Giáo viên cốt cán hứng thú với các nội dung bồi dưỡng của Chương trình Giáo dục phổ thông mới
Thiết thực và bổ ích là đánh giá của chung của gần 300 cán bộ, giáo viên cốt cán tại Hà Tĩnh sau khi hoàn thành bồi dưỡng 4 mô đun thuộc Chương trình ETEP ( Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Các học viên tham gia bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến (Ảnh ĐH Vinh)
Bốn mô đun gồm: “Tìm hiểu về chương trình giáo dục phổ thông 2018″ “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT”; Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học/THCS/THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực”; Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT.
Sau gần 1 tháng bồi dưỡng, gần 300 cán bộ, giáo viên cốt cán tại Hà Tĩnh đã hoàn thành mô đun 4 trong khuôn khổ Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP).
Trước đó, các thầy cô cốt cán đã hoàn thành ba mô đun bồi dưỡng. Ba mô đun này, sau khi tự học trên hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS) ít nhất là 5 ngày, các thầy cô được bồi dưỡng trực tiếp bởi các giảng viên sư phạm chủ chốt của trường ĐH Vinh.
Chia sẻ về các nội dung của chương trình bồi dưỡng, giáo viên cốt cán tại Hà Tĩnh đều nhận định các nội dung bồi dưỡng đều thiết thực và ý nghĩa.
Tại huyện Thạch Hà, trong đợt bồi dưỡng vừa qua có 24 cán bộ, giáo viên cốt cán cấp tỉnh tham gia bồi dưỡng. Trong đó có 8 giáo viên THCS và 16 giáo viên Tiểu học.
Theo Nhà giáo Ưu tú Phan Công Hùng (GV bộ môn Toán, trường THCS Phan Huy Chú): “Mỗi mô đun đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy đối với giáo viên. Đặc biệt mô đun 2,3,4 về : “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT”; Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học/THCS/THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực”; Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT. Những mô đun này giúp giáo viên linh hoạt hơn trong cách triển khai bài giảng và đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh theo chương trình GDPT mới”.
Video đang HOT
Giảng viên trường ĐH Vinh triển khai giảng dạy trực tiếp qua lớp học ảo cho các học viên (Ảnh ĐH Vinh)
Thầy Hùng cũng cho biết, giáo viên rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy thực tế, từ cách dạy học sao cho nâng cao năng lực cho học sinh, phát huy được tinh thần tự học, tự chủ, giao tiếp và hợp tác, sự sáng tạo ở các em… Để đạt được những kỹ năng đó, thì việc kiểm tra đánh giá cũng cần có nhiều thay đổi.
Sau khi hoàn thành bồi dưỡng giáo viên cốt cán theo chương trình GDPT mới, cô giáo Phạm Thị Thanh Loan, trường THCS Nguyễn Tuấn Thiện (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) cho biết, mặc dù ảnh hưởng dịch bệnh nên mô đun 4, sau 7 ngày tự bồi dưỡng trên hệ thống LMS, các thầy cô học trưc tiếp qua lớp học ảo, song các nội dung vẫn được triển khai đầy đủ.
Một trong những điểm tích cực của chương trình bồi dưỡng là chất lượng các tài liệu bồi dưỡng được biên soạn công phu, súc tích. Phương thức truyền tải đa dạng, phong phú, giúp học viên dễ dàng nắm bắt kiến thức, việc học không bị nhàm chán.
“Nội dung các mô đun rất thiết thực và có ý nghĩa với giáo viên bởi nó xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của chương trình GDPT 2018.
Giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán cũng đánh giá mô hình bồi dưỡng thuộc chương trình ETEP với việc ứng dụng đến mức cao nhất công nghệ thông tin đã khắc phục được tình trạng thiếu chính xác, rơi rụng kiến thức như mô hình bồi dưỡng trước đây.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay Hà Tĩnh vẫn chưa thể triển khai cho giáo viên đại trà tự bồi dưỡng do vướng thủ tục đấu thầu Hệ thống quản lý học tập LMS. Hiện nay, Sở GD&ĐT đang làm việc với sở Tài chính để hoàn thành công tác đấu thầu Hệ thống quản lý học tập LMS trong thời gian sớm nhất.
