Giáo viên nháo nhào bế 200 học sinh chạy khỏi trường khi phòng học sắp sập
Hơn 200 học sinh của trường Mầm non xã Điền Hạ, huyện Bá Thước ( Thanh Hóa) phải di chuyển khẩn cấp khi trường bị xuống cấp nghiêm trọng, có phòng sập đổ hoàn toàn.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Trường Mầm non xã Điền Hạ, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa được xây dựng từ năm 2003, bằng nguồn vốn chương trình kiên cố hóa trường lớp học của Nhà nước.
Trường Mầm non xã Điền Hạ, huyện miền núi Bá Thước, Thanh Hóa.
Ngôi trường được xây dựng với 6 phòng học và 1 phòng làm việc của giáo viên. Tuy nhiên, trải qua thời gian gần 20 năm sử dụng và bị ảnh hưởng bởi mưa lũ những năm gần đây nên công trình Trường Mầm non xã Điền Hạ đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có một phòng học đã bị sập đổ hoàn toàn.
Nhớ lại thời điểm xảy ra sự cố, cô Lê Thị Hường, Phó hiệu trưởng Trường Mầm non xã Điền Hạ cho biết: Khoảng 11h trưa ngày 23/11/2020, trong trường, có lớp các cháu học sinh ăn trưa xong đang nằm ngủ, có lớp vừa ăn xong, các giáo viên nghe tiếng tách tách trong phòng.
Trường Mầm non xã Điền Hạ được xây dựng từ năm 2003, hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể sử dụng được nữa.
Ngay lập tức, các cô giáo hô hoán nhau cùng với người dân và chính quyền địa phương bế toàn bộ các cháu học sinh chạy ra khỏi trường. Khi huy động được học sinh ra ngoài an toàn, nhà trường tiếp tục di chuyển đồ đạc, tài sản và thiết bị dạy học đến nơi an toàn. Khoảng một lúc sau, bức tường của một phòng học đổ sập, kéo theo nhiều phòng học khác bị nứt.
Nhận được thông tin, UBND xã Điền Hạ đã thành lập đoàn xuống kiểm tra tại hiện trường và báo cáo lên cấp trên. Đồng thời, xã đã huy động lực lượng cùng các giáo viên vận chuyển đồ đạc ra khỏi khu nhà bị sụp đổ.
Một phòng học của nhà trường đã bị đổ sập hoàn toàn.
Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh và giáo viên, UBND xã Điền Hạ đã cho dừng các hoạt động của nhà trường tại khu nhà bị sụp đổ, nứt tường. Do trường bị đổ sập nên toàn bộ học sinh nhà trường đã phải nghỉ học trong khoảng 2 tuần sau đó.
Video đang HOT
Theo cô Hường, năm học 2020 – 2021, nhà trường có hơn 200 cháu học sinh. Do trường bị sập, sụt lún và nứt tường nghiêm trọng, để đảm bảo thời gian năm học, toàn bộ học sinh và giáo viên Trường Mầm non xã Điền Hạ phải chuyển đến học nhờ tại trụ sở UBND xã Điền Hạ cũ.
Nhiều phòng học khác bị nứt toác.
Tuy nhiên, những phòng học tạm bợ này chật chội, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học cũng như sinh hoạt của cô và trò. Đến thời điểm này, do không đủ chỗ học nên khoảng 30 cháu chưa trở lại trường học. Hơn nữa, việc ăn bán trú và vệ sinh của học sinh cũng gặp không ít khó khăn, bất tiện.
“Không chỉ phòng học chật chội mà hiện tại việc ăn uống, vệ sinh các cháu đi rất xa. Hiện rất vất vả cho cả giáo viên và học sinh, chúng tôi mong muốn các ngành, các cấp sớm đầu tư cho nhà trường có cơ sở cho các cháu có nơi học tập ổn định. Điều kiện các cháu học sinh miền núi vốn đã khó khăn, giờ thêm cơ sở vật chất thiếu thốn nữa”, cô Hường chia sẻ.
Hơn 200 học sinh và giáo viên phải đi học tạm ở trụ sở UBND xã cũ.
Theo ông Cao Minh Quang, Chủ tịch UBND xã Điền Hạ, nguyên nhân Trường Mầm non của xã bị sụt lún và đổ sập là do công trình được đưa vào sử dụng gần 20 năm và do địa chất không ổn định. Chính quyền xã đã quy hoạch một vị trí phù hợp để xây dựng trường mầm non mới, đảm bảo an toàn cho học tập của trẻ.
