Gieo trồng hạnh phúc ở ngôi trường mang tên người thầy mẫu mực
Bên cạnh xây dựng tập thể đoàn kết, Trường THPT Lương Đắc Bằng luôn có chính sách khen thưởng động viên, khích lệ giáo viên. Chia sẻ khó khăn, áp lực của thầy, cô để hướng đến xây dựng trường học hạnh phúc.
Trường THPT Lương Đắc Bằng (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa).
Xây dựng tập thể đoàn kết, khen thưởng phù hợp
Để giáo viên và học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui và hạnh phúc, nhiều năm nay, Trường THPT Lương Đắc Bằng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) luôn chú trọng trong việc xây dựng tập thể đoàn kết, cùng chính sách khen thưởng phù hợp.
Theo thầy Lê Xuân Ninh – Hiệu trưởng nhà trường, việc xây dựng tập thể đoàn kết thông qua công tác tổ chức, phân công cán bộ phù hợp với năng lực, bên cạnh đó, chính sách khen thưởng cũng phải phù hợp và minh bạch.
“Sự minh bạch trong công tác kiểm tra, đánh giá năng lực giáo viên là điều cần thiết và rất quan trọng. Từ đó, có chính sách nâng lương sớm và phù hợp, góp phần động viên, khích lệ các thầy cô trong trường”, thầy Ninh cho biết.
Thầy Lê Thành Thắng, chủ nhiệm lớp 10A7, cũng cho biết: “Bên cạnh tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, nhà trường cũng thường xuyên động viên các thầy, cô vượt qua khó khăn, áp lực để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, phấn chấn”.
Về chế độ khen thưởng, theo thầy Ninh nhà trường cũng có chính sách khen thưởng kịp thời đối với giáo viên có học sinh đoạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, học sinh đỗ thủ khoa…
Cùng với chính sách khen thưởng, ban lãnh đạo trường cũng thường xuyên chia sẻ những khó khăn, áp lực của giáo viên ở các buổi họp hàng tuần, tháng.Từ đó, từng bước tháo gỡ những khó khăn, giúp giáo viên yên tâm công tác.
Giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THPT Lương Đắc Bằng dù mới được ba năm, nhưng cô Trương Thị Hồng luôn dành tình cảm đặc biệt cho nơi đây.
“Ngôi trường là nơi tôi từng học để rồi lại trở về nơi đây truyền thụ kiến thức đến các em học sinh thân yêu. Đây là điều tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Dù hiện nay, đời sống vật chất – tinh thần của giáo viên nói chung còn chật vật, nhưng cá nhân tôi thấy ổn định và hạnh phúc ở môi trường này”, cô Hồng chia sẻ.
Tiết học môn Ngữ văn đầy cảm hứng của cô giáo Trương Thị Hồng.
Video đang HOT
Chất lượng đội ngũ ngày càng nâng cao
Hiện nay, Trường THPT Lương Đắc Bằng có khoảng 90 cán bộ, giáo viên. Trong đó, số lượng giáo viên có trình độ Thạc sỹ trở lên chiếm khoảng 33,6%. Đặc biệt, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
Trong năm học 2020 – 2021, trường có 12 sáng kiến kinh nghiệm của các thầy, cô giáo được Sở GD&ĐT Thanh Hóa xếp loại cấp tỉnh, gồm 4 loại B và 8 loại C.
Đặc biệt, ban lãnh đạo trường luôn tạo điều kiện tối đa để giáo viên tham gia tích cực các chuyên đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Thực hiện tốt sinh hoạt thường kỳ của tổ nhóm chuyên môn. Đồng thời, tăng cường trao đổi chuyên đề bồi dưỡng, nhất là bồi dưỡng học sinh giỏi, chuyên đề dạy bài khó.
Nhờ đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực.
Trong năm học 2020 – 2021, tỷ lệ học sinh của trường có kết quả học tập khá, giỏi đạt trên 88%. Cùng với đó, tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm tốt trên 93% và không có học sinh xếp hạnh kiểm yếu, kém.
Về kết quả giáo dục mũi nhọn, trường dành được 29 giải trong tổng số 47 học sinh tham gia các môn văn hóa tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong đó, 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 13 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Đối với môn Giáo dục quốc phòng, nhà trường đoạt 9 giải, gồm: 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 4 giải Khuyến khích, xếp khuyến khích toàn Đoàn.
Cô Lê Thị Thanh (thứ 3 từ trái qua) và học trò sau giờ lên lớp.
Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, trường đạt tỷ lệ tốt nghiệp trên 99,5%. Số lượng HS đạt từ 27 điểm trở lên tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học gồm 60 em, xếp thứ 8 trong tỉnh. Đặc biệt, trường có một thủ khoa khối A1 toàn tỉnh là em Nguyễn Minh Tú với 29,15 điểm được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Trò chuyện với GD&TĐ, Nguyễn Minh Tú (cựu học sinh Trường THPT Lương Đắc Bằng) – là thủ khoa khối A1 toàn tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ: “Em rất tự hào về Trường THPT Lương Đắc Bằng và rất hạnh phúc vì mình là học sinh ngôi trường. Chúng em được các thầy, cô giáo dìu dắt từng bước đi trong những năm tháng học tập. Các thầy, cô giáo không chỉ truyền đạt kiến thức cho chúng em, mà còn luôn luôn động viên, chia sẻ với em và các bạn học sinh mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống”.
