời. Lựa chọn tốt nhất là bạn lựa chọn những đôi giày có phần đế mềm dẻo và linh hoạt, không nhẵn và cũng không quá cứng. Đế giày bằng cao su chống trượt với những rãnh trên đế giúp khả năng bám giữ mặt đất của giày tốt hơn. Tuyệt đối tránh mua những đôi giày có gót. Nó ảnh hưởng rất lớn tới tư thế và sự cân bằng cho đôi chân của trẻ.
Đế giày cao su chống trượt,độ bám bề mặt tốt
Nếu cần thiết, bạn có thể mua một miếng lót giày hơi gồ ghề lên một chút sẽ tăng ma sát giúp chân bé bám chắc và giúp cơ bàn chân phát triển.
Bên cạnh đó bạn nên thử kiểm tra độ mềm mũi giày bằng cách ấn thử lên mũi giày bé (khoảng giữa đầu ngón chân và mũi giày). Đôi giày phù hợp sẽ có sự đàn hồi, ngay sau khi bạn ấn sẽ bị lõm xuống và căng phồng trở lại. Nếu bạn không thấy mũi giày lõm xuống, có thể là đôi giày quá chặt ở phần đầu mũi và nó chắc chắn không thích hợp cho bé rồi!
Quan tâm tới kiểu dây buộc
Bạn nên chọn loại giây buộc giày đủ dài để có thể buộc được 2 gút (thắt nơ). Độ dài này cần kiểm tra cẩn thận. Nếu dây giày bé không đủ dài, bạn nên mua loại dây khác dài hơn để thay thế. Nhưng nếu dây quá dài bạn cũng phải điều chỉnh lại để tránh bé giẫm phải dây giày dễ té ngã. Tuy nhiên, dù dài hay ngắn các mẹ cũng nên giấu phần dây giày sau khi đi vào cho bé để tránh bé nghịch ngợm hoặc vướng vào đâu đó nhé!
Độ dài dây cần kiểm tra cẩn thận
Khi chọn được kiểu dây vừa vặn bạn cần nhớ đi thử vào chân bé và buộc lại xem chân bé có quá chặt không nhé, cẩn thận kẻo chân bé sẽ bị “nghẹt thở” đấy!
Loại giày có khóa kéo hay nút cài thuận tiện nhưng bé sẽ nghịch ngợm
Một số bậc cha mẹ thích chọn loại giày có khóa kéo hay nút cài cho bé vì sự thuận tiện của nó. Tuy nhiên, một khi bé đã phát hiện ra cách mở khóa kéo hay nút cài, bé sẽ thường xuyên tháo được giày ra.
Lựa chọn kiểu dáng
Các mẹ thường chú ý tới kiểu dáng đầu tiên khi chọn mua giày cho bé nhưng bất ngờ khi đây lại là yếu tố sau cùng được quan tâm đến sau khi tất cả các tiêu chí khác đã được kiểm tra.
Kiểu dáng ngộ nghĩnh, dễ thương…
… màu sắc tươi sáng rất bắt mắt
Màu sắc tươi sáng và thiết kế ngộ nghĩnh, dễ thương sẽ thu hút thị hiếu của trẻ khi mới biết đi, tạo hứng thú và khuyến khích bé đi nhiều hơn. Do đó, các mẹ nhớ chú ý tới yếu tố này khi lựa chọn nhé! Các mẹ hiểu rõ bé nhà mình nên chắc chắn việc lựa chọn sẽ rất dễ dàng rồi phải không?
Giày hở mũi thời trang nhưng không an toàn
Thị trường hiện có nhiều loại dép và giày hở mũi trông rất thời trang và bắt mắt, nhưng với một đứa trẻ đang tập đi thì những đôi giày kín mũi luôn là sự lựa chọn an toàn nhất và tốt nhất.
Sau cùng, hãy tìm đến những thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho đôi chân của con bạn. Tuy nhiên, không nên chọn mua những đôi giày quá đắt tiền. Ngoài lý do là giá cả đôi khi không song hành với chất lượng mà còn vì đôi chân trẻ phát triển nhanh chóng phải thay đổi kích cỡ thường xuyên. Điều này sẽ rất lãng phí!
Trước khi có quyết định nào thì có một lời khuyên nhỏ cho các mẹ: Chân của trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nên phải biết cách lựa chọn giày, tất phù hợp. Tốt nhất, chỉ nên cho bé đi giày sau khi biết đi khoảng sáu tuần.
