Giáo dục kiểu Nhật: Học sinh tự nấu ăn bán trú, trường không thuê lao công
Cuối năm 2013 tôi có dịp đưa đoàn học sinh gồm 28 em sang giao lưu học tập kinh nghiệm với học sinh Nhật Bản. Về rồi tôi vẫn trăn trở mãi câu hỏi, tại sao mỗi người dân Nhật Bản có ý thức chấp hành luật, ý thức vì cộng đồng, vì mọi người tốt đến như vậy?
Việt Nam có làm được như vậy không? Và muốn làm như vậy thì chúng ta bắt đầu từ đâu?
Đoàn học sinh Việt Nam đã học hỏi được nhiều điều sau chuyến tham quan Nhật Bản. (Ảnh: Ngọc Thịnh)
Một người vì… mọi người
Sau hai tuần tại Nhật Bản, trong đoàn chúng tôi ai cũng nhận thấy rằng, dù ởTokyo hay Hirosima hay một thành phố khác, thì môi trường vô cùng sạch sẽ. Đường phố không hề có một chút nước nào mà người dân hoặc cơ quan thải ra, sạch đến mức dân Nhật mặc áo trắng đi làm không hề thấy vương một hạt bụi.
Về chấp hành luật giao thông thì khỏi phải nói, nơi đèn xanh đỏ dù là ngõ nhỏ, ít người qua lại, mọi người vẫn chấp hành một cách nghiêm chỉnh. Khi xếp hàng đi tham quan các khu vui chơi giải trí mới thấy người Nhật tuyệt vời đến thế nào. Không cần cảnh sát, không cần trật tự, người dân tuần tự xếp hàng, không chen lấn, dù có thể dễ dàng chui qua sợi dây ni lông mỏng manh là có thể vượt trước… 300 người.
Khi vào thang máy, nếu đi đông người mà có người Nhật đi, dù quen hay lạ họ cũng đứng giữ nút mở cho mọi người vào và họ vào cuối cùng. Nếu đông quá, họ sẵn sang đi chuyến sau. Khi ra thang máy cũng vậy, nếu người Nhật đứng cạnh nơi bấm mở, bao giờ họ cũng đứng lại giữ nút mở, cho mọi người ra hết, họ ra sau cùng.
Khi đón các cháu học sinh Việt Nam về nhà (các cháu có hai ngày rưỡi theo chương trình homstay), các ông bố, bà mẹ người Nhật vô cùng vui sướng, hồ hởi, cởi mở như đón người thân của mình. Đoàn Việt Nam đã rất ấn tượng khi nhìn vào cái quạt, mảnh bìa… với dòng chữ tự viết bằng tiếng Việt, tự vẽ các hoa văn trang trí cho sinh động, mới thấy tấm lòng chân thành của các bạn Nhật. Khi chia tay với các cháu bé Việt Nam, nhiều bà mẹ Nhật nước mắt rưng rưng. Đoàn học sinh Việt Nam đều rất cảm động trước sự quan tâm, chăm sóc tận tình của các bà mẹ Nhật Bản. Nhiều cháu không kìm được nước mắt lúc chia tay.
Video đang HOT
Giáo dục căn bản từ khi còn nhỏ
Chương trình giáo dục phổ thông của Nhật Bản gần giống với Việt Nam. Bậc phổ thông gồm 12 lớp, độ tuổi đi học trong phổ thông từ 6 tuổi đến 17 tuổi. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Nhật thực hiện theo mô hình: 6-3-3 (tiểu học 6 năm, trung học cơ sở 3 năm, trung học phổ thông 3 năm ). Việt Namtheo mô hình 5-4-3 (tiểu học 5 năm, trung học cơ sở 4 năm, trung học phổ thông 3 năm).
Đến trường mầm non cô giáo dạy trẻ tính tự lập, về nhà bố mẹ, ông bà không thể làm thay các cháu. Ở trường dạy luật giao thông thì không thể bố mẹ đưa con đi học lại vượt đèn đỏ…Những xích mích trong nhà trường, cô giáo đều hướng dẫn học sinh, không phải tranh luận mình đúng hay sai mà xem bản thân có lỗi gì để xin lỗi bạn. Về nhà cũng vậy, khi con cái xảy ra mâu thuẫn gì, bố mẹ, ông bà phải có cách giải quyết giúp các con biết tôn trọng người khác.
