Giật mình công nghệ sản xuất nước muối sinh lý… giả
Mới đây, Đồn Công an Cầu Bươu bắt quả tang vợ chồng Bích – Trang đang sản xuất nước muối sinh lý (loại nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%) giả bằng một chất bộ màu trắng có chữ Trung Quốc.
Nguyễn Văn Bính (SN 1979) có hộ khẩu thường trú ở Phổ Yên, Thái Nguyên và vợ là Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1988) có hộ khẩu thường trú ở Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội thuê trọ tại ngõ 20, đội 2 xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì vừa bị Công an huyện Thanh Trì phát hiện sản xuất nước muối giả (loại nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%).
Công nghệ làm nước muối dởm của vợ chồng Bích – Trang
Nước muối dởm ra lò
“Thành phẩm” của “công nghệ” làm nước muối dởm
Sau những công đoạn nêu trên, vợ chồng Bính – Trang mang bán số nước muối sinh lý này ở chợ thuốc Ngọc Khánh, quận Ba Đình với giá 3.000 đồng/chai để kiếm lời. Theo tìm hiểu của PV ANTĐ, loại nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% được bày bán thông dụng ở các hiệu thuốc, có tác dụng cho vệ sinh cá nhân như súc miệng, rửa vết thương, ngâm rau hoa quả tươi và được người tiêu dùng thường xuyên sử dụng.
Video đang HOT
Vụ việc đang được CAH Thanh Trì tiếp tục điều tra, xử lý.
Theo Thu Ba
An ninh Thủ đô
Dùng thuốc sát khuẩn bôi ngoài da sao cho đúng?
Có nhiều loại bệnh da, nhiều tác nhân bên ngoài gây nên các thương tích ngoài da có thể bị nhiễm trùng, làm mủ, rất lâu lành và khi lành sẽ để lại sẹo. Ngoài việc dùng thuốc kháng sinh toàn thân, chúng ta cần phải săn sóc chỗ da bị bệnh và bôi thêm thuốc sát khuẩn tại chỗ. Vấn đề đặt ra là việc chỉ định dùng và cách dùng các thuốc bôi này như thế nào cho đúng?
Cần dùng thuốc sát khuẩn bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ.
Dùng thuốc bôi ngoài da khi nào?
Thuốc ngoài da được dùng khi mắc một trong các bệnh:
- Nhiễm khuẩn da như: viêm nang lông, viêm da mủ, mụn trứng cá, viêm quầng, chốc, chốc loét, loét sâu quảng, nhọt và nhọt cụm...
- Trong các bệnh da có bội nhiễm: chàm bội nhiễm, tổ đỉa bội nhiễm, bệnh da bóng nước, ghẻ bội nhiễm...
- Chấn thương làm rách da, trầy da có thể bị nhiễm trùng.
Một số thuốc bôi có tính sát khuẩn
Nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím pha loãng nồng độ 1/10.000 dùng để rửa các vết thương, vết trầy xước do chấn thương, các vết loét.
Thuốc đỏ, dung dịch xanh - methylen, milian... có tính sát khuẩn tại chỗ, bôi tại chỗ để phòng và chống bội nhiễm.
Các chế phẩm cream có pha các kháng sinh như gentamycine, tetracycline... Các thuốc này được pha chế sẵn với một nồng độ thích hợp, đôi khi được thêm vào thuốc kháng viêm corticoid và (hoặc) thuốc kháng vi nấm.
Thuốc kháng khuẩn tại chỗ Bactroban: Đây là một kháng sinh tại chỗ mới, phổ diệt khuẩn rộng có hoạt tính chống lại hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Thuốc này dễ sử dụng, có hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ, chưa có sự đề kháng của vi khuẩn.
Lưu ý khi dùng thuốc
Không tự ý lấy các thuốc kháng sinh toàn thân để dùng tại chỗ. Ví dụ: Rắc bột penicilline hay streptomycine hoặc chlorocid... lên vết thương, vì dùng kháng sinh nguyên chất, liều tác động lên tại chỗ rất cao sẽ làm kích thích da. Mặt khác, cách dùng thuốc như thế dễ gây ra dị ứng, thậm chí làm cho bệnh nặng thêm... Phải tuân thủ các nguyên tắc về việc sử dụng thuốc bôi ngoài da nói chung. Cần kết hợp "trong uống ngoài xoa", nhưng chú ý sự tương tác của thuốc. Vì vậy tốt nhất là, nên có chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.
Theo PNO
7 cách tránh cúm trong mùa đông hiệu quả nhất Mùa đông thường có tỉ lệ ho, cảm lạnh và cúm cao hơn so với các mùa khác trong năm. Tuy nhiên, 7 biện pháp dưới đây có thể giúp bạn chống lại bệnh tật trong mùa này. Những người có kinh nghiệm thì thường nói rằng nên tránh ăn đồ ăn lạnh để tránh bị các triệu chứng theo mùa nói trên....