Tuy nhiên, do địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, nguồn kinh phí xây dựng trường chưa có. Chính quyền địa phương và nhân dân xã Điền Hạ rất mong được UBND tỉnh Thanh Hóa sớm bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng trường mầm non mới cho địa phương.
Tuy nhiên, phòng học chật chội, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập và sinh hoạt của học sinh.
Ông Hà Tự Nhiên, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bá Thước, cho biết: Trước thực trạng Trường Mầm non xã Điền Hạ bị sụt lún, sập đổ và xuống cấp nghiêm trọng, Phòng GD&ĐT huyện đã có tờ trình gửi lên cấp trên để tìm hướng giải quyết.
Về phía UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã giao các sở, ban, ngành liên quan tiến hành khảo sát tình hình thực tế để có hướng đầu tư, xây dựng mới Trường Mầm non xã Điền Hạ, đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên dạy và học.
Để đảm bảo an toàn khi công trình bị sụp đổ và xuống cấp nghiêm trọng nên Trường Mầm non xã Điền Hạ không thể tiếp tục sử dụng.
Nhà trường và địa phương cũng như bà con nhân dân mong muốn sớm có một ngôi trường mới để đảm bảo việc dạy và học.
Phú Thọ: Trường Tiểu học Tiên Cát có nhiều HS năng khiếu đạt giải tại sân chơi trí tuệ các cấp
Năm học 2020 - 2021, trường TH Chính Nghĩa và trường TH Tiên Cát, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đáp ứng các điều kiện: đảm bảo cơ sở vật chất phòng học; đủ thiết bị dạy học; đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/ lớp...để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với HS lớp 1.
Bên cạnh đó, trường TH Chính Nghĩa thu tốt tiền hỗ trợ học buổi chiều HS lớp 1 là 140.000đ/1hs/1 tháng; còn trường TH Tiên Cát không thu tiền học buổi chiều HS lớp 1.
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là CTGDPT 2018). Bộ GD&ĐT có văn bản số 3866/BGDĐT-GDTH hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học đối với học sinh (HS) lớp 1 năm học 2020 - 2021; trong đó điều kiện thực hiệnCTGDPT 2018 là: Đảm bảo tỉ lệ 01 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường Tiểu học. Có đủ thiết bị dạy học; đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên (GV) để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.
Ảnh minh họa.
Năm học 2020 - 2021, để triển khai CTGDPT 2018, tỉnh Phú Thọ đã rà soát, đầu tư về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018. Các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung, TP Việt Trì nói riêng đã đáp ứng các điều kiện thực hiện CTGDPT 2018; điển hình như: Trường Tiểu học Chính Nghĩa và trường Tiểu học Tiên Cát, TP Việt Trì.
Không thu tiền học buổi 2 học sinh lớp 1
Trao đổi với phóng viên về việc thực hiện CTGDPT 2018, thầy giáo Nguyễn Đức Thiện - Hiệu trưởng trường Tiểu học (TH) Tiên Cát, phường Tiên Cát, TP Việt Trì cho biết: Năm học 2020 - 2021 nhà trường có tổng 751 HS, trong đó 150 HS lớp 1 với 5 lớp. Nhà trường đang thực hiện thời khóa biểu cho HS toàn trường là sáng học 4 tiết, chiều học 3 tiết.
Nhà trường có nhiều thuận lợi và đáp ứng các điều kiện thực hiện CTGDPT 2018 để giảng dạy HS lớp 1 như: đủ phòng học, đủ trang thiết bị dạy học, đủ GV đứng lớp theo quy định 1,5 giáo viên/lớp, GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy HS lớp 1.
Bên cạnh đó, trường cũng gặp khó khăn do "Dân nghèo nên việc làm công tác xã hội hóa hoặc hỗ trợ các hoạt động giáo dục không được như các đơn vị khác", thầy giáo Nguyễn Đức Thiện thông tin.
Năm học 2020 - 2021, Trường Tiểu học Tiên Cát, phường Tiên Cát, TP Việt Trì không thu tiền học buổi 2 (học buổi chiều) đối với HS lớp 1.
