Hành khách tham gia vận tải không phải xét nghiệm
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành hướng dẫn tạm thời mới về tổ chức vận tải 5 lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đường sắt trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và gắn liền với phạm vi đán.h giá cấp độ dịch.
Hành khách không phải xét nghiệm, đán.h giá cấp độ dịch
Theo hướng dẫn tạm thời mới về cấp độ, Bộ GTVT đán.h giá các cấp độ gồm: Cấp 1 – nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2 – nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3 – nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4 – nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Phạm vi đán.h giá cấp độ dịch được đán.h giá từ quy mô cấp xã; khuyến khích đán.h giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã), nhằm đảm bảo thích ứng linh hoạt, hiệu quả.
Đối với hành khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng không, đường sắt) phải đáp ứng các yêu cầu như tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế. Bộ GTVT chỉ yêu cầu xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở.
Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm hành khách thuộc các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn. Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
Theo Bộ GTVT, việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ. Trường hợp Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới về phòng chống dịch đối các với đối tượng áp dụng tại hướng dẫn tạm thời này thì thực hiện theo quy định mới.
Riêng đối với 2 lĩnh vực hàng không, đường sắt chưa áp dụng hướng dẫn tạm thời mới này, tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành cho đến ngày 20/10. Đối với hàng không là các hướng dẫn số 1776 và 1786. Với đường sắt là quyết định số 1782. Bộ GTVT cũng đã giao nhiệm vụ cho Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam sơ kết, đán.h giá thời gian thực hiện thí điểm tổ chức vận tải hành khách, đề xuất phương án giai đoạn tiếp theo, báo cáo Bộ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch quyết định.
Hành khách cần giấy tờ gì để đi tàu hỏa, máy bay
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đang thí điểm tổ chức 2 đôi tàu khách Thống nhất Hà Nội – TP Hồ Chí Minh xuất phát hàng ngày tại hai ga Hà Nội, Sài Gòn với hành trình đón, trả khách tại 23 ga theo quy định chạy tàu khách thí điểm của Bộ GTVT.
Video đang HOT
Để được vào ga đi tàu, hành khách đi từ địa phương, khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… đến địa phương, khu vực có nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn phải tiêm đủ liều vaccine (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử, PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện, giấy xác nhận khỏi bệnh).
Đồng thời, phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên tàu.
Trường hợp hành khách chưa đủ điều kiện tiêm chủng vaccine theo quy định của Bộ Y tế như trẻ dưới 18 tuổ.i, người già có bệnh nền chưa tiêm được…, khi đi cùng người thân có đủ điều kiện trên cùng chuyến tàu thì phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên tàu.
Hành khách đi từ địa phương, khu vực có nguy cơ và bình thường mới đến địa phương, khu vực có nguy cơ tương đương hoặc cao hơn, phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên tàu. Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh, sau khi mua vé tất cả hành khách phải hoàn thành bản cam kết phòng chống dịch COVID và nộp tại ga mới được vào ga đi tàu.
Hành khách đã mua vé, nhưng chưa khai báo cam kết phòng chống dịch, có thể vào website bán vé tàu của ngành Đường sắt như dsvn.vn để khai báo hoặc ra ga khai báo. Trước khi lên tàu, hành khách phải khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế. Hành khách không được tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng… Cùng các loại giấy tờ, thủ tục phục vụ công tác phòng, chống dịch trên, tất cả hành khách đi tàu phải có giấy tờ tùy thân theo quy định vận chuyển của ngành Đường sắt.
Với ngành Hàng không, hành khách đi máy bay từ các sân bay sau khi mở cửa hàng không cũng phải thực hiện khai báo y tế theo quy định, hoàn thành bản cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát theo mẫu.
Hành khách đi máy bay phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử, PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19); có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.
Hành khách cũng phải thực hiện khai báo y tế theo quy định, hoàn thành bản cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát theo mẫu. Hành khách không tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng…
Cập nhật hoạt động vận tải hành khách khi thí điểm mở lại
Tối muộn 14/10, Bộ Giao thông vận tải có báo cáo nhanh kết quả triển khai thí điểm mở lại vận tải hành khách (đường bộ, đường sắt, hàng không).
Chuyến Hà Nội - Cao Bằng tối 14/10 có 21 hành khách. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN
Về tình hình triển khai vận tải hành khách tuyến cố định, Bộ Giao thông vận tải cho hay, đến thời điểm này, đã có 37 Sở Giao thông vận tải báo cáo về triển khai vận tải đường bộ; trong đó: 12 Sở Giao thông vận tải đang chờ UBND tỉnh đồng ý với kế hoạch khôi phục lại tuyến, gồm: Cần Thơ, Hà Giang, Gia Lai, Nam Định, Bạc Liêu, Quảng Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng, An Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hậu Giang.
Các Sở Giao thông vận tải đã được UBND tỉnh đồng ý khôi phục lại tuyến gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Điện Biên, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Đắk Nông, Phú Thọ, Phú Yên, Lai Châu, Kon Tum, Đồng Nai, Bắc Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Bình, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Bình, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thái Bình, Tuyên Quang...
Các tuyến đang được hoạt động từ ngày 13/10 và từ ngày 14/10 có 13 tỉnh đang hoạt động trên cả nước, với 91 tuyến, 169 chuyến đăng ký hoạt động trên ngày. Thực tế hoạt động 73 chuyến, với 81 xe hoạt động trên ngày.
