Giáo viên có điểm IELTS 8.0 vẫn chưa đủ điều kiện dạy ở Việt Nam!
Một số người nước ngoài tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ IELTS 8.0, chứng chỉ tiếng Anh Cambridge trình độ 5 về dạy tiếng Anh cho người nói các ngôn ngữ khác nhưng vẫn không đủ chuẩn dạy tiếng Anh cho người Việt.
Giáo viên người nước ngoài tại một trung tâm Anh ngữ ở TP.HCM – Ảnh: M.G.
Hội đồng Anh và ILA (chi nhánh Hà Nội) vừa có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn quy đổi từ chứng chỉ IELTS sang khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Các đơn vị này khi làm hồ sơ xin cấp phép lao động cho giáo viên tiếng Anh người nước ngoài đã bị từ chối vì chưa đủ chuẩn theo quy định.
IELTS không phải chứng chỉ năng lực ngoại ngữ?
Theo thông tư 21 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018 về quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ – tin học, giáo viên là người nước ngoài đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn: có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên; có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp; có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
Thông tư không có phụ lục quy định chứng chỉ năng lực ngoại ngữ “tương đương” gồm những chứng chỉ nào. Điều này dẫn đến việc nhiều người nước ngoài có chứng chỉ dạy ngoại ngữ cho người nói ngôn ngữ khác, IELTS điểm khủng vẫn không đủ chuẩn dạy tiếng Anh tại Việt Nam.
Cuối tháng 11, Hội đồng Anh chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động cho một người quốc tịch Mexico. Người này tốt nghiệp đại học ngành lịch sử, có chứng chỉ IELTS 8.0, chứng chỉ tiếng Anh Cambridge trình độ 5 về dạy tiếng Anh cho người nói các ngôn ngữ khác (CELTA – được Chính phủ Anh công nhận ở trình độ 5 trong khung trình độ quốc gia. Để đăng ký học CELTA, ứng viên phải có IELTS tối thiểu 7.0).
Nhân viên đơn vị này liên hệ bộ phận một cửa Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội để xác nhận việc có thể dùng chứng chỉ IELTS làm chứng chỉ năng lực ngoại ngữ theo quy định.
Bộ phận một cửa sở này trả lời IELTS chỉ là một bảng điểm, không phải một chứng chỉ, và không có văn bản nào quy định việc quy tương đương điểm IELTS sang khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
Nhân viên Hội đồng Anh tiếp tục hỏi có văn bản nào quy định không chấp nhận chứng chỉ IELTS cho hồ sơ xin giấy phép lao động của giáo viên nước ngoài hay không thì nhận được câu trả lời không có văn bản cụ thể nào hướng dẫn về việc này.
Video đang HOT
Chờ tổng hợp văn bản
Chúng tôi đã liên hệ với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội để trao đổi thêm về vấn đề này, nhưng không nhận được phản hồi. Trong khi đó, đại diện Phòng quản lý văn bằng chứng chỉ – Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết đang tập hợp các văn bản để báo cáo lãnh đạo bộ về vấn đề này.
Thực tế hiện nay, trong một số văn bản, quy định chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn quy đổi từ IELTS sang khung ngoại ngữ 6 bậc nhưng chưa toàn diện.
Chẳng hạn, quyết định 66/2008 của Bộ quy định chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành có tham chiếu quy đổi khung châu Âu so với các chứng chỉ quốc tế khác. Trong đó mức cao nhất của khung châu Âu (C2) tương đương mức điểm 7.5 IELTS.
Đến năm 2014, thông tư ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có quy đổi bậc của Việt Nam và khung tham chiếu châu Âu. Trong đó, bậc 5 tương đương C1 và bậc 6 là C2. Theo tính chất quy đổi này, IELTS 7.5 có thể tương đương bậc 6 của khung năng lực 6 bậc Việt Nam.
Tuy nhiên thực tế chưa có văn bản và quy định nào của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chi tiết về việc này. Một số quy chế tuyển sinh, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ hiện hành có quy định chuẩn tiếng Anh đối với học viên.