Bà Nguyễn Thị Viên – phụ huynh của em Nguyễn Minh Tú, tâm sự: “Tôi có con trai học 3 năm ở Trường THPT Lương Đắc Bằng. Trong những năm con trai theo học ở ngôi trường này, tôi luôn cảm thấy mình thật may mắn vì đó là một ngôi trường khổng chỉ dạy chữ, mà các thầy, cô còn rèn cả nết người cho con trai tôi.
Không chỉ riêng tôi, mà các phụ huynh có con học ở ngôi trường này đều có cảm nhận như thế cả. Nhà trường đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ rất cao của các bậc phụ huynh về mọi mặt hoạt động giáo dục cho các thế hệ học trò ở địa phương”.
Chia sẻ mục tiêu trong năm học 2021 – 2022, thầy Hiệu trưởng Lê Xuân Ninh cho biết: “Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập, trường sẽ phấn đấu 100% học sinh đậu tốt nghiệp. Đạt trong tốp 10 trường của tỉnh về kết quả HS đậu tốt nghiệp từ 27 điểm trở lên”.
Trường THPT Lương Đắc Bằng được thành lập tháng 9/1961. Trước khi mang tên THPT Lương Đắc Bằng, trường từng có tên là Trường PTTH Hoằng Hóa, Trường THPT Hoằng Hóa 1. Năm 2008, Trường THPT Lương Đắc Bằng được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt, năm 2020, trường vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì.
Xây dựng Trường học hạnh phúc: Thầy cô là người truyền cảm hứng
Giáo viên giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền cảm hứng cho học sinh. Do đó, muốn xây dựng Trường học hạnh phúc thì trước tiên, thầy cô giáo phải cảm nhận được hạnh phúc ở chính nơi mình công tác.
Học sinh Trường THPT Vĩnh Yên hạnh phúc khi tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Ảnh tư liệu
Kinh nghiệm từ thực tiễn
Trường THPT Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) là một trong những trường đi đầu tỉnh Vĩnh Phúc về xây dựng mô hình Trường học hạnh phúc.
Theo chia sẻ của nhà giáo Nguyễn Thị Mai Chang - Hiệu trưởng nhà trường, Trường học hạnh phúc là một chỉ số quan trọng xây dựng nhà trường tiên tiến. Và, muốn có trường học hạnh phúc, trước tiên thầy cô phải là người cảm nhận được hạnh phúc thì mới có thể truyền ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết đến học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, Trường THPT Vĩnh Yên đã đẩy mạnh xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc" với chủ trương đúng đắn và nhiều phong trào dưới các hình thức tổ chức phong phú.
Tập thể cán bộ, giáo viên Trường THPT Vĩnh Yên. Ảnh tư liệu do nhà trường cung cấp
Trước tiên, nhà trường tập trung xây dựng bộ tiêu chí "Trường học hạnh phúc" trong đó đưa ra các chỉ số và các mức độ đáp ứng chỉ số hạnh phúc về phía nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
Thứ hai, tập trung đầu tư chất lượng đội ngũ giáo viên và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên nhà trường. Nền tảng, gốc rễ của một nhà trường tiến bộ là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng dạy và học. Thái độ nghề nghiệp, cảm xúc và hành vi của giáo viên sẽ quyết định cảm xúc, hành vi của học trò trong các hoạt động giáo dục.
Thứ ba, nhà trường nhận thức sâu sắc mục tiêu hướng tới của ngôi trường hạnh phúc là học trò phải hạnh phúc. Học trò hạnh phúc khi các em được là chính mình, được học tập và giáo dục trong môi trường yêu thương, tôn trọng và an toàn.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ và đồng hành với phụ huynh học sinh trong các hoạt động giáo dục, từ đó lan tỏa giá trị yêu thương, để phụ huynh an tâm khi thấy con em mình vui vẻ, hạnh phúc mỗi ngày. Thầy cô hạnh phúc, học trò hạnh phúc, trường học hạnh phúc tất yếu phụ huynh cũng hạnh phúc.
Điều cuối cùng là chú trọng chăm lo sức khỏe tâm thần học đường, coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ hạnh phúc của thầy và trò.
Giáo viên Trường THPT Vĩnh Yên hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm. Ảnh tư liệu
Giảm áp lực cho thầy cô
Thầy giáo Đào Chí Mạnh từng được nhắc đến với vai trò tiên phong trong xây dựng Trường học hạnh phúc tại Vĩnh Phúc. Từng là hiệu trưởng Trường TH Kim Ngọc, hiện đảm nhận cương vị Hiệu trưởng Trường TH Hội Hợp B (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), thầy Đào Chí Mạnh đã có chia sẻ với Báo GD&TĐ về kinh nghiệm cá nhân khi xây dựng Trường học hạnh phúc ở những ngôi trường này.