Nhưng cách giáo dục về ý thức trong nhà trường thì Nhật Bản có nhiều nét khác biệt so với Việt Nam. Các trường phổ thông không phải thuê lao công mà hoàn toàn tự các em lao động làm sạch đẹp trường lớp. Tôi có đưa đoàn học sinh đến giao lưu và học tập kinh nghiệm 1 ngày tại Trường Trung học nữ sinh Showa ở Thủ đô Tokyo. Ở đây, các em học sinh học 8 tiết/1 ngày (sáng học 4 tiết, chiều học 2 tiết và 2 tiết lao động). Ăn trưa cũng các em tự nấu, rồi chia ra từng suất ăn cho các bạn. Việc nấu ăn luân phiên theo từng lớp.
Buổi chiều, sau 2 tiết học đầu tiên là giải lao. Sau đó, các em thay quần áo để lao động làm sạch đẹp trường lớp. Giờ lao động các em tự quản và phân công công việc: Nhóm lau sàn nhà, nhóm lau bàn ghế, nhóm lau kính, nhóm lau cầu thang, nhóm tỉa cây, tưới cây, quét sân trường, nhóm làm vệ sinh…Các em làm rất tự giác, với tinh thần rất thoải mái. Khoảng 5h chiều, các em hoàn tất công việc, thay quần áo và về nhà.
Ba vấn đề nêu trên, khi nói chuyện các bạn Nhật Bản, mới thấy rằng phải bắt đầu từ giáo dục: Giáo dục trong nhà trường và giáo dục trong gia đình. Nhưng điều hết sức quan trọng là hai nền tảng giáo dục đó phải thống nhất: Đến trường mầm non cô giáo dạy trẻ tính tự lập, về nhà bố mẹ, ông bà không làm thay các cháu. Ở trường dạy luật giao thông thì không thể bố mẹ đưa con đi học lại vượt đèn đỏ…Những xích mích trong nhà trường, cô giáo đều hướng dẫn học sinh, không phải tranh luận mình đúng hay sai mà xem bản thân có lỗi gì để xin lỗi bạn. Về nhà cũng vậy, khi con cái xảy ra mâu thuẫn gì, bố mẹ, ông bà phải có cách giải quyết giúp các con biết tôn trọng người khác. Điều này vô cùng có ý nghĩa khi giáo dục con người ý thức vì mọi người.
Ở Nhật Bản, người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ em, nhất là ý thức tự lập, ý thức vì mọi người, giữ gìn vệ sinh chung và ý thức chấp hành kỷ luật. Giáo dục Nhật Bản rất cụ thể, nếu trong nhà trường giáo dục ý thức lao động, ý thức vì mọi người, thì không chỉ có lý thuyết là khẩu hiệu “mình vì mọi người”, hay “lao động là vinh quang” mà là làm gì được gì cho bạn, cho thầy cô, cho bố mẹ, bản thân tự làm gì để trường lớp sạch sẽ.
Thiết nghĩ, đất nước ta còn nghèo, việc giáo dục ý thức lao động cho học sinh là rất cần thiết (mình tự tay làm ra sản phẩm chắc mình nâng niu quý giá hơn nhiều). Tại sao các gia đình nghèo lại cứ phải đóng tiền thuê lao công trường học, trong khi việc này các em hoàn toàn có thể làm được. Ở trường, các em cứ vứt giấy rác không nương tay, vì đã có người quét, về nhà bố mẹ lại nuông chiều, không yêu cầu các con phải làm bất cứ việc gì, chỉ có học thôi. Cứ như vậy đến bao giờ các em học sinh mới yêu lao động, mới biết quý trọng những sản phẩm mình làm ra bằng chính sức lực của mình?! Ths Đào Ngọc Thịnh
Theo TNO
Nâng cao thể trạng từ bữa ăn bán trú
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ con người. Tuy nhiên, tại các bữa ăn trong trường học - nơi rất cần sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng lại đang bị bỏ ngỏ.
Bữa ăn học đường hiện chưa được quan tâm đúng mức - Ảnh: Ngọc Thắng
Thiếu cả lượng và chất
"Theo tôi, giai đoạn tới, chúng ta tập trung tăng cường hơn nữa về truyền thông, giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng về dinh dưỡng, vận động hợp lý đến người dân. Đặc biệt, chúng ta quan tâm đến trẻ em lứa tuổi học đường, nam nữ tuổi sinh đẻ và bà mẹ mang thai. Nếu ta truyền thông, giáo dục kiến thức dinh dưỡng từ nhỏ để trẻ lớn lên có chế độ dinh dưỡng điều độ, lối sống lành mạnh thì sẽ có sức khỏe, thể chất tốt...". Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM
Tại Hà Nội, bữa ăn bán trú được các trường thực hiện phổ biến theo các hình thức: tự nấu, mua cơm hộp do các công ty cung cấp suất ăn hoặc thuê dịch vụ nấu ăn. Việc thả nổi, thiếu quản lý và giám sát chất lượng bữa ăn dẫn đến mối lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm, thiếu dinh dưỡng cho các thế hệ tương lai.
