Giáo viên 2 thập kỷ tới là người như thế nào?
Các chuyên gia cho rằng có những cách tiếp cận riêng đối với việc dạy học và những yêu cầu mới đối với học sinh.
Ảnh minh họa.
Theo các nhà tâm lý học và xã hội học, đổi mới giáo dục không những phụ thuộc vào tư tưởng, mà còn vào những giá trị của một thế hệ, những đặc điểm của người giáo viên. Trên cơ sở phân tích quan điểm và hành động của những giáo viên trẻ dưới 25 tuổi, các chuyên gia của Viện Gallup (Mỹ) đã chứng minh rằng, họ có những cách tiếp cận riêng đối với việc dạy học và những yêu cầu mới đối với học sinh.
Giáo viên trẻ – thế hệ của kỹ thuật số và mạng xã hội
Những người được gọi là thế hệ trẻ (từ 7 – 25 tuổi) đang xuất hiện trên thị trường lao động và các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Đặc điểm chung của thế hệ này là không hình dung được một thế giới không có Internet. Họ lớn lên trong sự phát triển như vũ bão của công nghệ kỹ thuật số, mạng xã hội. Từ nhỏ, họ đã nghe nói về thảm họa môi trường, đại dịch, chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh…
Mới đây, Microsoft Education phối hợp với Economist Intelligence Unit đã khảo sát 1.034 sinh viên các trường đại học sư phạm và giáo viên trẻ trên khắp thế giới để xác định nhu cầu của họ và tìm ra những đặc điểm giao tiếp với học sinh. Theo các chuyên gia, thế hệ giáo viên trẻ là thế hệ kỹ thuật số, toàn cầu hóa, mạng xã hội, điện thoại di động…
Những người này nhanh chóng đứng đầu trong các trường phổ thông. Hơn nữa, theo dự báo, tuổi nghề của họ ngày càng trẻ. Độ tuổi phổ biến nhất của giáo viên các trường công lập Mỹ hiện nay là từ 30 đến 40 tuổi, trong khi đó, vào những năm 2000 là 50 – 60 tuổi. Các chuyên gia cho rằng, vào những năm 30 của thế kỷ XXI, đa số giáo viên Mỹ sẽ là những người từ 25 – 35 tuổi. Xu hướng tương tự cũng xuất hiện ở các trường phổ thông châu Âu.
Ảnh minh họa.
Đội ngũ giáo viên trẻ mong muốn điều gì?
Video đang HOT
Chăm sóc sức khỏe tâm thần: 45% số người được hỏi cho rằng giáo viên trẻ bỏ nghề vì căng thẳng. Họ đã quen với cảm giác căng thẳng, họ sống trong thế giới của khủng bố, chiến tranh, đại dịch, thảm họa môi trường. Vì vậy, trước hết họ lo lắng làm sao để tránh sự căng thẳng kinh niên. Bầu không khí tâm lý tích cực, khả năng tự hỗ trợ tâm lý phải là những ưu tiên trong các trường phổ thông ở thế hệ này.
Giáo viên trẻ luôn luôn cảm thấy căng thẳng. Các đại diện của thế hệ mới có những phương pháp riêng để chống lại sự căng thẳng. 50% số người được hỏi tìm cách đưa những yếu tố cảm xúc – xã hội vào các tiết học. Sự thiếu vắng các biện pháp phòng ngừa tình trạng kiệt sức trong trường phổ thông khiến đội ngũ giáo viên trẻ sợ hãi. 45% số người được hỏi coi đây là lý do chính khiến họ bỏ nghề.
Hành động cùng học sinh trong đời sống thực tế: Thế hệ giáo viên trẻ quan tâm không phải dạy học một cách trừu tượng hay việc trình bày bài giảng, mà kết quả thực tế, sự đóng góp cho cuộc sống của cộng đồng, đất nước. Những giáo viên này muốn làm điều gì đó thực sự hữu ích trên các tiết học, chứ không chỉ giải các bài tập.
Giáo viên trẻ hoan nghênh việc xây dựng các trang web hữu ích, tham gia các hoạt động toàn cầu, các cuộc thi của thành phố, các lễ hội (để giải quyết các vấn đề thực tế của địa phương). Họ cho rằng, người học nên nhìn thấy ảnh hưởng hoạt động của họ tới con người và lợi ích mà hoạt động đó mang lại. Họ cũng tìm cách phục hồi mô hình dạy học, nơi người thầy không chỉ giao bài tập và chờ đợi kết quả, mà còn tạo ra điều gì đó mới mẻ cho học sinh.
