Giúp học sinh vùng sâu, vùng xa tự tin đến trường
Năm học 2021-2022, tỉnh Kon Tum có trên 92.000 học sinh là người dân tộc thiểu số.
Ở các trường vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nhiều học sinh không đủ sách, vở, quần áo và đồ dùng học tập khi đến trường. Trước khó khăn trên, tại Đăk Pxi, xã vùng III của huyện Đăk Hà, các thầy cô giáo Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ đã xây dựng nhiều mô hình hay để giúp học sinh tự tin đến trường.
Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ ở xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum hỗ trợ giúp các em tự tin đến lớp.
Hôm nay, các thầy cô giáo dọn dẹp, vệ sinh trường sau 1 tuần học trực tuyến để phòng, chống dịch COVID-19. Tại Phòng “Vui đến trường”, các cô giáo tranh thủ phơi khô đồ, dùng bàn là ủi lại quần áo cho các em. Thầy giáo Nguyễn Trung Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, học sinh của trường chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng.
Đầu năm học, nhiều em đến trường nhưng không có giày dép, quần áo đã cũ, rách, sách vở không đủ. Nhà trường đã phát động cán bộ, giáo viên, nhân viên, vận động các nhà hảo tâm ủng hộ trường xây dựng mô hình “Vui đến trường” để trang bị cho các em một số đồ dùng cơ bản.
Nhà trường đã huy động được hơn 300 bộ quần áo cũ nhưng còn dùng tốt, sau đó được các thầy cô giặt, là cẩn thận. Ngày khai trường, khi đến lớp nhiều em đã bất ngờ khi được thầy cô giáo đưa tới Phòng”Vui đến trường” để lựa chọn quần áo phù hợp cho mình.
Video đang HOT
Đến trường sớm một ngày, em Y Trâm lớp 1B đã được các cô giáp chọn cho mình bộ đồng phục phù hợp. “Ở nhà không có áo đẹp, được thầy cô cho áo mới, con rất vui và các bạn đều cũng vui khi đến trường. Con sẽ cố gắng học tốt”, Y Trâm chia sẻ.
Mô hình Vui đến trường giúp các cô giáo lựa chọn những bộ trang phục đẹp nhất giúp học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ ở xã Đăk Pxi huyện Đăk Hà (Kon Tum) có đồng phục đến lớp.
Cô Nguyễn Thị Thu Hương, giáo viên Tổng Phụ trách Đội, người được Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ giao phụ trách mô hình “Vui đến trường” cho biết, khi xây dựng mô hình, chúng tôi không nghĩ lại được nhiều người hưởng ứng và lan tỏa yêu thương nhanh như vậy. Nhận được quần áo, những hư hỏng nhỏ như đứt nút, rách đường chỉ, các cô khâu lại. Sau khi giặt, tất cả đều được là, treo lên để các em dễ lựa chọn. Học sinh nào khó khăn, không có đồng phục hoặc bị rách, chuyển màu, các thầy, cô đưa đến Phòng “Vui đến trường” tìm những bộ áo quần tốt, đẹp, sạch hơn để các em mặc vào lớp.
Giúp học sinh tự tin đến lớp, thầy và cô giáo còn vận động tài trợ thêm sách, vở cho các em. Thầy Nguyễn Trung Dũng cho biết thêm, tủ sách dùng chung của trường đã giúp gần 100 học sinh có sách giáo khoa. Mô hình Thư viện yêu thương khuyến khích các em xây dựng văn hóa đọc. Với vở học, mỗi em được cấp tối thiểu 7 cuốn, đảm bảo cho các em học cả năm. Số vở này được Quỹ Bảo về và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum hỗ trợ…
Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương mà các thầy, cô giáo dành cho học sinh, ông U Lý, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi cho rằng, sáng kiến kêu gọi giáo viên, rồi người thân giáo viên hay nhà hảo tâm có điều kiện tốt góp hỗ trợ quần áo, sách, vở, giày dép đã giúp học sinh ở vùng đặc biệt đặc biệt khó khăn như Đăk Pxi tự tin đến trường. Các mô hình “Vui đến trường”, “Thư viện yêu thương” hay “Tủ sách dùng chung” rất phù hợp cho xã vùng III như Đăk Pxi. Mô hình đã lan tỏa yêu thương, tạo sự gắn kết giữa thầy cô giáo và học sinh. Đây là những mô hình hiệu quả, rất cần nhân rộng đến các trường ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Lan tỏa yêu thương nâng bước học sinh vùng khó khăn Kon Tum đến trường
Kon Tum có trên 92.000 học sinh dân tộc thiểu số. Nhiều em không có sách vở, quần áo và đồ dùng học tập khi đến trường.
