Giúp con tự học từ những câu hỏi đơn giản
Theo chuyên gia tâm lý Kim Thành, việc cha mẹ có phương pháp đặt câu hỏi có thể phát huy được khả năng tự học, giúp con yêu thích học tập và rèn tư duy, phẩm chất, kỹ năng sống cần thiết cho con.
Phương pháp đặt câu hỏi của cha mẹ có thể kích thích khả năng tự học của con
Khả năng tự học là chìa khóa then chốt quyết định cuộc đời mỗi con người. Làm sao để trẻ em yêu thích học tập, say mê khám phá và tự học, tự chủ là một câu hỏi lớn mà mỗi bậc cha mẹ cũng như người làm giáo dục luôn trăn trở.
Vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục, trong đó, thầy cô, cha mẹ là những người khơi gợi, làm gương, hỏi con để con biết cách tự học, trải nghiệm kiến thức, làm chủ kiến thức, tự tin, tự chủ, tự lâp, tự biết “đặt câu hỏi” và tự tìm câu trả lời là một phương pháp hiệu quả nhưng chưa nhiều cha mẹ, thầy cô áp dụng.
Chuyên gia tâm lý Kim Thành đã chia sẻ phương pháp dạy con tự học đến các cha mẹ và trẻ em thông qua cuốn sách 10 câu hỏi thông thái giúp con tự học xuất sắc. Sách do NXB Thanh niên phát hành.
Tác giả Kim Thành và cuốn sách “10 câu hỏi thông thái giúp con tự học xuất sắc”
10 câu hỏi thông thái giúp con tự học xuất sắc như một cuốn sổ tay trực quan, đơn giản hướng dẫn cha mẹ phương pháp và kỹ năng “đặt câu hỏi” để con phát huy được khả năng tự học, giúp con yêu thích học tập và rèn tư duy, phẩm chất, kỹ năng sống cần thiết cho con.
Video đang HOT
Cuốn sách là những đúc kết súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ áp dụng với tất cả các cha mẹ, thầy cô và con trẻ về phương pháp “hỏi trẻ” và rèn cho trẻ khả năng tự học.
Tác giả Kim Thành được biết đến là một chuyên gia tâm lý, huấn luyện tinh thần, Giám đốc Trung tâm Coaching Hạnh Phúc. Chị đồng thời là tác giả 2 cuốn sách Dạy con tự học, 5 bước đơn giản để có mối quan hệ hoàn hảo.
10 câu hỏi mà tác giả Kim Thành gợi ý cho phụ huynh:
1. Theo con,… là gì?/… làm thế nào?
2. Chuyện gì xảy ra với con vậy?/Con gặp chuyện gì à?/Kể cho bố, mẹ nghe với?
3. Tại sao chuyện đó lại xảy ra theo cách như vậy?
4. Con muốn kết quả như thế nào?/Kết quả tốt đẹp con mong muốn là gì?/Con muốn gì sau khi giải quyết xong chuyện đó?
5. Việc đạt kết quả này có thực sự quan trọng với con không?/Điều gì khiến con muốn đạt kết quả này?/Con muốn đạt được kết quả này để làm gì?
6. Làm thế nào để con đạt được kết quả này?
7. Lần sau nếu gặp việc này thì con sẽ làm gì/làm như thế nào?
8. Lần sau con có thể làm gì khác để đạt kết quả tốt hơn?
9. Con học được gì từ chuyện này?
10. Chỉ cách giúp bố/mẹ với?
Workshop: "Giáo dục sớm cho trẻ mầm non - Chơi là học" và "Phương pháp đọc Ehon cho trẻ dưới góc nhìn khoa học não bộ"
Ngày 30/1/2021, Trường quốc tế Nhật Bản (JIS) đã tổ chức một buổi workshop về giáo dục sớm cho trẻ mầm non để quý phụ huynh hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Do tình hình dịch Covid 19 nên nhà trường đã chuyển thành workshop online để toàn thế quý phụ huynh có thể theo dõi và đảm bảo hạn chế tiếp xúc cộng đồng.
Trong buổi workshop chia sẻ, có sự góp mặt của Tiến sĩ Kristopher Redmond đồng thời là giáo viên chủ nhiệm lớp mầm non 4 tuổi hệ Quốc tế Cambridge tại trường Quốc tế Nhật Bản và Mrs Masako Koga - Chuyên gia giáo dục và chương trình học Nhật Bản.
Sự kiện được lên kế hoạch chi tiết và dự kiến tổ chức trực tiếp tại trường QTNB (JIS) vào ngày 30/1, nhưng do tình hình dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp trong những ngày gần đây tại Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận nên để đảm bảo an toàn cho phụ huynh, học sinh và cán bộ, giáo viên, JIS đã quyết định tổ chức sự kiện bằng cách Livestream trên fanpage facebook của nhà trường.
