Giáo viên nói về việc thay sách giáo khoa lớp 2: ‘Nếu không thay và dừng lại là sẽ bị lạc hậu’
Nhiều giáo viên ở Đà Nẵng bày tỏ ủng hộ và khen nội dung sách giáo khoa lớp 2 phù hợp với trình độ của học sinh.
Thực hiện: Team Đà Nẵng
Ngay sau khi bộ sách giáo khoa lớp 2 được phát hành tại Đà Nẵng, ngành giáo dục thành phố này đã phối hợp cùng nhà xuất bản và các trường tiểu học, tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 2 cho giáo viên. Thực hiện tập huấn online trong bối cảnh dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến khó lường song các giáo viên đã chủ động cập nhật và trao đổi giúp sớm phát hiện các lỗi trong bộ sách giáo khoa mới.
Các giáo viên ở Đà Nẵng tham gia tập huấn sử dụng SGK lớp 2
Trải qua 5 ngày tập huấn liên tiếp, cô Nguyễn Thị Hiền (Giáo viên tổ 2, Trường TH Núi Thành, TP. Đà Nẵng) cho biết nhờ những buổi làm việc thực tế đã giúp các thầy cô phát hiện lỗi để góp ý.
‘Có những vấn đề mình thắc mắc, mình muốn hỏi thầy mà nhắn tin thì nhiều lúc các thầy cô không đọc hết. Cho nên việc thầy cô giải đáp cho mình vẫn còn hạn chế. Những buổi tập huấn nhìn chung trọn vẹn nhưng đôi lúc đường truyền mạng hơi yếu nên nhiều lúc cũng gián đoạn’ – cô Hiền nói.
‘Như ngày hôm qua có cái chương trình tập viết trong cái chương trình lớp 2 thì các thầy cô cũng có ý kiến rằng là vở tập viết không thuận tiện và không phát huy được tính năng lực của học sinh. Các thầy cô cũng có ý kiến lên nhưng cũng chưa được giải đáp kịp thời’ – cô Hiền cho sẻ thêm.
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt (Hiệu trưởng trường TH Núi Thành) cho hay: ‘ Quá trình tập huấn online chắc chắn không hiệu quả bằng tập huấn trực tiếp. Tập huấn trực tiếp, các cô sẽ được thảo luận nhóm, được trao đổi dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, giảng viên, các báo cáo viên. Các vướng mắc sẽ được giải đáp tại chỗ. Còn tập huấn online dù các cô tập trung so đôi khi do tín hiệu và âm thanh đã ảnh hưởng đến nội dung truyền đạt’.
Trải qua nhiều lần thay sách, với cô Lan lần này bộ sách mới thiết thực và phù hợp
Nhiều năm liền gắn bó với nghề giáo, trải qua nhiều lần chỉnh sửa, thay sách, với cô Bích Lan (Trường TH Núi Thành, Đà Nẵng) bản thân cảm thấy phấn khởi khi được dùng sách mới.
‘Tôi trải qua 3 lần thay sách. So với những lần tôi đã đi qua, riêng lần này tôi thấy rất thiết thực, đi kịp thời đại hiện nay, đáp ứng được sự phát triển công nghệ thông tin hiện nay. Nếu không thay sách và dừng lại, chúng ta sẽ bị lạc hậu’ – cô giáo này đánh giá.
‘Sự đổi mới thì sẽ gặp khó khăn, nhưng không thay đổi thì không thể dừng lại được. Mà chính thay đổi thì mình mới mới ra được và chính cái thay đổi, bản thân tôi thấy mình năng động hơn. Tôi cảm thấy cứ một lần như thế này mà mình có thêm năng lượng để tiếp tục công việc của mình’ – cô giáo này vui vẻ nói.
Còn với cô Thanh Nhàn (GV ở Đà Nẵng) mặc dù diễn ra trong những ngày nắng nóng song đi tập huấn gặp đồng nghiệp cảm thấy rất vui vẻ, nhờ đó cũng giải tỏa được nhiều áp lực của bản thân mỗi khi có thay đổi sách.
‘Tôi học được phương thức, cách thức giảng dạy mới. Qua những buổi tập huấn này thì giáo viên phát huy được sự năng động, sáng tạo trong công việc của mình’ – cô Nhàn nói.