“Dự kiến, cuối tháng 10, ngành Giáo dục Hà Tĩnh sẽ triển khai bồi dưỡng đại trà qua hệ thống LMS. Bồi dưỡng trực tuyến trên LMS, mọi giáo viên đều có cơ hội tiếp cận tài liệu bình đẳng như nhau, có thể học mọi lúc, mọi nơi, tránh tình trạng “tam sao thất bản” như cách bồi dưỡng trước đây”, ông Trần Hậu Tú, Trưởng phòng GDPT, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh thông tin.
Mặc dù vướng đấu thầu, nhưng các địa phương đã chủ động triển khai tập huấn Bồi dưỡng Chương trình ETEP cho giáo viên đại trà. Đặc biệt, chú trọng chương trình GDPT mới ở lớp 1,2 và lớp 6.
Bồi dưỡng giáo viên Thái Bình chuẩn bị triển khai chương trình mới
Các thầy cô giáo tỉnh Thái Bình vừa tham gia bồi dưỡng trực tuyến 2 mô đun về "Tìm hiểu Chương trình GDPT 2018" và "Sử dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh" theo mô hình bồi dưỡng mới do Bộ GD&ĐT triển khai.
Đây là hoạt động thuộc Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên (giáo viên) và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP).
"Vừa học vừa áp dụng kiến thức mới vào bài dạy"
Tham gia bồi dưỡng qua mạng với sự hỗ trợ của giáo viên cốt cán, cô giáo Tại Thị Sim, trường THPT Tây Tiền Hải nói, nhờ học các mô đun bồi dưỡng của ETEP, cô đã thấm dần việc sử phương pháp giảng dạy phát triển năng lực học sinh.
Cô Sim chia sẻ, "Hiện tôi đang áp dụng, khi thao giảng, tôi sẽ áp dụng kĩ thuật "Khăn trải bàn" vào bài dạy. Chúng tôi sẽ không bỡ ngỡ khi triển khai chương trình mới vào năm tới".
Học trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến LMS, cô Bùi Thu Phương, trường THPT Lê Hồng Phong đánh giá cao chất lượng tài liệu, nội dung rất thiết thực đối với giáo viên tại thời điểm đang chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Đặc biệt là có nhiều video minh hoạ, có thể áp dụng.
"Ngay khi học xong, giáo viên chúng tôi đã áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào giờ dạy nên rất hiệu quả, học sinh hứng thú học tập hơn so với trước đây", cô Phương cho hay.
Đối với cô Đỗ Khánh Hoàn, trường THPT Tây Tiền Hải thì mô hình bồi dưỡng mới với hình thức học trực tuyến có hỗ trợ của giáo viên cốt cán và giảng viên sư phạm giúp giáo viên vừa đảm bảo công việc giảng dạy, vừa chủ động việc học, không phải đi bồi dưỡng tập trung, đỡ tốn kém. Mặt khác, có chỗ nào chưa hiểu rõ, giáo viên có thể học đi học lại, có thể học bất cứ đâu, bất cứ khi nào rảnh rỗi vì tài liệu luôn có trên hệ thống.
Tính đến tháng 1/2021, Thái Bình đã hoàn thành bồi dưỡng mô đun 1,2,3 cho giáo viên cốt cán với tỷ lệ hoàn thành 99% và bồi dưỡng mô đun 1, 2 cho hơn 1.300 cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông đại trà, đạt 90% và được đánh giá là một trong những địa phương về đích sớm trong bồi dưỡng đại trà.
Có được kết quả đó, theo ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình là nhờ nhận thức rõ tầm quan trọng đội ngũ trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở đặt chất lượng bồi dưỡng giáo viên lên hàng đầu. Sở đã chỉ đạo các trường tổ chức họp hội đồng, hướng dẫn giáo viên cách truy cập vào tài khoản, tìm hiểu các nhiệm vụ học tập phải hoàn thành, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên cốt cán hỗ trợ giáo viên đại trà tự bồi dưỡng trên Hệ thống LMS.