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ, ở xã đặc biệt khó khăn Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, các thầy cô giáo đã có cách làm hiệu quả lan tỏa tình yêu thương nâng bước học sinh đến trường
Sau thời gian học tập ở nhà phòng dịch COVID-19, 275 em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ, ở xã đặc biệt khó khăn Đăk Pxi, huyện Đăk Hà vừa được tới trường học tập trung. Thầy giáo Nguyễn Trung Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, học sinh của trường chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số Xơ đăng. Dù đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng tâm thế nhưng thầy cô vẫn không tránh khỏi tâm trạng xót xa khi thấy nhiều em đến trường trong tình trạng chân không giày dép, quần áo có thế nào mặc thế ấy, sách vở cũng em có, em không.
Cô giáo trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ là quần áo cho học sinh.
"Trước sự khó khăn và thực tế tại đơn vị trường như vậy nhà trường đã phát động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, vận động các nhà hảo tâm khác để xây dựng một mô hình, chúng tôi tạm gọi đó là mô hình "Vui đến trường" để trang bị cho các em một số đồ dùng cơ bản, như quần, áo, dép làm cho các em vui khi mà bước chân vào trong ngôi trường của mình"- thầy Dũng nói.
Được bố trí một phòng riêng trong khuôn viên trường, mô hình "Vui đến trường" do Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ xây dựng mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi cho các em học sinh. Trong căn phòng này trên 300 bộ quần áo học sinh được thầy cô giặt, là phẳng phiu treo ngay ngắn.
Các em Y Trâm, Y Chừng lớp 1B; A Tiến, A Hậu, A Vinh lớp 3B... cùng nhiều học sinh khác đã rất bất ngờ khi được thầy cô giáo đưa tới phòng "Vui đến trường" để lựa chọn bộ quần áo phù hợp nhất cho mình. Xoay người một vòng ngắm bộ đồng phục vừa vặn, hai em Y Trâm và A Tiến nói thế này: "Cô cho áo trắng mặc quần xanh, đi học thì rất vui".
"Ở nhà không có áo trắng, đến trường cô cho áo trắng đẹp con mặc con rất vui. Từ nay con sẽ đến trường, cố gắng học tốt".
Tất cả các em học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ đều có đồng phục khi đến trường.
Cô Nguyễn Thị Thu Hương, giáo viên Tổng phụ trách Đội, người được Ban Giám hiệu trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ giao phụ trách mô hình "Vui đến trường", cho biết: "Khi mà được các mạnh thường quân trao tặng những áo quần, các cô giặt sạch sẽ, kiểm tra xem áo quần có hư hỏng gì không. Nếu có các cô sẽ dùng kim chỉ để khâu lại. Áo quần nhăn các cô ủi treo lên giá. Những học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn các cô đưa lên đây tìm cho những bộ áo quần để các em mặc đến trường".
Cùng với mô hình "Vui đến trường" trao tặng quần áo cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ còn hình thành được tủ sách dùng chung giúp gần 100 học sinh có sách giáo khoa để học tập; mô hình "Thư viện yêu thương" khuyến khích các em xây dựng văn hóa đọc để mở mang kiến thức. Còn nhiều việc làm thầm lặng của các thầy cô giáo ở ngôi trường vùng đặc biệt khó khăn này khiến ai biết tới cũng xúc động, như việc may vá quần áo, cắt tóc, cắt móng chân, móng tay, vệ sinh thân thể cho học sinh...
Niềm vui đến trường của học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà.
Ông U Lý, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương mà các thầy cô giáo dành cho học sinh: "Trường có nhiều học sinh gia đình khó khăn. Trường có những sáng kiến kêu gọi giáo viên, người thân giáo viên có điều kiện tốt hơn, góp quần áo, sách vở, giày dép để hỗ trợ cho học sinh đặc biệt khó khăn. Đối với chính quyền tôi thấy mô hình rất là hay cũng cần nhân rộng đối với trường khác nữa. Xã mình xã khó khăn giáo viên có những sáng kiến như thế rất tốt".
Từ sự quan tâm đầy tình yêu thương của các thầy cô giáo đối với các em học sinh , trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ ở xã đặc biệt khó khăn Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum luôn duy trì tốt tỷ lệ học sinh chuyên cần. Thông qua việc làm của các thầy cô cũng có tác động rất tích cực đến cha mẹ học sinh trong việc chăm lo tới việc học hành của các con./.
Thầy giáo vùng cao gửi yêu thương qua "quán cóc" sân trường Chứng kiến cảnh học sinh bị hỏng xe đạp, phải dắt bộ về nhà và nhiều em loay hoay khi đồ dùng học tập, đồ cá nhân bị hỏng, thầy giáo ở Lào Cai quyết định "mở quán" trong trường để giúp đỡ học trò. Thầy Toàn dán đế giày cho học sinh. Ảnh: NVCC Dòng tin nhắn giản dị 20 năm gắn...