Đáng chú ý, các mức quy đổi từ IELTS sang khung tham chiếu châu Âu dường như căn cứ vào quyết định 66/2008 khi IELTS 4.5 tương đương B1, bậc 3/6 khung Việt Nam.
Trong khi đó, các trường đại học, bệnh viện hiện nay đều có bảng quy đổi tương đương từ IELTS sang khung 6 bậc của Việt Nam sử dụng nội bộ trường. Theo đó, IELTS 7.5 trở lên được quy đổi tương đương bậc 6, thậm chí chuẩn đầu ra ở nhiều trường đại học quy đổi bậc 6 là C2 chỉ tương đương IELTS 6.5-7.0.
Trớ trêu?
Đại diện một trung tâm ngoại ngữ cho biết IELTS là chứng chỉ tiếng Anh uy tín được cả thế giới công nhận, không hiểu vì sao Việt Nam lại quá nguyên tắc khi không chấp nhận việc quy đổi tương đương sang khung 6 bậc Việt Nam.
“Chẳng lẽ họ có IELTS điểm cao như vậy rồi, có chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh uy tín của Cambridge rồi vẫn phải đi thi năng lực tiếng Anh của Việt Nam để được đi dạy? IELTS dùng được trên cả thế giới nhưng lại không được dùng ở Việt Nam. Thật trớ trêu” – một người thắc mắc.
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn
Hội đồng Anh đã gửi văn bản đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu hướng dẫn nhiều nội dung: Với giáo viên không phải người bản ngữ có thể dùng chứng chỉ IELTS xác nhận năng lực ngoại ngữ hay không?
Kết quả IELTS được quy đổi sang khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam như thế nào? Người có chứng chỉ CELTA hoặc bằng DELTA (bằng cao đẳng sư phạm tiếng Anh cho người nói các ngôn ngữ khác) có được công nhận đủ năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm dạy tại trung tâm chưa? Với các giáo viên nước ngoài chưa ở Việt Nam thì họ có thể lấy chứng chỉ 6 bậc của Việt Nam thế nào? Liệu họ có thể thi online hoặc tại nước khác không?
Tương tự, ILA chi nhánh Hà Nội cũng đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản hướng dẫn chính thức về chứng chỉ năng lực ngoại ngữ phù hợp được chấp nhận quy đổi và quốc gia nào được xem là bản ngữ để các trung tâm ngoại ngữ thực hiện đúng.
Kỳ 2 - Phòng GD&ĐT từng cấm, trường vẫn cố tình dạy tiếng Anh trái quy định
Từng bị Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa kiểm tra, yêu cầu dừng việc dạy tiếng Anh trái quy định từ đầu năm học, nhưng Hiệu trưởng Tiểu học Hoằng Trường vẫn làm trái.
Trường Tiểu học Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) hiện đang triển khai dạy tiếng Anh lớp 1, lớp 2 có thu tiền trái quy định, thu trên 100 triệu đồng may rèm cửa trái với công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, gây bức xúc cho phụ huynh trên địa bàn.
Công văn số 2448/SGDĐT - KHTC do Sở GĐ&ĐT tỉnh Thanh Hóa ban hành nhằm ngăn chặn lạm thu, dạy thêm học thêm trái quy định có hướng dẫn chặt chẽ việc dạy tiếng Anh cho bậc Tiểu học.
Để làm rõ điều này, Pháp luật Plus đã có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Nguyệt, Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hoằng Hóa, phụ trách khối Tiểu học.
Bà Nguyệt cho biết: " Đầu năm học này, chúng tôi đã kiểm tra phát hiện trường Tiểu học Hoằng Trường có tổ chức dạy Tiếng Anh đối với lớp 1, lớp 2. Có thuê 1 giáo viên ngoài nhà trường.
Vì nhà trường không có hồ sơ đảm bảo pháp lý theo quy định của Sở GD&ĐT, việc dạy và thu tiền không đúng, chúng tôi đã yêu cầu dừng hoạt động này từ đầu năm học. Nên không biết được việc nhà trường vẫn dạy đến bây giờ".