Hình ảnh ghi nhận trong một buổi tập huấn sử dụng sách lớp 2 ở Đà Nẵng
Diễn ra ngay sau khi sách mới được phát hành, các buổi tập huấn online góp phần giải tỏa tâm lý lo lắng của các giáo viên.
Mặc dù việc tiếp nhận thông tin và hướng dẫn sử dụng sách không thuận lợi bằng tập huấn trực tiếp nhưng với tâm thế chủ động thích nghi trong mùa dịch, giáo viên tiểu học ở Đà Nẵng lạc quan cho rằng đây cũng chính là cơ hội để bản thân thay đổi với xu hướng phát triển chung.
Ngoài các buổi tập huấn online, các trường sẽ chủ động tổ chức các buổi ôn tập, đánh giá để các giáo viên nắm rõ nội dung sách, sẵn sàng cho năm học mới.
Ngành giáo dục Đà Nẵng cho biết với các đơn vị, trường học đã sử dụng SGK lớp 1 năm học 2020-2021 trùng với SGK lớp 1 đã được UBND TP phê duyệt sử dụng từ năm học 2021- 2022 thì giáo viên không cần tham gia tập huấn sử dụng SGK đợt này.
Photo/ Quay phim: Trọng Hiếu
Sau địa phương, đến trường chọn sách
Đến thời điểm này, hầu hết các địa phương trên cả nước đã hoàn thành việc phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong năm học 2021-2022.
Một số ít địa phương chưa công bố danh mục này cũng đang gấp rút hoàn thiện những khâu cuối cùng để công khai những đầu sách được chọn.
Ảnh minh họa
Ngày 28/5, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 1260/QĐ-UBND phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh năm học 2021-2022. Theo đó, cả 3 bộ SGK được Bộ GDĐT phê duyệt đều có đầu sách được lựa chọn.
Tiêu chí SGK được Thái Bình lựa chọn là phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông; SGK phải tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá và các yếu tố khác đi kèm SGK...
Tại Khánh Hòa, ở lớp 6, tỉnh đã phê duyệt 20 bộ SGK trên tổng số 39 bộ SGK được đưa ra để lựa chọn, phục vụ cho 11 môn học. Ở lớp 2, có 10 bộ sách được phê duyệt cho 9 môn học và hoạt động giáo dục (gồm cả bắt buộc và tự chọn). Danh mục được UBND tỉnh phê duyệt căn cứ từ kết quả bỏ phiếu kín từ các hội đồng chọn SGK từng môn học của mỗi khối lớp với nguyên tắc cuốn sách nào có tỷ lệ trên 50% số thành viên lựa chọn sẽ được đưa vào danh sách trình UBND tỉnh phê duyệt.
Vấn đề tiếp sau đây là việc tập huấn giáo viên như thế nào? Các chuyên gia chỉ ra rằng, để việc tập huấn thành công thì mỗi cơ sở giáo dục cần sớm lựa chọn 1 bộ SGK với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục để sử dụng chính thức cho trường mình, thông báo để phụ huynh biết và mua cho con em.
Bởi không phải mọi cuốn SGK nằm trong danh mục được UBND tỉnh/TP phê duyệt phụ huynh đều phải mua mà còn chờ thông báo chính thức về danh mục SGK được nhà trường lựa chọn. Việc này cần sớm được hoàn thành để tránh tình trạng các nhà xuất bản bị động không kịp in, phân phối sách đến học sinh. Ngoài ra, việc các nhà trường chọn sách sớm cũng giúp giáo viên chủ động nghiên cứu kỹ SGK, tìm cách giảng bài phù hợp hoặc đưa thêm các học liệu khác bổ sung cho bài học để tăng tính hiệu quả.
Thiết bị phục vụ Chương trình SGK lớp 2 và lớp 6: Cần triển khai đồng bộ Triển khai chương trình SGK lớp 2 và lớp 6 đồng nghĩa với yêu cầu về dụng cụ dạy học, cơ sở vật chất và đội ngũ tương ứng. Học sinh Trường THCS Ngọc Tụ trong một giờ thực hành, sử dụng thiết bị. Trong đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là mối quan tâm hàng đầu đối với...