Dù mua đôi giày nào đi chăng nữa thì các mẹ cũng cần ghi nhớ một điều: Chân bé vẫn tiếp tục phát triển rất nhanh, vì vậy bạn nên thường xuyên kiểm tra kích cỡ chân và đôi giày của bé. Tốt nhất là bạn nên thay giày cho bé khoảng 2 đến 3 tháng một lần nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lời khuyên "vàng" giúp chọn mua đồ gỗ cực "chuẩn"
Lựa chọn đồ gỗ tốt sẽ giúp bạn sở hữu món đồ nội thất hữu dụng bền đẹp, đồng thời tránh bị "móc túi" hay những hao tổn chi phí không đáng có...
Nội thất gỗ ngày càng chinh phục được nhiều người tiêu dùng khó tính nhờ vẻ sang trọng, hiện đại và có độ bền cao. Nguồn gốc thiên nhiên khiến nội thất gỗ vừa mang nét tinh tế, đặc trưng rất khó nhầm lẫn lại vừa mang vẻ đẹp gần gũi.
Những ưu điểm vượt trội giúp chúng dễ dàng kết hợp hài hoà với nhiều không gian về cả kiểu dáng, bố cục hay chất liệu... Ngay cả trong những điều kiện đòi hỏi sự linh hoạt đồ gỗ vẫn có thể sắp đặt hợp lý, đẹp mắt trong những không gian có nhiều hình khối và phong cách khác nhau, dù hiện đại hay truyền thống.
Tuy nhiều ưu điểm và dễ phối hợp nhưng việc lựa chọn nội thất cũng phải rất cân nhắc để có được món đồ hữu dụng, bền đẹp theo thời gian cho ngôi nhà. Hơn nữa, nếu không có kinh nghiệm trong việc phân biệt các loại gỗ quý, người tiêu dùng dễ bị "móc túi" hàng triệu đồng khi mua hàng. Các sản phẩm nội thất được làm từ các loại gỗ quý khác nhau sẽ chênh nhau rất nhiều về giá bán...
Nội thất gỗ mang lại sự sang trọng cho ngôi nhà
Chẳng hạn, một chiếc bàn bằng gỗ căm xe có chiều dài 1,4m x 0,7m sẽ có giá từ 3,5 - 5 triệu đồng, nhưng nếu người bán nói đó là gõ đỏ, giá sẽ là 7 - 8 triệu đồng... Liệu bạn đã biết cách chọn lựa hay chưa?
Độ bền của gỗ phụ thuộc vào chất liệu...
Dưới đây là những "lời khuyên vàng" mà chuyên mục Mua sắm gửi đến nhằm giúp lựa chọn đồ gỗ cực "chuẩn". Hy vọng bài viết sẽ giúp ích và mang lại cho bạn sự hài lòng về món đồ gỗ mà mình mua khi bước vào các cửa hàng nội thất.
Bí quyết chung khi chọn những món nội thất gỗ cơ bản
Kiểm tra chất lượng các bộ phận, hoa văn, nước sơn...
Khi mua, bạn lưu ý kiểm tra các bộ phận chủ yếu như: Chân, khung cửa, mặt ngăn kéo... Chúng phải được đóng bằng loại gỗ có chất lượng tốt, nếu có trang trí hoa văn thì phải sắc nét, đẹp mắt, không có những đầu mẩu gỗ thừa, mắt sâu hay gỗ bị rạn nứt. Không nên mua đồ dùng mà bộ phận gỗ đóng bên trong (phần che khuất) như tấm ngăn, tấm lót, ngăn kéo... bị mọt, sứt sẹo, chắp vá, thiếu hụt.
Lưu ý kĩ càng từng bộ phận, hoa văn, sơn...
Đối với những đồ gỗ quét sơn, màu sơn phải đều, có độ bóng đẹp, không có nốt sần hay vết nhăn. Về thẩm mỹ, không nên chọn đồ gỗ có màu quá tương phản nhau ở các bộ phận.
Kiểm tra kết cấu nội thất gỗ
Với những món đồ nội thất lớn, bạn nên chú ý xem chúng có lỗ mộng truyền thống không và khớp mộng luôn tại đó. Trong các món đồ lớn hơn, bạn thậm chí còn phải cẩn thận kiểm tra các đinh vít, keo có chắc chắn không. Khi mua ghế, cần đảm bảo nó không bị dao động, cần kiểm tra bốn chân đứng có vững chãi hay không nữa nhé!
