Giáo viên cố tình không học chứng chỉ chức danh có phải ra khỏi ngành?

Theo dõi VGT trên

Bộ Giáo dục muốn thay đổi chế độ cho giáo viên thì trước mắt nên tính chuyện quy đổi chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên thành chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Ngày 30/11/2021, trao đổi với VietNamNet, đại diện Cục Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay tinh thần của Bộ Giáo dục là cố gắng sửa thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo hướng có lợi nhất cho giáo viên.

Vị này cho hay, Bộ Giáo dục sẽ cắt giảm các chứng chỉ. Cụ thể, mỗi một chức danh nghề nghiệp sẽ có một chứng chỉ duy nhất.

“Ví dụ, trong chức danh nghề nghiệp giáo viên có 3 hạng, thì trước đây, để vào mỗi một hạng cần có một chứng chỉ. Nhưng tới đây cả 3 hạng sẽ dùng chung một chứng chỉ. Như vậy, giáo viên sẽ chỉ cần có 1 chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp duy nhất trong đời.

Khi giáo viên được tuyển dụng vào sẽ phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp; còn sau này khi thăng hạng thì không cần thêm chứng chỉ nào nữa mà chỉ cần đáp ứng trình độ đào tạo, kinh nghiệm và các điều kiện khác.

Riêng những người đã trong ngành mà chưa có chứng chỉ thì sẽ được cho một khoảng thời gian để hoàn thiện, chứ không bắt buộc phải ra khỏi ngành”, đại diện Cục Nhà giáo chia sẻ với VietNamNet.

Giáo viên cố tình không học chứng chỉ chức danh có phải ra khỏi ngành? - Hình 1

(Ảnh minh họa: Lã Tiến)

Giáo viên sẽ lại bị dồn đi học chứng chỉ chức danh?

Tôi cho rằng, nhiều giáo viên đọc thông tin trên chắc chắn sẽ không tránh khỏi hoang mang. Bởi lẽ, đại diện Cục Nhà giáo cho biết, “riêng những người đã trong ngành mà chưa có chứng chỉ thì sẽ được cho một khoảng thời gian để hoàn thiện, chứ không bắt buộc phải ra khỏi ngành”.

Giả sử “những người đã trong ngành mà chưa có chứng chỉ” nhưng không chịu học để bổ sung chứng chỉ thì bắt buộc phải ra khỏi ngành, liệu có đúng? Theo tôi, quy định này vừa không khả thi vừa trái Luật Giáo dục vì những lí do sau đây.

Thứ nhất, tôi lấy ví dụ, điểm b Khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 20/03/2021) có quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số V.07.05.15:

Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

Ngoài ra Khoản 5 Điều 9 Thông tư này cũng có quy định: Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này áp dụng đối với giáo viên trung học phổ thông được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Theo quy định này, chỉ có giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng khi Thông tư này đã có hiệu lực thì phải có chứng chỉ chức danh trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.

Hiện tại, chỉ giáo viên nào có nhu cầu thi/xét thăng hạng từ hạng III lên II, từ hạng II lên I mới yêu cầu phải có chứng chỉ chức danh.

Video đang HOT

Thứ hai, Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019 quy định chuẩn trình độ với giáo viên trung học phổ thông: “Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”.

Ngoài ra, nếu quy định “riêng những người đã trong ngành mà chưa có chứng chỉ thì sẽ được cho một khoảng thời gian để hoàn thiện” được hiện thực hóa thì chắc chắn giáo viên sẽ bị dồn đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Trong khi đó, trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thời gian qua đã có hàng loạt bài viết nêu ý kiến nên bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên. Lí do, giáo viên đã qua 4 năm đại học (nhiều người có học vị Thạc sĩ), đã đáp ứng về yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.

Hàng năm giáo viên đều bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ qua các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục đã đánh giá, xếp loại. Hơn nữa, chứng chỉ chức danh không có ứng dụng thực tiễn, nâng cao chất lượng dạy học, chỉ mang tính hình thức, tốn thời gian, tiền của giáo viên.

Nên quy đổi chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên thành chứng chỉ chức danh

Dĩ nhiên, chúng tôi hiểu rằng, Bộ Giáo dục chưa thể bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên vì vướng các quy định tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.

Cụ thể, điểm b Khoản 1 Điều 31 Luật Viên chức năm 2010 quy định người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó và viên chức phải thực hiện chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm hạng (điểm b khoản 3 Điều 33).

Điểm a Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.

Cũng theo VietNamNet, Bộ Giáo dục đang tính tới việc bỏ chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Theo tôi, Bộ Giáo dục nên quy đổi chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên thành chứng chỉ chức danh là hợp tình hợp lí hơn cả.

