Từ năm 2022, sẽ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc trên máy tính?
Dự kiến từ năm 2022, tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, đều được tổ chức thi trên máy vi tính.
Dự kiến từ năm 2022 sẽ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc trên máy tính – ẢNH T.N
Bộ GD-ĐT vừa công bố để xin ý kiến góp ý dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Theo đó, đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ bao gồm: trường ĐH đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ ĐH đối với chương trình đào tạo ngành ngoại ngữ đúng với ngoại ngữ tổ chức thi và đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Trung tâm ngoại ngữ do chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc giám đốc sở GD-ĐT (nếu được chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền) quyết định thành lập, các trường cao đẳng sư phạm có đào tạo ngành ngoại ngữ: được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông).
Về hình thức thi, dự thảo quy định: các kỹ năng nghe, đọc, viết được tổ chức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính. Kỹ năng nói được tổ chức bằng hình thức thi nói trực tiếp hoặc thi trên máy vi tính.
Đối với từng kỳ thi, dựa trên điều kiện thực tế, đơn vị tổ chức thi thông báo về hình thức thi trên giấy hay thi trên máy vi tính, thi nói trực tiếp hay thi nói trên máy vi tính để thí sinh biết trước khi đăng ký dự thi.
“Từ năm 2022, tất cả các kỹ năng đều được tổ chức thi trên máy vi tính”, dự thảo thông tư nêu.
Ngân hàng đề thi chuẩn hóa theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT
Dự thảo cũng quy định: từ năm 2021, số lượng đề thi tương đương nhau tại một thời điểm đối với định dạng đề thi dành cho học sinh tiểu học , học sinh THCS, THPT đối với môn tiếng Anh phải có ít nhất 50 đề thi; đối với đối tượng khác phải có ít nhất 100 đề thi; đối với môn ngoại ngữ khác phải có ít nhất 30 đề thi; trong đó, số lượng các câu hỏi thi trùng nhau giữa các đề thi không quá 10%.
Các đơn vị có nhu cầu tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam xây dựng đề án báo cáo Bộ GD-ĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) để kiểm tra, xác nhận điều kiện bảo đảm chất lượng tổ chức thi theo quy định.
Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và đề thi được xây dựng theo đúng hướng dẫn của Bộ GD-ĐT; bám sát định dạng đề thi và hướng dẫn làm đề thi theo từng định dạng đề thi được Bộ GD-ĐT quy định; đảm bảo chính xác, khoa học, chặt chẽ, rõ ràng.
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2014, được phát triển trên cơ sở khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam.
Khung năng lực này được chia làm 3 cấp, bao gồm: sơ cấp, trung cấp, cao cấp và 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR).
Hết thời “giấy phép con”
Sau bao quyết tâm của Bộ GD&ĐT, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với giáo viên được bãi bỏ.
Ảnh minh họa
Dự kiến, trong tháng này, quy định cụ thể về việc này sẽ ban hành. Đây được xem là tin vui đối với đội ngũ giáo viên trên cả nước, bởi những "giấy phép con" sẽ không còn là "rào cản" để nhà giáo phát triển sự nghiệp "trồng người".
Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với giáo viên từng là chủ đề được báo chí lên tiếng phản ánh, và ví như "giấy phép con hành giáo viên", tạo ra những áp lực không đáng có cho đội ngũ thầy, cô giáo; thậm chí còn là "rào cản", làm mai một lòng yêu nghề của nhà giáo.
Thực tế cho thấy, để có được các chứng chỉ này, giáo viên vừa mất tiền, vừa mất thời gian và công sức. Điều đáng nói, phần lớn sau khi học xong, các loại chứng chỉ này gần như không phát huy tác dụng trong chuyên môn, nghiệp vụ.
Còn nhớ, tại nhiều kỳ họp của Quốc hội và các diễn đàn, hội thảo, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học luôn là đề tài được các đại biểu thảo luận sôi nổi. Nhiều đại biểu thẳng thắn nêu lên những bất cập về nạn mua - bán chứng chỉ, dẫn đến những câu chuyện "dở khóc, dở cười", "tiền mất, tật mang"... mà nạn nhân chính là các thầy, cô. Đây chính là hệ lụy của việc quy định giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học phục vụ cho việc tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ giáo viên, Bộ GD&ĐT đã lên tiếng; đặc biệt Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng rất trăn trở và chỉ đạo quyết liệt về vấn đề này trong suốt thời gian qua. Kết quả, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã đi đến thống nhất bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với giáo viên.
Tin vui này đã giải tỏa những băn khoăn, mối lo thường trực của hơn 1 triệu giáo viên trên cả nước. Đáp ứng lòng mong mỏi của các thầy, cô giáo; thậm chí nhiều giáo viên mừng rơi nước mắt khi được "cởi trói" khỏi những quy định, ràng buộc không thiết thực mà bấy lâu nay họ vẫn canh cánh trong lòng.
Ảnh minh họa
Chẳng thế mà, ngay sau khi thông tin này được phát đi, không chỉ đội ngũ giáo viên, mà dư luận cũng đều đồng tình, hưởng ứng. "Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học" trở thành từ khóa "hot", được tìm kiếm nhất trong 2 ngày qua. Bằng chứng là, nếu gõ từ khóa này trên Google, trong khoảng 40 giây sẽ cho kết quả là trên 19 triệu 300 nghìn tin, bài liên quan. Thế mới thấy mức độ quan tâm đến vấn đề này như thế nào?!.
Nói như Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên, trong quá trình học sư phạm các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở các mức độ khác nhau, nên việc tiếp tục phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là chưa thiết thực.
Ai cũng hiểu, ngoại ngữ, tin học là cần thiết không chỉ với giáo viên, mà còn với tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động - nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Tuy nhiên, với quy định như thời gian qua, vô hình trung khiến việc học bổ túc để được cấp chứng chỉ của giáo viên mang tính hình thức, chiếu lệ, không có giá trị về nâng cao năng lực sư phạm.
Khi ngoại ngữ, tin học đã được đưa vào chương trình đào tạo giáo viên, chúng ta nên nâng cao một cách phù hợp; để khi ra trường, giáo viên có đủ năng lực phục vụ công việc và phát triển nghề nghiệp.
Sai lầm của cha mẹ trong việc dạy ngoại ngữ cho con Quá trình học ngoại ngữ cần được sắp xếp khoa học và hợp lý. Cha mẹ cần lưu ý những điều sau để giúp việc học ngoại ngữ của trẻ hiệu quả hơn. 1. Trẻ học ngoại ngữ sớm có thể gây chậm phát triển ngôn ngữ: Thực tế, các mốc phát triển ngôn ngữ của con người đều giống nhau. Giống như...