Giám sát chặt chẽ hoạt động hỗ trợ giáo viên tự bồi dưỡng, Sở phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) liên tục cập nhật số liệu gửi cho các phòng Giáo dục hàng tuần, đây là cơ sở để các Phòng phấn đấu đạt tiến độ bồi dưỡng.
Phát huy vai trò của cốt cán
Theo ông Nguyễn Viết Hiển, hoạt động hiệu quả của đội ngũ cốt cán trong tỉnh đã có những tác động tích cực đến chất lượng tự bồi dưỡng của giáo viên đại trà.
Thầy giáo Vũ Văn Trịnh, giáo viên cốt cán cán môn Địa lý, trường THPT Tây Tiền Hải phụ trách 42 giáo viên đại trà. Thầy đã lập nhóm zalo giáo viên môn Địa lý trong tỉnh, hỗ trợ trực tuyến qua hộp thư, zalo và giải đáp thắc mắc của mọi người thông qua sinh hoạt chuyên môn. Thầy Trịnh tâm đắc với việc chia sẻ tài liệu và trao đổi thông tin đã giúp giáo viên nạp thêm kiến thức, phát triển năng lực nghề nghiệp ngay tại nhà trường.
Với vai trò cốt cán, thầy Trịnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp chi tiết đến từng nội dung và kết nối, trao đổi với các giảng viên sư phạm để có thể giải đáp mọi khúc mắc của giáo viên. Thầy Trịnh cùng các đồng nghiệp đang từng bước ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực từ mô đun 2.
Cũng như thầy Trịnh, cô Trần Thị Nga, giáo viên cốt cán trường THCS Đông Hưng ngày nào cũng vào Hệ thống LMS để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho đồng nghiệp. Giáo viên cốt cán như cô được Phòng GD&ĐT Đông Hưng tạo điều kiện thuận lợi như tổ chức họp đội ngũ cốt cán cấp trường với đại diện Viettel, hướng dẫn chi tiết việc học trên Hệ thống LMS để giáo viên cốt cán hỗ trợ đại trà một cách bài bản.
Theo cô Nga, để đảm bảo giáo viên đại trà tự bồi dưỡng hiệu quả thì giáo viên cốt cán phải thực sự tâm huyết và "tròn vai". Tuy nhiên, một số giáo viên cốt cán cho biết họ đang "quá tải". Như thầy Phạm Hải Ninh - giáo viên cốt cán môn Ngữ Văn - Trường THPT Bắc Kiến Xương, được phân công hỗ trợ 127 giáo viên đại trà, thuộc 12 trường. Thầy Ninh mong muốn tăng cường đội ngũ cốt cán để hỗ trợ giáo viên hiệu quả hơn, cũng như cần sự phối hợp chặt chẽ của tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường trong việc đôn đốc giáo viên đại trà hoàn thành các mô đun bồi dưỡng.
Ông Phạm Tuấn Long, trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Sở GD&ĐT Thái Bình cho biết, Thái Bình có hơn 600 giáo viên cốt cán ở 3 cấp: Tiểu học, THCS, THPT và Sở đang có kế hoạch bổ sung giáo viên cốt cán môn Mỹ thuật, Lịch sử, Địa lý và Hoạt động trải nghiệm hiện đang thiếu.
Dự kiến, cuối tháng 04/2021, Sở GD&ĐT Thái Bình sẽ triển khai việc hỗ trợ tự bồi dưỡng mô đun 3 về "Kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực" cho giáo viên đại trà.
Mô hình bồi dưỡng giáo viên mới: Không thể thiếu vai trò giáo viên cốt cán Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên cốt cán theo mô hình bồi dưỡng mới là hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh minh họa/internet Mô hình 5- 3 -7 trong bồi dưỡng giáo viên Mô hình bồi dưỡng giáo viên/cán bộ...