Giáo viên phải học chứng chỉ chức danh chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc vô ích. Cứ nghĩ, khoảng 1 triệu giáo viên phải bỏ ra số tiền từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng để học chứng chỉ sẽ gây lãng phí số tiền rất lớn, đồng lương giáo viên còn eo hẹp lắm.

Ngày 13/11/2021, Quốc hội thông qua Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Theo đó, lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 23/2021/QH15 quy định: “Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2022″. Như vậy, thay vì thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2022, Quốc hội đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức, viên chức.

Như thế, tiền lương của giáo viên vẫn chưa được tăng theo lộ trình khiến đời sống nhà giáo càng thêm khó khăn. Giáo viên sẽ khó khăn hơn khi phải bỏ tiền học chứng chỉ, rồi còn tốn kém thêm cho các khoản khác như chi phí ăn uống, đi lại.

Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục muốn thay đổi chế độ cho giáo viên thì trước mắt nên tính chuyện quy đổi chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên thành chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Việc này sẽ tránh được quy định không cần thiết – bắt buộc tất cả giáo viên phải có chứng chỉ chức danh (cho dù chỉ là 1).

Tài liệu tham khảo:

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/bo-gd-dt-noi-ve-huong-sua-thong-tu-01-02-03-04-ve-bo-nhiem-xep-hang-giao-vien-796836.html

https://luatvietnam.vn/co-cau-to-chuc/thong-tu-04-2021-tieu-chuan-xep-luong-giao-vien-thpt-cong-lap-198083-d1.html

https://tcnn.vn/news/detail/49894/Bo-Giao-duc-tra-loi-Chua-the-bo-chung-chi-chuc-danh-nghe-nghiep-giao-vien.html

https://thukyluat.vn/news/can-bo-cong-chuc-vien-chuc/nghi-quyet-34-2021-qh15-chinh-thuc-lui-cai-cach-tien-luong-99089.html

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả

Nhà giáo còn phải đuổi theo các chứng chỉ đến bao giờ?

Mỗi lần giáo viên "sưu tầm" được một chứng chỉ như vậy rồi cẩn thận bỏ vào tệp hồ sơ cá nhân cất vào trong góc tủ thì cũng đồng nghĩa mất đi một khoản tiền lớn.

Ngày 21/7/2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2453/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên Tin học dạy môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học; Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý ở cấp Trung học cơ sở.

Cả 3 quyết định này đều nhấn mạnh cụm từ: " Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học" môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học; môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lí " ở trung học cơ sở và kinh phí bồi dưỡng được hướng dẫn lấy từ 3 nguồn, trong đó có nguồn: "do người học tự đóng góp"....

Nhà giáo còn phải đuổi theo các chứng chỉ đến bao giờ? - Hình 1

Phần lớn giáo viên đều đã từng học một vài chứng chỉ theo quy định - (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)

Nhưng, cho dù lấy tiền từ nguồn nào đi chăng nữa thì đội ngũ nhà giáo tham gia các lớp bồi dưỡng này cũng rất tốn kém về tiền bạc vì thời gian học tập diễn ra khá dài. Đời sống giáo viên vốn đã khó khăn lại càng thêm khó mỗi khi thấy ngành giáo dục ban hành Thông tư này, hướng dẫn nọ có yêu cầu chứng chỉ.

Bởi, mỗi lần giáo viên có dịp "sưu tầm" được một tấm chứng chỉ như vậy rồi cẩn thận bỏ vào tệp hồ sơ cá nhân cất vào trong góc tủ thì cũng đồng nghĩa mất đi một khoản tiền lớn.

Ám ảnh chứng chỉ

Nếu nhìn lại chính sách giáo dục trong vòng hơn chục năm nay thì phần lớn giáo viên các cấp đều đã từng phải bỏ tiền ra để học một vài tấm chứng chỉ theo quy định. Việc học chứng chỉ này nhiều khi không phải xuất phát từ nhu cầu của giáo viên mà là xuất phát từ những văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng.

Hơn chục năm trước, sinh viên sư phạm khi ra trường đều phải có ít nhất là chứng chỉ A ngoại ngữ và chứng chỉ A tin học mới đủ điều kiện để được tuyển dụng vào làm viên chức ngành giáo dục ở các địa phương.

Nhiều người khi ấy cứ nghĩ đơn giản là khi có bằng đại học chuyên môn, có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ rồi sẽ được yên tâm công tác, nếu có phải học là bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm chứ văn bằng, chứng chỉ thì đã đáp ứng đủ đầy rồi.

Thế nhưng, mọi chuyện không chỉ giản đơn có vậy. Thời gian trôi qua, những chứng chỉ A, thậm chí là chứng chỉ B ngoại ngữ và Tin học năm nào bỗng trở nên mất giá, không còn phù hợp trong hồ sơ cá nhân của mình.