Cẩn thận trong việc kiểm tra kết cấu
Các đồ gỗ dùng trong gia đình đang bày bán trên thị trường thường có 2 loại: Kết cấu khung và kết cấu ghép liên tiếp. Khi chọn loại kết cấu khung, bạn cần chú ý quan sát kỹ chỗ kết hợp của khung có chắc chắn không, có bị hở không. Nếu mua cửa gỗ thì 4 góc cửa phải vuông góc. Đối với loại kết cấu ghép liên tiếp cần kiểm tra chỗ tiếp giáp nhau có thể chịu được lực tốt không.
Nếu bạn mua một chiếc tủ gỗ hoặc cửa ra vào, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng xem bản lề của chúng có được vững chắc, ăn toàn và đủ mạnh để gánh đỡ trọng lượng của cánh cửa hay không nhé!
Cách chọn mua đồ nội thất gỗ trong nhà và ngoài trời
Khi mua đồ dùng bằng gỗ phải quan sát đến những kẽ hở bên trong không được to quá 0,5mm, kẽ hở bên ngoài không quá 0,2mm. Những chỗ gắn keo hay chạm khảm, tra mộng phải khít, không được lỏng lẻo, đường nét tinh xảo. Các linh kiện bằng kim loại ghép thêm vào phải chắc chắn, ngay ngắn. Các đầu đinh không được lộ ra ngoài bề mặt gỗ hoặc hụt quá sâu.
Nội thất ngoài trời nên chọn mua gỗ đặc
Đồ gỗ ngoài trời chỉ nên mua loại làm bằng gỗ đặc chứ không kết ráp có mặt ván vì sẽ dễ đọng nước và xé nứt do tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên như cửa chính, cột, lan can, bàn ghế sân vườn...
Gỗ đặc là sự lựa chọn cho nội thất ngoài trời
Chủng loại gỗ thường dùng là chò chỉ, dầu đỏ, tràm bông vàng hay cao cấp như gõ đỏ, cẩm lai cũng đều phải qua tẩm sấy và quét dầu hay sơn lên bề mặt. Đối với sản phẩm gỗ dán veneer thì được phủ nhiều lớp PU - sơn trong để bảo vệ hoặc được phủ lớp UV - sơn trong nhưng không bóng như PU, hạn chế trầy xước tốt.
Nội thất trong nhà có thể dùng gỗ chế biến
Với đồ gỗ nội thất dùng trong nhà thì hiện nay, do lượng gỗ tự nhiên ngày càng hiếm giá thành cao nên nhiều người chuyển sang sử dụng gỗ chế biến: MDF, veneer, MF... Các loại gỗ này do sản xuất đồng loạt về chất lượng, kích cỡ, màu sắc, nên dễ thi công...
Nội thất gỗ trong nhà có sự lựa chọn linh hoạt hơn
Việc bảo quản không hề phức tạp. Sự phong phú về bề mặt gỗ chế biến còn giúp các sản phẩm có được những hiệu quả sử dụng, thẩm mỹ phong phú không khác gỗ thiên nhiên và giúp cho các nhà thiết kế thực hiện được nhiều ý tưởng mới.
Chú ý khi mua đồ gỗ cổ
Nên hỏi ý kiến chuyên gia khi mua nội thất gỗ cổ
Khi mua nội thất cổ bằng gỗ, hãy chắc chắn món đồ nội thất bạn định mua là đồ thật hay chỉ là bản sao. Tốt nhất, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia đồ cổ. Khi đã có được tư vấn rồi, bạn còn cần chú ý tới kết cấu và hình dáng của nó xem có phù hợp với không gian định sắp đặt hay không nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vừa là máy nghe nhạc, vừa là... kệ đựng giấy toilet Còn gì thư giãn bằng việc vừa ngồi trong toilet vừa được tận hưởng âm thanh tuyệt vời phát ra từ chiếc máy nghe nhạc, cũng chính là... kệ đựng giấy vệ sinh của bạn. Công nghệ hiện đại giờ đây có thể theo bạn đến bất cứ đâu, và nhất là khi mà các nhà sáng chế đã quan tâm đến cả...