Trở thành một phần của cộng đồng trực tuyến: Các giáo viên trẻ cần sự hỗ trợ thường xuyên và sự phát triển nghề nghiệp. Nhưng ở đây, cũng có một đặc thù. Họ dễ dàng nhận lời khuyên của các đồng nghiệp hơn là của các cố vấn, nhà lãnh đạo. Vì vậy, các cộng đồng giáo dục ảo, nơi giáo viên trẻ nhận được sự hỗ trợ và tư vấn, sẽ là một giải pháp hữu hiệu. Hiện, có nhiều nhóm hỗ trợ trực tuyến cho giáo viên mới vào nghề, kể cả các phòng chat trên Twitter, Reddit và các nhóm riêng trên mạng xã hội. Các chuyên gia cho rằng, hình thức trao đổi kinh nghiệm này cần phải trở nên chính thức và thường xuyên.
Các đại diện của thế hệ này thường ngại thừa nhận mình không hiểu biết một điều gì đó. Họ chỉ thích những lời khuyên, câu trả lời chung chung trên mạng xã hội. Vì vậy, cộng đồng mạng có thể cung cấp cho họ những lời khuyên cụ thể, khách quan.
Không lý tưởng hóa công nghệ thông tin: Giáo viên trẻ tỏ ra thiếu trân trọng các thiết bị điện tử. 62% số người được hỏi cho rằng các thiết bị điện tử làm học sinh bị phân tâm trên tiết học. Nhưng đây không phải là một bước lùi. Đơn giản là họ chuyển trọng tâm từ hình thức sang nội dung, đối với họ điều quan trọng là phải dạy làm điều gì đó nhanh hơn và hiệu quả hơn. Và nếu việc hướng dẫn trong thực tế dễ hơn so với sử dụng công nghệ hiện đại, họ sẽ làm như vậy.
Giáo viên trẻ coi công nghệ như một công cụ để giải quyết các vấn đề cấp thiết và quan trọng. Họ không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng chúng. Theo số liệu khảo sát do OECD công bố vào mùa hè năm ngoái, chỉ 10% giáo viên trẻ ở Mỹ cần học sử dụng một số công nghệ thông tin nhất định.
Giáo dục là sự tác động: Đây là một thế hệ rất định hướng giá trị và làm việc nhiệt tình. Đa số giáo viên trẻ tin rằng họ có thể cải thiện kết quả học tập của tất cả học sinh. Nhưng họ cho rằng, giáo viên không phải là kiến thức và kỹ năng, mà là sự tác động đến thế hệ tương lai. 46% số người được hỏi lý giải việc chọn nghề của mình bằng mong muốn được làm nghề dạy học.
Thích làm việc theo nhóm: Các đại diện của thế hệ mới không những biết, mà còn yêu thích làm việc theo nhóm, họ cố gắng truyền lại điều đó cho học sinh của mình. Quá trình dạy học, nơi những đề nghị của học sinh được áp dụng một cách tích cực, rõ ràng, ngày càng được chú trọng. Các chuyên gia còn dự báo sự xuất hiện ở trường phổ thông những hình thức làm việc như: Bài tập trực tuyến được thực hiện chung với các bạn ở các quốc gia khác, những dự án cụ thể do các nhóm học sinh ở các trường khác nhau thực hiện.
Đào tạo những người có ý thức về môi trường: Chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu của nhân loại là điều mà các giáo viên trẻ hết sức lo lắng. Một nửa số giáo viên được hỏi quan tâm đến giáo dục môi trường. Con số này lớn hơn nhiều so với các thế hệ trước. Giáo viên trẻ quan tâm không những việc thảo luận về đề tài này, mà còn cứu sống một cây cổ thụ cụ thể trong khu vực của mình hay nhặt rác.
Thích sự đa dạng của học sinh: 91% số người được hỏi thích làm việc trong các lớp học đa văn hóa và hòa nhập. Gần như tất cả các giáo viên được hỏi đều dự báo sự gia tăng tính đa dạng của học sinh đến năm 2030. Nhưng 62% cho rằng, họ chưa được chuẩn bị cho vấn đề này. Vì vậy, những người trẻ chọn nghề giáo viên mong muốn nâng cao kỹ năng làm việc với những học sinh có nhu cầu đặc biệt và kỹ năng nghiên cứu đặc điểm dân tộc, văn hóa, tâm lý.