Đó là vào tháng 9/2015, các Thông tư liên tịch 20, 21, 22, 23/2015/TTLT/BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập ra đời làm cho nhiều thầy cô giáo cuống cuồng đi học chứng chỉ để cho đủ hồ sơ theo quy định.

Bởi, theo yêu cầu của các Thông tư trên thì giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản; chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mới được xếp vào các hạng giáo viên theo quy định.

Các trường đại học, các trung tâm ngoại ngữ, tin học được Bộ Giáo dục cho phép đổ về các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề các tỉnh, các huyện để mở lớp. Họ thông báo chiêu sinh tại các trung tâm, họ gửi email thông báo qua các Sở, Phòng để các đơn vị này gửi về trường thông báo chiêu sinh đến giáo viên.

Thế nhưng, ngày 02/2/2021 vừa qua, khi Bộ Giáo dục ban hành chùm Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập nên có những chứng chỉ trước đây lại không còn phù hợp.

Đó là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước đây không còn giá trị vì không tương ứng với hạng của giáo viên theo hướng dẫn của chùm Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT...

Nhiều năm giáo viên vừa ròng rã chinh phục chứng chỉ cho đủ hồ sơ, vừa phản ánh trên các phương tiện truyền thông và đã đến nghị trường Quốc hội về sự vô lý và lãng phí do các quy định về chứng chỉ - giấy phép con gây ra. Vì vậy vừa qua Bộ Nội vụ đề xuất bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên hạng II, hạng III...

Trớ trêu, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập thì chúng tôi vẫn thấy có yêu cầu: " Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định ".

Chương trình mới, chứng chỉ mới

Chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với những môn học mới thì vừa qua Bộ Giáo dục lại tiếp tục ban hành các Quyết định số 2453/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên Tin học dạy môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học;

Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý ở cấp Trung học cơ sở.

Vì thế, một bộ phận lớn giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở lại chuẩn bị lao vào chinh phục các chứng chỉ để được " coi là điều kiện tối thiểu" giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo hướng dẫn của các quyết định này, giáo viên sẽ bồi dưỡng từ 20-36 tín chỉ, số tiền tương ứng là 150.000/1 tín chỉ. Dù Bộ hướng dẫn kinh phí đào tạo lấy từ 3 nguồn, trong đó có nguồn " do người học tự đóng góp " và hiện nay một số trường đại học, một số địa phương đã có Thông báo chiêu sinh lớp bồi dưỡng này.

Nhưng, cho dù kinh phí lấy từ nguồn nào đi chăng nữa mà theo hướng dẫn của các quyết định này thì học liên tục đã mất đến 3 tháng cũng là một vấn đề khá lớn. Tất nhiên, sẽ có rất nhiều tiền phát sinh bởi quan niệm lâu nay những giáo viên đi học là "những người có lương" nên việc đóng góp các loại quỹ sẽ là điều tất yếu.

Vì thế, mỗi lần Bộ ra văn bản mà gắn với yêu cầu bồi dưỡng, học tập để lấy "chứng chỉ" luôn khiến cho nhiều nhà giáo trên cả nước phải "nhói lòng"...Bao giờ gánh nặng về chứng chỉ đối với giáo viên mới chấm dứt vẫn là một câu hỏi chưa có đáp án trong lúc này.

Hết chứng chỉ này lại phát sinh ra chứng chỉ khác, Bộ luôn "tạo điều kiện" cho nhiều trường đại học có thêm việc làm, thu nhập, còn giáo viên cứ mải miết học hết chứng chỉ này đến chứng chỉ kia trong ma trận chứng chỉ suốt nhiều năm trời.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồngVợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồng
16:49:53 01/04/2025
Họp báo nước mắt "hại" Kim Soo Hyun: 1 brand quyết không dung thứ, Disney+ ra quyết định quan trọngHọp báo nước mắt "hại" Kim Soo Hyun: 1 brand quyết không dung thứ, Disney+ ra quyết định quan trọng
16:53:39 01/04/2025
Nghẹt thở: Người đàn ông nhảy qua lối đi bị gãy ở tầng 50 để tìm kiếm vợ con trong trận động đất tại BangkokNghẹt thở: Người đàn ông nhảy qua lối đi bị gãy ở tầng 50 để tìm kiếm vợ con trong trận động đất tại Bangkok
17:13:19 01/04/2025
Bảo Thy rời xa sân khấu: Chồng tặng quà đắt tiền, cưng chiều như công chúaBảo Thy rời xa sân khấu: Chồng tặng quà đắt tiền, cưng chiều như công chúa
13:57:59 01/04/2025
Quang Tuấn lo lắng khi vợ xem cảnh nóng trong "Địa đạo"Quang Tuấn lo lắng khi vợ xem cảnh nóng trong "Địa đạo"
13:55:02 01/04/2025
Sao nữ Vbiz bị chỉ trích mặc hở hang tại concert Anh trai: Tiếp tục diện đồ thiếu vải, thái độ khi bị chê giàSao nữ Vbiz bị chỉ trích mặc hở hang tại concert Anh trai: Tiếp tục diện đồ thiếu vải, thái độ khi bị chê già
14:20:56 01/04/2025
Phản ứng của dư luận về buổi họp báo đầy nước mắt của Kim Soo HyunPhản ứng của dư luận về buổi họp báo đầy nước mắt của Kim Soo Hyun
14:04:05 01/04/2025
Clip toàn cảnh đám cưới H'Hen Niê: Mẹ chồng gây chú ý vì câu nói khi trao sính lễ, chú rể phát biểu độc lạClip toàn cảnh đám cưới H'Hen Niê: Mẹ chồng gây chú ý vì câu nói khi trao sính lễ, chú rể phát biểu độc lạ
17:14:51 01/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"

Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"

Sao châu á

19:38:37 01/04/2025
1 bài đăng so sánh thái độ 1 trời 1 vực của Kim Soo Hyun và Kim Sae Ron khi đối mặt với giới truyền thông đã trở nên viral, thu hút về lượng tương tác khủng chỉ trong thời gian ngắn.
Công an xác minh sự kiện quảng bá nem chua mời tiktoker Thông Soái Ca, Dương XL

Công an xác minh sự kiện quảng bá nem chua mời tiktoker Thông Soái Ca, Dương XL

Tin nổi bật

19:23:26 01/04/2025
Công an tỉnh Hòa Bình đang vào cuộc xác minh, làm rõ hoạt động quảng bá sản phẩm gây dư luận trái chiều khi mời tiktoker giang hồ tại TP Hòa Bình.
Có đi có lại chưa toại lòng nhau

Có đi có lại chưa toại lòng nhau

Thế giới

19:21:13 01/04/2025
Tổng thống Donald Trump gọi đợt thuế quan rộng nhất từ trước đến nay này là mũi nhọn của chính sách thương mại Nước Mỹ trước tiên nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước bằng cách kiềm chế nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ.
Top 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt

Top 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt

Sao thể thao

19:13:49 01/04/2025
Nhắc đến dàn WAGs Việt, bên cạnh vẻ ngoài lôi cuốn, những bóng hồng đồng hành cùng các cầu thủ Việt Nam còn sở hữu học vấn cực đỉnh . Dưới đây là bốn nàng WAGs Việt Nam gây ấn tượng với trình độ học vấn đáng ngưỡng mộ.
Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả

Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả

Sáng tạo

18:45:03 01/04/2025
Trồng cây xanh trong nhà không chỉ làm đẹp thêm cho ngôi nhà của bạn, một số loại cây cảnh còn có tác dụng hút độ ẩm dư thừa, ngăn nấm mốc, khử mùi hôi và thanh lọc không khí.
Công an làm việc với 3 người đánh vợ chồng chủ tiệm hớt tóc ở Hội An

Công an làm việc với 3 người đánh vợ chồng chủ tiệm hớt tóc ở Hội An

Pháp luật

18:13:06 01/04/2025
Theo camera an ninh ghi lại, 3 đối tượng đã có hành vi hành hung, gây thương tích cho vợ chồng chủ tiệm hớt tóc tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập

Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập

Sức khỏe

18:09:10 01/04/2025
Theo tìm hiểu, ngoài những trường hợp bất khả kháng như trẻ mắc bệnh nền (tim bẩm sinh, bệnh phổi) hoặc bị ốm đúng kỳ tiêm chủng nên bỏ lỡ mũi sởi, một bộ phận phụ huynh theo trào lưu anti-vaccine khiến tỉ lệ tiêm chủng chưa đạt mức cao...
Nghệ sĩ hài Vũ Quang nhập viện cấp cứu

Nghệ sĩ hài Vũ Quang nhập viện cấp cứu

Sao việt

18:06:33 01/04/2025
Gia đình nghệ sĩ Vũ Quang cho biết ông đã được đưa vào bệnh viện An Bình cấp cứu ngày 31/3. Ngoài tai biến, ông còn bị suy thận, nhiễm trùng tiết niệu...
Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun

Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun

Hậu trường phim

17:34:54 01/04/2025
Kim Soo Hyun đã biến buổi họp báo của mình thành một bộ phim điện ảnh được tính toán kỹ lưỡng đến từng khung hình.
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?

Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?

Nhạc quốc tế

17:23:28 01/04/2025
Tối 31/3, cộng đồng mạng không khỏi xôn xao trước danh sách các quốc gia được công bố bổ sung trong world tour của BLACKPINK trong năm 2025.
Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút

Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút

Lạ vui

17:20:12 01/04/2025
Vào đúng ngày này gần 50 năm trước, vào lúc 9h48, hàng trăm người gọi đến đường dây nóng của đài BBC và báo rằng họ đang lơ lửng thật sự trong không trung.