Thầy Đào Chí Mạnh cùng giáo viên Trường TH Hội Hợp B. Ảnh tư liệu
Thầy Đào Chí Mạnh cho biết: "Ở hai ngôi trường tôi đã từng làm Hiệu trưởng, tôi đã có hai khẩu hiệu mà tôi rất tâm đắc đó là: "Happy teachers happy students" - thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc và " Happy school happy world" - trường học hạnh phúc, thế giới hạnh phúc. Như vậy, trường học hạnh phúc bắt đầu từ chính thầy cô giáo.
Thầy cô giáo, trong đó có cán bộ quản lý là điểm khởi đầu của việc xây dựng trường học hạnh phúc. Để thầy cô hạnh phúc thì thầy cô, cán bộ quản lý cần có rất nhiều thay đổi mà theo tôi thay đổi đầu tiên bắt đầu từ mục tiêu giáo dục".
Việc chạy theo căn bệnh thành tích - sẽ là việc làm mà dồn áp lực nên nhà trường, giáo viên và học sinh do đó các thầy cô giáo, đặc biệt là cán bộ quản lý cần hết sức chú ý bởi chúng ta thấy rằng hiện nay áp lực trên đôi vai của thầy cô là rất lớn và từ nhiều phía. Trường học sẽ có cơ hội để được hạnh phúc nếu ta giúp thầy cô vơi đi những áp lực không đáng có. Điều này là có thể làm được nếu các nhà quản lí tại cơ sở giáo dục có mong muốn chuyển áp lực thành động lực.
Học sinh Trường TH Kim Ngọc hạnh phúc mỗi khi đến trường. Ảnh tư liệu
Với giáo viên cũng cần không nên chạy theo điểm số, chạy theo những thành tích mà không đem lại lợi ích cho học sinh trong việc rèn và phát triển năng lực, từ đó tuyên truyền tới phụ huynh và đó cũng là việc giúp các thầy cô giảm áp lực để được hạnh phúc. Bởi, áp lực từ điểm số là áp lực lâu nay luôn có một sức nặng không hề nhỏ lên đôi vai của thầy cô.
"Ở trường cũ tôi áp dụng công thức 3 chữ làm trong hầu hết các hoàn cảnh và thấy rất hữu ích đó là: Hướng dẫn thầy cô làm; tạo điều kiện cho thầy cô làm và tạo động lực cho thầy cô làm. Cùng với đó là việc áp dụng 5 giá trị cốt lõi của trường học hạnh phúc đối với mọi mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, với mọi thành phần đó là: "được yêu thương; được tôn trọng; được an toàn; được hiểu và được có giá trị". Việc tuyên truyền để các thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh hiểu và thực hành 5 giá trị này sẽ rất tốt trong xây dựng văn hóa nhà trường để mọi người hướng tới hạnh phúc" - Thầy Đào Chí Mạnh chia sẻ thêm.
Theo nhà giáo Nguyễn Thị Mai Chang, khi xây dựng Trường học hạnh phúc điều cần thay đổi đầu tiên là thay đổi suy nghĩ và nhận thức của giáo viên. Điều này thật không dễ dàng và cần có lộ trình lâu dài. Để làm được điều này, nhà trường đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn và nâng cao năng lực đổi mới tư duy của phần đông giáo viên, giúp họ tiếp cận các phương pháp giáo dục mới, các kĩ thuật dạy học hiện đại, các chương trình đào tạo kĩ năng mềm...
Nhờ vậy, giáo viên dần có ý thức rằng giáo dục bằng tình yêu thương là phương tiện giáo dục hiệu quả nhất nuôi dưỡng tình yêu và hạnh phúc của mỗi đứa trẻ. Từ thay đổi về nhận thức đó, thầy cô đang dần tiếp cận và áp dụng nhiều mô hình giáo dục sáng tạo với học trò, nhằm tạo hứng thú và truyền cảm hứng trong học tập và rèn luyện cho học sinh.
Khi thay đổi, thầy cô đều xác định mô hình "Trường học hạnh phúc" đang được toàn xã hội quan tâm, ngành giáo dục vào cuộc quyết liệt nên thầy cô luôn có sự hỗ trợ, khích lệ và đồng hành từ phía nhà trường và ngành giáo dục. Bên cạnh đó là sự ủng hộ của đông đảo phụ huynh.
Trường vùng sâu vun đắp xây dựng trường học hạnh phúc Bằng những hoạt động thiết thực gắn kết giáo viên, học sinh với nhà trường, Trường THPT Thới Lai, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) là điểm sáng trong việc xây dựng Trường học hạnh phúc. HS Trường THPT Thới Lai cùng nhau trồng giá đỗ tại trường. Ảnh tư liệu. Trường học hạnh phúc phải xuất phát từ tâm Trường THPT Thới...