Thầy trò trường sư phạm nơi phố núi tưng bừng khai giảng năm học mới
Sáng 11/10, tại TP Buôn Ma Thuột, thầy và trò Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022-2023.
Văn nghệ chào mừng khai giảng năm học 2022-2023.
Dự lễ khai giảng có ông Trần Quang Tân - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Doanh nghiệp tỉnh; TS. Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk; đại diện các sở, ban ngành và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
Các đại biểu và sinh viên dự lễ khai giảng năm học 2022-2023.
Theo báo cáo, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, tuy nhiên nhờ sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, sự hướng dẫn của cơ quan quản lý, thầy và trò nhà trường đã triển khai hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch năm học 2021-2022.
Về công tác tuyển sinh, nhà trường đã tuyển được 346/473 chỉ tiêu ngành Giáo dục Sư phạm mầm non. Tuyển sinh đào tạo nâng chuẩn theo NĐ71 được 72 học viên; tuyển sinh liên thông trình độ đại học (liên kết đào tạo-pv) đạt 297 học viên. Tổng số quy mô đào tạo trong năm học ở các khóa 45, 46 và 47 gồm có 22 lớp với 593 sinh viên, học viên.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng tiến hành liên kết đào tạo với các trường đại học Sư phạm ở 11 môn học, với tổng số 1.048 học viên.
Đối với Trường thực hành Sư phạm Mầm non Hoa Hồng (đơn vị trực thuộc), trong năm học tuyển sinh được 145 cháu. Tổng số trẻ được chăm sóc, giáo dục tại đây là 450 cháu.
Giảng viên, sinh viên dự lễ khai giảng năm học 2022-2023.
Về phong trào nghiên cứu khoa học, có 3 đề tài được công nhận cấp trường; có 6 bài báo khoa học; 4 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh; 20 đề cương chi tiết học phần và 222 buổi Seminar cấp trường. Nhà trường cũng tổ chức thành công Hội thi ứng xử Sư phạm cấp trường với 45 sinh viên tham gia theo hình thức trực tuyến.
Về kết quả tốt nghiệp cho sinh viên khóa 45, có 77/94 sinh viên được tốt nghiệp, đạt 81,91%. Trong đó có 29 đạt loại giỏi, 48 đạt loại Khá.
Ths. Nguyễn Ngọc Thành - Phó Hiệu trưởng Phụ trách nhà trường đánh trống khai giảng năm học 2022-2023.
Năm học 2022-2023 này, nhà trường có 147 cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 3 tiến sĩ, 78 thạc sĩ. Tất cả giảng viên, giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Nhà trường sẽ tổ chức đào tạo cho 17 lớp với 478 sinh viên của các khóa 46, 47 và 48.
Phát biểu tại lễ khai giảng, TS. Đỗ Tường Hiệp thay mặt lãnh đạo Sở GD&ĐT ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích mà nhà trường đã đạt được trong năm học vừa qua.
TS. Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu tại Lễ khai giảng năm học 2022-2023.
Để triển khai hiệu quả năm học 2022-2023, TS. Hiệp đề nghị thầy và trò nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: "Làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên; xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nhà trường, trong đó chú ý đến việc tham mưu xây dựng đề án phát triển thành phân hiệu của trường đại học; tổ chức các hoạt động đào tạo gắn với nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, đào tạo và dạy học; tăng cường các nguồn lực xã hội hóa để Nhà trường ngày một phát triển".
Với chủ đề "Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo" của năm học 2022-2023, Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk đề ra 13 chỉ tiêu quan trọng để phấn đấu. Trọng tâm là nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học sư phạm thực nghiệm; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị và quản lý học sinh, sinh viên; gắn đào tạo với chất lượng chuẩn đầu ra theo đơn đặt hàng của địa phương, đơn vị, góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho ngành giáo dục địa phương.
Lớp học siêu vẹo dựng bằng ván gỗ, quây bạt trên bản Kéo Hỏm Sơn La - Lớp học dựng bằng ván gỗ, quây bạt, vẹo vọ trên nền đất đã xuống cấp trầm trọng; hơn 60 học sinh vùng cao ở bản Kéo Hỏm đang khát khao có một lớp học mới khang trang, đủ đầy hơn... Học sinh tại điểm trường Kéo Hỏm mong được xây thêm lớp học kiên cố để yên tâm đến...