Tuy rằng workshop trong phút chót phải thay đổi sang cách làm trực tuyến nhưng sự kiện vẫn thu hút được sự quan tâm, theo dõi của đông đảo phụ huynh. Gần 3k lượt xem và hơn 200 lượt bình luận, tương tác trực tiếp với diễn giả trong hơn 2 tiếng livestream.
Tiến sĩ Krist đã nêu những quan điểm về giáo dục sớm cho trẻ mầm non dưới góc nhìn của người phương Tây và chia sẻ tới phụ huynh những phương pháp giáo dục sớm mà phụ huynh có thể áp dụng hàng ngày cho con, giúp con có những giây phút được "học" ngay từ những trò chơi đơn giản và gần gũi.
Tiến sĩ Krist cho rằng không nên tạo áp lực buộc trẻ phải ghi nhớ bài học. Hãy để trẻ cảm nhận chơi là sự vui vẻ và không bị ràng buộc với mục tiêu định trước. Theo tiến sỹ, việc chơi tự do rất quan trọng đối với trẻ. Trẻ sẽ phát huy hết khả năng sáng tạo, tự học cách sử dụng các loại vật liệu và tạo ra trò chơi giúp chúng hiểu thêm về thế giới xung quanh. Chơi cũng mở rộng suy nghĩ của trẻ và tạo dựng khát khao học hỏi. Cách này giúp tăng cường tư tưởng tích cực về việc học. Qua đó, trẻ phát triển năng lực xã hội, cảm xúc để hợp tác, thương lượng, chia sẻ và giải quyết xung đột.
Đọc truyện cho trẻ nghe cũng là một trong những phương pháp giáo dục sớm có tính hiệu quả cao và được các gia đình đặc biệt quan tâm. Nhưng đọc làm sao để khơi dậy trí tưởng tượng, khả năng đồng cảm cho trẻ thì không phải bố mẹ nào cũng có phương pháp.
Trong buổi livestream của trường Quốc tế Nhật Bản, cô Masako Koga đã hướng dẫn các phụ huynh đọc cuốn truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản "Cầu trượt thật dài" đã được dịch ra tiếng Việt. Qua việc phân biệt, nhấn nhá khi phát âm từ "cầu tr...ư...ợ...t", hoặc biểu cảm qua nhiều cung bậc và mức độ, trẻ như hình dung đang trượt trên những chiếc cầu trượt có độ dài khác nhau, có lúc uốn lượn, có lúc lại gần như dựng đứng...
Theo chuyên gia người Nhật, cách đọc này cũng khiến trẻ tập trung hơn và hứng thú theo dõi hơn câu chuyện. Ngoài ra, trước khi lật sang trang mới phía sau, cần luyện cho trẻ khả năng phán đoán, tưởng tượng trang tiếp theo sẽ là gì để kích thích sự tò mò và tư duy của trẻ. Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa bố mẹ và con khi đọc sách rất quan trọng. Thay vì đơn thuần đọc nội dung câu chuyện, bố mẹ sẽ tương tác cùng con, biểu cảm theo tâm lý nhân vật qua nét mặt, cử chỉ...
"Ở lứa tuổi mầm non và tiểu học, sự tập trung của trẻ chỉ kéo dài khoảng 15 phút. Bởi vậy, sau mỗi quãng thời gian đó, phụ huynh có thể cho các con vận động. Các bài tập có thể đơn giản như khởi động các khớp tay, hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến não bộ" - Cô Masako Koga chia sẻ thêm.
Workshop trên là một trong số những hoạt động thu hút được đông đảo sự quan tâm không chỉ của các bậc phụ huynh mà còn của các giáo viên, những người quan tâm tới giáo dục cho trẻ mầm non. Hai diễn giả của workshop cũng vẫn đang giữ vai trò là giáo viên của trường Quốc tế Nhật Bản nên những nội dung mà hai thầy cô chia sẻ đều rất thực tế và bổ ích.
Các bạn nhỏ chăm chú nghe cô giáo người Nhật kể chuyện.
Tính nhịp điệu giúp trẻ mầm non tự giác Nhịp điệu giúp các em nhỏ trong các lớp học theo phương pháp Steiner tự giác thực hiện nhiệm vụ mà không cần cô phải yêu cầu hay quát mắng. Trong giờ chơi tự do tại lớp Hoa Hồng (4-5 tuổi) của trường Mầm non Koi Steiner, Hà Nội, một nhóm bạn đang xếp bàn ghế thành xe đua, nhóm khác chơi búp...