Thầy giáo Nguyễn Đức Thiện - Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Cát khẳng định: "Nhà trường không thu tiền học buổi 2 (học buổi chiều) đối với HS lớp 1. Nhà trường chỉ thu tiền học buổi 2 do thiếu GV đối với các khối lớp 2 đến lớp 5, mức thu là 130.000đồng/1HS/1 tháng".
Cũng theo thầy giáo Nguyễn Đức Thiện: tổng kết năm học 2019 - 2020, chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Tiên Cát có bước nhảy vọt so với những năm học trước. Nhà trường có nhiều HS năng khiếu đạt nhiều giải tại các sân chơi trí tuệ các cấp với: 105 giải; trong đó: 28 giải cấp quốc gia, gần 40 giải cấp tỉnh, còn lại cấp thành phố.
Thu tốt tiền hỗ trợ học buổi chiều HS lớp 1
Trao đổi với phóng viên về việc thực hiện CTGDPT 2018, cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Chính Nghĩa, phường Tiên Cát, TP Việt Trì chia sẻ: Năm học 2020 - 2021 nhà trường có tổng 510 HS; trong đó HS lớp 1 là 120 HS với 3 lớp, mỗi lớp 40 HS. Nhà trường đang thực hiện thời khóa biểu cho HS toàn trường là 7 tiết/ngày, sáng học 5 tiết, chiều học 2 tiết.
Bên cạnh đó, nhà trường có thuận lợi là các GV luôn cập nhật các kiến thức mới để giảng dạy cho HS. Thực hiện CTGDPT 2018, nhà trường đảm bảo đủ các điều kiện về: đảm bảo cơ sở vật chất, đủ thiết bị dạy học, đủ 1,5 giáo viên/lớp và các GV để dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định. Nhà trường ưu tiên cho lớp 1, đảm bảo đủ các điều kiện dạy học CTGDPT 2018.
Năm học 2020 - 2021, Trường Tiểu học Chính Nghĩa, phường Tiên Cát, TP Việt Trì thu tốt tiền hỗ trợ học buổi chiều HS lớp 1 là 140.000 đồng/1HS/1 tháng.
Liên quan đến thông tin, năm học 2020 - 2021 trường Tiểu học Chính Nghĩa đủ 1,5 giáo viên/lớp và các GV để dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định dạy học HS lớp 1; nhưng nhà trường vẫn thu tiền học buổi 2 (buổi chiều) đối với HS lớp 1?.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền - Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh: "Nhà trường không thu tiền học buổi 2, mà trường thu hỗ trợ học buổi chiều HS lớp 1.. Như mọi khi, lớp 1 thu tiền học 2 buổi/ngày; nhưng lớp 1 năm nay, theo quy định đủ 1,5 giáo viên/lớp không được thu tiền học buổi 2".
"Lớp 1 nhà trường thu hỗ trợ học buổi chiều 140.000 đồng/1HS/1 tháng; còn các khối lớp từ lớp 2 đến lớp 5 thu tiền học buổi 2 cũng 140.000 đồng/1HS/1 tháng. Lớp 1 là không được thu tiền học 2 buổi/ngày; thực ra, đúng quy định không thu tiền học buổi 2 bởi vì đủ 1,5GV/lớp không được thu tiền;...", cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Chính Nghĩa nói.
Cảnh quan môi trường sư phạm trường Tiểu học Chính Nghĩa khang trang, sạch đẹp.
Hai trường Tiểu học Tiên Cát và trường Tiểu học Chính Nghĩa cùng đóng trên địa bàn phường Tiên Cát, TP Việt Trì đã đáp ứng các điều kiện cần và đủ thực hiện tốt CTGDPT 2018 dạy HS lớp 1 năm học 2020 - 2021. Tuy nhiên, trường Tiểu học Chính Nghĩa lại thu tốt tiền hỗ trợ tiền học buổi chiều đối với HS lớp 1 là 140.000đ/1hs/1 tháng; còn trường Tiểu học Tiên Cát không thu tiền học buổi 2 (buổi chiều) đối với HS lớp 1.
Sáng chế ấm tình thầy trò Sinh ra và lớn lên tại Thái Bình, tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, thầy Vũ Xuân Quế về công tác tại tỉnh Quảng Ninh. Sáng chế "Hệ thống nước nóng công suất lớn, miễn phí cho học sinh các trường bán trú, nội trú trong mùa đông" lắp đặt tại Trường THCS và THPT Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh...