Giao thông miền núi thuận lợi nhờ vốn bảo trì đường bộ
Xây dựng Quỹ Bảo trì đường bộ là bước đột phá cho công tác bảo trì các tuyến đường giao thông, nhất là tại các tỉnh miền núi.
Từ nguồn vốn của Quỹ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN -Bộ GTVT) đến cuối năm 2021 đã sửa chữa thường xuyên mặt đường, xử lý dứt điểm các “điểm đen” mất an toàn… đảm bảo giao thông thuận lợi.
Xóa hàng loạt “điểm đen”
Từ năm 2017-2021, các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu… đã xử lý dứt điểm gần 50 “điểm đen” mất an toàn giao thông (ATGT) trên các tuyến quốc lộ (QL), với kinh phí hàng trăm tỷ đồng từ nguồn Quỹ Bảo trì đường bộ, tạo điều kiện cho phương tiện lưu thông thuận lợi.
Tỉnh Lạng Sơn được TCĐBVN ủy quyền quản lý 6 đoạn tuyến QL dài 459,2 km, gồm: QL1B từ Km0 – Km100 700; QL4A từ Km0 – Km66; QL4B từ Km0 – Km80; QL279 từ Km143 – Km229; QL31 từ Km101 – Km162, QL3B từ Km0 – Km61 700 hay tỉnh Cao Bằng quản lý 5 tuyến QL dài 547 km, gồm: QL4A từ Km66 – Km348; QL34 từ Km73 – Km266; QL34B từ Km0 – Km65; QL4C từ Km200 – Km217, Đường Hồ Chí Minh từ Km0 – Km45 tuyến chính, Km0 – Km7 tuyến nhánh Đôn Chương – Sóc Hà…
Điểm đen TNGT Km41 600 – Km55 650 QL4A qua huyện Tràng Định (Lạng Sơn) đã được xử lý.
Các tuyến QL này đều là đường giao thông huyết mạch kết nối Hà Nội với các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và các cửa khẩu quốc tế; có nhiều đoạn đèo dốc, núi cao vực sâu, mặt đường nhỏ (5,5 – 6 m), quanh co, độ dốc lớn. Do đã đưa vào khai thác từ hàng chục năm nay, nên đã xuống cấp, thường xuyên xuất hiện các điểm sụt lún, ngập úng, khuất tầm nhìn, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT và đã có hàng loạt các vụ tai nạn giao thông (TNGT) đáng tiếc xảy ra hàng năm, gây bức xúc dư luận, trở thành những “điểm đen” giao thông.
Tôn nền mặt đường cao lên 20m so với cốt mặt đường cũ tại điểm đen huyện Văn Lãng (Lạng Sơn).
Để xóa các điểm đen này, TCĐBVN đã dành nguồn vốn từ 400 – 500 tỷ đồng bố trí cho các địa phương thảm nhựa, nắn đường cong mặt đường, xây dựng dốc cứu nạn, lắp đặt hộ lan tôn sóng hoặc lốp cao su, thay thế biển báo hiệu, điều chỉnh thiết bị ATGT, tán đinh phản quang, sơn đường, trồng cây xanh… Nhờ vậy, đến cuối năm 2021, gần 50 điểm đen cần sửa chữa gấp tại các vị trí như: Đoạn Km33 300 (từ cầu Đa Phúc) đến Km344 436 (cửa khẩu Tà Lùng, trên tuyến QL3 mới Hà Nội – Thái Nguyên đoạn Km0 00 – Km69 158, đoạn Km144 500 – Km183 trên QL 279… đã được khắc phục hoàn toàn.
Điểm đen TNGT Km41 600 – Km55 650 QL4A qua huyện Tràng Định (Lạng Sơn) đã được xử lý.
Tổng cục trưởng TCĐBVN Nguyễn Văn Huyện cho biết, việc xóa các điểm đen góp phần đảm bảo ATGT cho người và phương tiện, kéo giảm TNGT. Tuy nhiên, ý thức tự giác chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông giữ vai trò quyết định. TCĐBVN đang tiếp tục xây dựng và triển khai giải pháp nâng cao ATGT cho các tuyến đường, chú trọng vào các đoạn đèo dốc trọng điểm trên các QL qua các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Nghị quyết 134 Quốc hội khóa XIV yêu cầu Chính phủ sớm ban hành Chiến lược quốc gia về bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Giai đoạn 2021 – 2025 tập trung xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, góp phần kéo giảm số vụ, số người chết, bị thương do TNGT.
Giao thông miền núi ngày càng thuận lợi
Từ năm 2013, Quỹ Bảo trì đường bộ được thành lập theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định số 18/2012. Từ nguồn vốn này, hàng năm, các địa phương miền núi có thêm điều kiện để sửa chữa kịp thời hư hỏng; nâng cấp, cải tạo, cứng hóa các tuyến đường, đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi, an toàn, kéo giảm TNGT và góp phần duy trì tình trạng kỹ thuật, nâng cao tuổi thọ và khả năng khai thác của hệ thống hạ tầng giao thông.
Hàng rào hộ lan bằng lốp cao su dẫn lên đường lánh nạn cứu hộ hiệu quả các xe mất phanh khi đổ đèo Khau Múc (Cao Bằng).
Video đang HOT
Thống kê của TCĐBVN cho biết, trước khi thành lập Quỹ, năm 2012, hệ thống đường bộ Việt Nam có tổng chiều dài gần 280.000 km. Trong đó, hàng chục nghìn km quá hạn, chưa được đầu tư do thiếu vốn. Nhiều tuyến đường đường hẹp, bán kính đường cong nhỏ, mặt đường không êm thuận, số lượng cầu yếu, tải trọng thấp, chưa đồng bộ với cấp đường còn nhiều. Khi Quỹ Bảo trì đường bộ đi vào hoạt động, ngân sách Trung ương và ngân sách các địa phương được chia sẻ khó khăn, giảm gánh nặng cho ngân sách trong việc cân đối bảo trì.
Cầu Mã Pì Lèng (Hà Giang) mới được nâng cấp, hoàn thành.
Theo ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ Bảo trì (TCĐBVN), từ nguồn vốn của Quỹ, TCĐBVN đến nay đã sửa chữa trên gần 77.000 m2 mặt đường; khắc phục trên 1.000 cây cầu yếu, xử lý trên 600 điểm đen, điểm mất ATGT; bổ sung, thay thế trên 13.000 biển báo hiệu đường bộ; sửa chữa cải tạo 137.000 m cống và 1.372.410 m rãnh thoát nước; gia cố lề, mở rộng hơn 1.000 km mặt đường 3,5 – 5 m thành mặt đường đường lớn hơn 5,5 m.
Hệ thống giao thông ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo hiện vẫn còn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, hệ thống giao thông ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo hiện vẫn còn nhiều khó khăn; cả nước còn 13 xã chưa có đường ô tô đi đến trụ sở UBND xã; 101 xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã nhưng không đi lại được 4 mùa; nhiều xã đường đến trụ sở UBND chưa được cứng hóa lớp mặt, nên việc đi lại còn khó khăn, nhất là trong mùa mưa lũ. Nguyên nhân là do các địa phương có địa hình khó khăn, nguồn lực của Nhà nước đầu tư và bảo trì hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu.
“Giai đoạn 2021 – 2025, Bộ GTVT đưa ra mục tiêu có trên 85% số xã đạt tiêu chí chuẩn về giao thông theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành việc xây dựng đường ô tô từ huyện đến trung tâm 13 xã còn lại; nâng tỷ lệ cứng hóa đường huyện đạt trên 90%, các loại đường từ đường xã trở xuống đạt trên 85% trên cả nước. Bên cạnh nguồn vốn Quỹ Bảo trì đường bộ đã được hòa vào ngân sách Nhà nước, Bộ GTVT sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn vốn trong nước và kêu gọi nguồn vốn ODA để đầu tư, tài trợ các địa phương trong quản lý, đầu tư phát triển giao thông nông thôn, miền núi”, ông Lê Hồng Điệp cho hay.
Dự án đường sắt đô thị: "Đội" vốn gấp 9 lần, ngày về đích... trong mơ (!?)
Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông, Yên Viên - Ngọc Hồi, Bến Thành - Suối Tiên... là các dự án quan trọng quốc gia bị "đội" vốn, "lụt" tiến độ, có dự án mức đầu tư tăng gấp 9 lần dù chưa thi công.
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về loạt dự án quan trọng quốc gia, trong đó có các dự án đường sắt đô thị đang triển khai tại Hà Nội và TPHCM. Đáng nói, tất cả các dự án này đều không thể về đích theo kế hoạch, vốn đã tăng gấp nhiều lần.
Dự án đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội
UBND TP Hà Nội khởi công năm 2009, thời gian hoàn thành là năm 2018, tuy nhiên sau đó dự án được điều chỉnh đưa vào khai thác, vận hành toàn tuyến vào tháng 12/2022. Sau khi điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự án phát sinh tiêu chí dự án quan trọng quốc gia.
Tổng mức đầu tư dự án ban đầu là 783 triệu Euro, trong đó vốn vay ODA là 653 triệu Euro, vốn đối ứng là 130 triệu Euro. Đến nay, tổng mức đầu tư điều chỉnh đã tăng lên 1.176 triệu Euro. Nguồn đầu tư vốn vay ODA của 4 nhà tài trợ là Chính phủ Pháp, Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và nguồn vốn đối ứng ngân sách thành phố.
Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội được khởi công thực hiện đầu tiên ở Hà Nội, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành (Ảnh: Đỗ Linh).
Đến nay, đã hoàn thành công tác ký hợp đồng và triển khai thi công 9/9 gói thầu chính về xây lắp và thiết bị. Tiến độ chung dự án đạt khoảng 74%, tiến độ tổng thể đoạn trên cao đạt 89,41%, do nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nên dự kiến đưa vào khai thác trước đoạn trên cao vào năm 2022, hoàn thành đoạn ngầm và toàn tuyến đến sau năm 2022.
Đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo
UBND TP Hà Nội thực hiện, phê duyệt tổng mức đầu tư năm 2008 là 19.555 tỷ đồng, nhưng hiện nay dự án đang làm thủ tục phê duyệt điều chỉnh tăng lên 35.679 tỷ đồng. Sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của TP Hà Nội.
Lý do điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng so với quyết định phê duyệt ban đầu được giải thích vì thay đổi về quy mô đầu tư; thay đổi tỷ giá quy đổi; các nguyên nhân biến động về giá đối với nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công và thay đổi chế độ chính sách tiền lương; do thay đổi tỷ lệ trượt giá; thay đổi chế độ chính sách và các quy định của nhà nước liên quan đến quản lý chi phí đầu tư.
Đáng nói, theo kế hoạch thời gian thực hiện dự án 2009 - 2015, tuy nhiên đến nay dù tổng mức đầu tư đã điều chỉnh "đội" lên gần 2 lần nhưng dự án này vẫn chưa khởi công.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Dự án do Ban Quản lý dự án đường sắt, Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, được thực hiện từ tháng 10/2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn đang chờ kết quả chấp thuận từ Hội đồng Kiểm tra Nhà nước (Ảnh: Tiến Tuấn).
Tháng 3/2021, dự án đã cơ bản hoàn thành các hạng mục xây lắp, lắp đặt thiết bị, đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành, bàn giao dự án. Tháng 5/2021, dự án được tư vấn đánh giá an toàn hệ thống cấp chứng chỉ chứng nhận an toàn; được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về cấp chứng nhận thẩm định đánh giá an toàn hệ thống vào tháng 7/2021.
Bộ GTVT đã gửi văn bản tới Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng và kiến nghị xem xét, chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.
Trong báo cáo Chính phủ trình Quốc hội nêu rõ dự án vẫn còn một số vướng mắc, chủ yếu là công tác thanh toán và việc thực hiện ý kiến Kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Các vướng mắc nêu trên đã ảnh hưởng đến tiến độ công tác nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào vận hành khai thác.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, giai đoạn I
Dự án được Chính phủ chấp thuận báo cáo nghiên cứu tiền khả thi từ năm 2004, với quy mô xây dựng tổ hợp ga và đoạn cầu cạn từ Giáp Bát - Gia Lâm và cầu vượt sông Hồng. Chiều dài toàn tuyến là 28,7 km, tổng mức đầu tư 9.197 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản.
Bộ GTVT phê duyệt thời gian thực hiện từ năm 2007- 2017; sau đó dự án tiếp tục được phê duyệt điều chỉnh năm 2017 với dự kiến thực hiện từ năm 2017-2024.
Hiện dự án đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng khu Tổ hợp Ngọc Hồi và triển khai lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật và chưa thể triển khai thi công xây dựng, nhưng tổng mức đầu tư toàn bộ dự án toàn tuyến ước tính khoảng hơn 81.000 tỷ đồng, tăng 9 lần so với kế hoạch ban đầu.
Phối cảnh dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi (Ảnh: CĐT).
Nguyên nhân tăng vốn là do điều chỉnh thiết kế cơ sở, thay đổi quy mô đầu tư, thay đổi chính sách tiền lương, trượt giá; thời gian thực hiện dự án kéo dài là phát sinh chi phí tư vấn, quản lý, phí cam kết...; tăng chi phí dự phòng, chi phí giải phóng mặt bằng, cơ cấu và lãi suất các khoản vay của nhà tài trợ.
Dự án đường sắt đô thị số 1 TPHCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên
UBND TPHCM đã phê duyệt từ năm 2007, bắt đầu thực hiện từ tháng 3/2007 và hoàn thành công trình đưa vào khai thác năm 2018. Sau đó, dự án được điều chỉnh thời điểm hoàn thành công trình đưa vào khai thác là quý IV/2021, kết thúc công tác hỗ trợ vận hành bảo dưỡng năm 2026.
Nguồn vốn sử dụng cho dự án là ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của TPHCM, với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu là gần 126.600 triệu Yên Nhật (tương đương gần 17.400 tỷ đồng). Năm 2011, UBND TPHCM phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư là hơn 236.600 tỷ Yên Nhật (tương đương 47.325 tỷ đồng). Năm 2019, thành phố này một lần nữa phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư với mức hơn 43.757 tỷ đồng.
Đường sắt đô thị tuyến số 1 đoạn Bến Thành - Suối Tiên tại TPHCM (Ảnh: Nguyễn Quang).
Chính phủ đang chỉ đạo UBND TPHCM phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách trung ương đáp ứng tiến độ hoàn thành dự án.
Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn triển khai thi công, chưa hoàn thành xây lắp để đưa vào vận hành, khai thác.
Dự án tàu điện ngầm số 2 TPHCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương
Thời gian hoàn thành dự án ban đầu được duyệt là năm 2018 và được Thủ tướng gia hạn đến năm 2020 để làm cơ sở gia hạn các Hiệp định vay đã ký theo ý kiến của các nhà tài trợ.
Tổng mức đầu tư của dự án được UBND TPHCM phê duyệt năm 2010 là 1.374 triệu USD (tương đương 26.116 tỷ đồng). Sau khi TPHCM điều chỉnh vào năm 2019, mức vốn tăng lên 2.093,59 triệu USD (tương đương hơn 47.890 tỷ đồng).
Nguồn đầu tư là vốn vay ODA từ Ngân hàng ADB, Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và vốn đối ứng trong nước.
Do thực hiện điều chỉnh thiết kế cơ sở, tính toán, cập nhật lại tổng mức đầu tư nên thời gian hoàn thành dự án đã được điều chỉnh tương ứng năm 2019 với mốc thực hiện thi công từ năm 2022 - 2026; kiểm tra, vận hành chạy thử và bàn giao khai thác vào cuối năm 2026.
Chưa thông vận tải hành khách đường bộ Trong khi Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đề xuất chưa cho xe khách hoạt động với tần suất 100%, chỉ đồng ý cho phép hoạt động vận tải khách liên tỉnh với tần suất từ 10 - 20%; thì tại các địa phương cũng cũng "nhìn nhau" đăng ký lịch trình chạy tuyến cố định. Kế hoạch của Hà Nội...