Chuyến xe khách liên tỉnh đầu tiên rời bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) sau thời gian giãn cách. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN
Bộ Giao thông vận tải cho hay, theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, UBND Thành phố đã có chủ trương cho Sở Giao thông vận tải chủ động mở các tuyến và Sở Giao thông vận tải cũng đồng ý mở hết các tuyến trên cơ sở tần suất theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Hành khách đến TP Hồ Chí Minh phải xét nghiệm và từ TP Hồ Chí Minh đi phải tiêm hai mũi vaccine. Hiện nay, Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh chỉ chờ các Sở Giao thông vận tải địa phương đầu đối lưu có văn bản thống nhất và gửi về Sở Giao thông vận tải Thành phố để cùng khai thác.
Trong khi đó, báo cáo của Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng cho biết, thành phố đã chạy các tuyến Thái Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn (trừ huyện Văn Lãng), Hà Nam (trừ thành phố Phủ Lý), Nam Định (trừ huyện Hải Hậu), Ninh Bình (trừ huyện Kim Sơn), Hòa Bình (trừ huyện Lương Sơn).
Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Sở đã có văn bản số 1785/BC-SGTVT xây dựng phương án tuyến xe khách chạy đến các địa phương. Cụ thể: Lạng Sơn (1 chuyến/ngày), Cao Bằng (1 chuyến/ngày), Sơn La (1 chuyến/ngày). Tính đến 6h ngày 14/10, đã có một chuyến chạy từ Cao Bằng đi Hà Nội; dự kiến ngày 15/10 sẽ có chuyến chạy từ Lạng Sơn về Hà Nội.
Bộ Giao thông vận tải thông tin, hiện nay, nhiều tỉnh đang vướng mắc trong việc rà soát về tiêm phòng COVID-19 cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách theo quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế để bố trí, sắp xếp lái xe điều khiển phương tiện và bán vé cho hành khách.
Toàn bộ lái xe và phụ xe đều được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN
Về hoạt động vận tải đường sắt, Bộ Giao thông vận tải cho biết, ngày 14/10 tại ga Sài Gòn, ngành đường sắt chạy 2 chuyến tàu chuyên biệt chở công dân về quê. Cụ thể, tàu SE24 chạy lúc 13h30 chở 550 hành khách về Tuyên Quang; tàu SE12 chạy lúc 15h20 chở 585 hành khách về Ninh Bình.
Cũng trong ngày 14/10, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức các chuyến tàu khách gồm: Tàu SE5 từ Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (544 khách); tàu SE8 từ TP Hồ Chí Minh - Hà Nội (tổng khách mua vé toàn hành trình là 494 khách). Tàu LP5 Hà Nội - Hải Phòng (68 khách); tàu LP6 Hải Phòng - Hà Nội (78 khách).
Bộ Giao thông vận tải đán.h giá, việc mở lại tuyến vận tải đường sắt Thống nhất kèm theo các chuyến tàu chuyên biệt đã giải quyết nhu cầu đi lại cấp thiết của người dân và hoàn toàn phù hợp, thích ứng trong tình hình mới.
Đại diện Cục Đường sắt Việt Nam cho hay, đơn vị này đã thực hiện việc kiểm tra, giám sát tại một số ga trên các tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, Hà Nội - Hải Phòng. Qua kiểm tra, việc thực hiện của hành khách và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt về cơ bản đã đáp ứng đúng quy định của Bộ Giao thông Vận tải về phòng dịch và tổ chức vận tải hành khách.
Tuy nhiên, hiện nay một số chính quyền địa phương các phường có ga đường sắt là ga Hà Nội, Long Biên chưa bố trí đầu mối để tiếp nhận thông tin hành khách đến ga của địa phương từ doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt. Do đó, Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm việc với chính quyền địa phương để làm rõ đầu mối tiếp nhận thông tin hành khách đến ga của địa phương từ doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
Về vận tải hàng không, báo cáo của Bộ Giao thông vận tải cho biết, ngày 14/10, các hãng hàng không thực hiện 12 chuyến bay khứ hồi với 1.843 khách đi các địa phương.
Cụ thể, từ TP Hồ Chí Minh thực hiện 10 chuyến bay đến các địa phương Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Nội, Phú Quốc và Gia Lai.
Từ Hà Nội thực hiện 3 chuyến bay đến TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Điện Biên.
Tuy nhiên, trong ngày 14/10, các hãng hàng không đã hủy bỏ 3 chuyến từ TP Hồ Chí Minh đi Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa do ảnh hưởng của bão số 8.
Ngoài ra, có 2 chuyến bay từ Đà Nẵng đi Cần Thơ, Đắk Lắk; 2 chuyến từ TP Hồ Chí Minh đi Cà Mau, Rạch Giá (Kiên Giang), một chuyến bay từ Thanh Hóa đi Lâm Đồng cũng bị hủy do nhu cầu đi lại ít.
Phú Yên thí điểm vận chuyển hành khách bằng đường bộ với 5 tỉnh, thành phố Ngày 14/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã ban hành Văn bản số 4853 về việc thống nhất tổ chức thí điểm hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Xe chở khách về tỉnh Phú Yên dừng tại chốt kiểm soát để thực hiện khai...