Tại buổi làm việc trước đó, Hiệu trưởng Tiểu học Hoằng Trường Lê Công Quân cho biết tự tổ chức thuê giáo viên dạy Tiếng Anh ngoài giờ chính khóa cho khối lớp 1, lớp 2, có thu tiền, dưới tên gọi Câu lạc bộ Tiếng Anh.
Điều đáng nói, khi phóng viên đề nghị được tiếp xúc với Quyết định thành lập Câu lạc bộ Tiếng Anh do Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa cho phép, ông Quân nói: " Ở trên Phòng ấy (Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa - PV), tôi còn chưa lấy về. Các anh muốn xem, thì cứ lên Phòng ".
Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã thu của học sinh hơn 107 triệu đồng may rèm cửa trang bị cả cho văn phòng, phòng riêng của Hiệu trưởng. (Ảnh: Anh Thắng)
Phó Trưởng phòng GD&ĐT Hoằng Hóa Nguyễn Thị Nguyệt khẳng định, toàn huyện Hoằng Hóa hiện chưa có chủ trương mở Câu lạc bộ Tiếng Anh cho khối lớp 1, lớp 2. Đồng thời cũng chưa cho phép 2 khối này có Câu lạc bộ Tiếng Anh dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo bà Nguyệt, bà phụ trách chuyên môn cấp học này, những chưa hề thấy trường Tiểu học Hoằng Trường có hồ sơ xin thành lập CLB Tiếng Anh nào cả. Còn có gửi riêng cho ông Trưởng Phòng GD&ĐT hay không thì bà không rõ.
Việc dạy tiếng Anh cho khối lớp 1-2, nhằm tạo điều kiện để học sinh làm quen trước khi học tiếng Anh bắt buộc vào lớp 3 là chủ trương đúng đắn. Nhưng không được phép thu tiền. Trừ trường hợp, nếu ký hợp đồng liên kết với Trung tâm tiếng Anh, trên tinh thần tự nguyện, thỏa thuận của phụ huynh, không vi phạm các quy định, thì được phép thu tiền. Bởi đã được Sở GD&ĐT cho phép, thẩm định.
Công văn số 2448/SGDĐT - KHTC do Sở GĐ&ĐT tỉnh Thanh Hóa ban hành "hướng dẫn triển khai, thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trong các trường học năm học 2020 - 2021" thì đối với các trường liên kết với Trung tâm, giáo viên nhà trường trực tiếp giảng dạy, mức thu không quá 7.000 đồng/tiết học/học sinh. Đối với các trường liên kết, giáo viên của Trung tâm trực tiếp giảng dạy, mức thu không quá 10.000 đồng/tiết học/học sinh .
"Chất lượng giảng dạy, giáo trình liên kết với Trung tâm tiếng Anh thì đã được phê duyệt, có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định, các Trung tâm được Sở GD&ĐT cho phép hoạt động khi đã thẩm định chất lượng, thì mới đúng quy định. Còn các trường tự tổ chức thuê người dạy, không có hồ sơ đầy đủ, chất lượng không được thẩm định và thu tiền là sai", bà Nguyệt lý giải.
Về việc trường Tiểu học Hoằng Trường thu trên 100 triệu đồng may rèm cửa, bà Nguyệt cho biết, theo quy định, Phòng GD&ĐT và phòng Tài chính sẽ duyệt và cho phép đối với các khoản thu chi đúng quy định, thì trường mới được thực hiện. Nhà trường tự ý thu không báo cáo, để ngoài kế hoạch thu chi đầu năm là trái quy định.
" Tôi sẽ báo cáo lên đồng chí Trưởng Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa, sẽ cho rà soát, kiểm tra 2 việc làm trên của Tiểu học Hoằng Trường và nghiêm khắc xử lý theo mức độ vi phạm ", bà Nguyệt nói thêm.
Văn bằng, chứng chỉ - Thực lực hay "giấy thông hành"? Chứng chỉ, văn bằng đang trở thành gánh nặng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Việc rà soát lại những giấy tờ này là hết sức cần thiết, nhằm tiến tới loại bỏ dần "giấy phép con" trong công tác cán bộ và phát triển nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước. "Loạn" chứng chỉ, văn bằng Thời gian...