Chị Hoàng Thị Bình, có con học tại Trường tiểu học Q.Đống Đa (Hà Nội), cho hay đã 3 năm nay, cứ vào năm học mới, chị lại lo lắng cho sức khỏe của cậu con trai. "Không hiểu sao, 3 tháng hè con ở nhà tăng 4-5 cân, nhưng hễ đi học là cháu lại sụt cân. Con đang tuổi ăn, tuổi lớn, chiều nào đi học về cháu cũng kêu đói, kêu cơm hộp ở trường ăn rất chán và không đủ no. Tính ra tiền ăn 25.000 đồng/ngày không phải là ít, nhưng có thể do chưa cân đối dinh dưỡng hợp lý nên các con ăn thiếu cả về lượng lẫn chất", chị Bình bộc bạch.
Mặc dù đóng học phí cao hơn hẳn trường công, nhưng tại các trường tư thục, dinh dưỡng bữa ăn cũng chưa hợp lý. Chị Quỳnh Hoa, có con học trường tư thục tại Q.Cầu Giấy (Hà Nội), chia sẻ: "Cả hai vợ chồng đều bận rộn nên gia đình chỉ ăn tối cùng nhau, còn lại bữa sáng và bữa trưa con đều ăn ở trường. Từ ngày đi học, con tăng cân nhanh, nhưng gần đây cháu rất khó ăn, nhiều hôm còn mang theo bánh ngọt về nhà. Hỏi thì cháu bảo thực đơn ở trường toàn là những món chiên, xào, nướng và béo... ăn nhiều về nhà ngửi mùi đã thấy sợ. Tôi đã kiến nghị với nhà trường cân đối lại dinh dưỡng bữa ăn, nhưng xem ra chưa cải thiện nhiều".
210.000 tỉ đồng để nâng cao thể trạng trẻ em VN
Chất lượng bữa ăn của học sinh tại trường không chỉ là lo lắng của các bậc phụ huynh mà cả các chuyên gia dinh dưỡng.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), nguyên nhân quan trọng là chế độ ăn uống không đầy đủ các chất dinh dưỡng hoặc chất lượng quá kém, trong đó có bữa ăn tại trường học. "Hiện chưa có số liệu điều tra mang tính toàn quốc về dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi học đường. Tuy nhiên một số nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia (DDQG) và Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM đều cho thấy vấn đề dinh dưỡng học đường chưa được quan tầm nhiều, chiều cao, cân nặng của trẻ em Việt Nam lứa tuổi mầm non, tiểu học luôn thấp hơn khuyến cáo của tổ chức quốc tế. VN vẫn còn nằm trong danh sách 16 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất thế giới", ông An cho biết.
"Chất lượng dân số của VN trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng nếu tiếp tục né tránh cung cấp thông tin sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên... Thanh thiếu niên phải được trang bị giáo dục giới tính phù hợp và toàn diện để trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe suốt đời". Ông Arthur Erken, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam
Còn theo bà Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện DDQG, nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi học đường cần glucid từ 61 - 70% tổng năng lượng, trong đó đường tinh chế không quá 10%. Nhu cầu chất xơ tối thiểu là 14 gr/1.000 kcal, nhu cầu các chất khoáng và vitamin như can xi (mg) là 700, sắt (mg) là 11,9, vitamin A (mcg) là 500, vitamin D (mcg) là 5...
"Với một khẩu phần ăn bình thường thì không thể đáp ứng được. Bằng chứng là có tới 28% học sinh bị thiếu máu do thiếu sắt, 3% bị thiếu i ốt, rất nhiều học sinh thiếu vitamin A. Vì vậy cần phải triển khai hoạt động can thiệp lồng ghép về dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe trong trường học", bà Mai nói.
Ông Nguyễn Trọng An phân tích: "Sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, sáng tạo và sự phát triển cũng như tương lai và cuộc sống của học sinh. Giai đoạn từ khi sinh ra đến 12 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao chủ yếu ở trẻ, đây là giai đoạn cần sự đáp ứng dinh dưỡng tối đa. Các vi chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển về thể lực và trí tuệ của học sinh. Điều tra về dịch tễ cho thấy trẻ em thường bị thiếu các vitamin A, E, can xi, sắt, kẽm, i ốt... Khi trẻ bị đói và thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến mệt mỏi, các em khả năng tiếp thu chậm. Về lâu dài, trẻ chán học, học hành sa sút. Điều này, không chỉ ảnh hưởng đến học tập mà còn ảnh hưởng đến nòi giống trong tương lai".
Theo các chuyên gia, hiện nay chịu trách nhiệm về chất lượng bữa ăn học đường chủ yếu do ngành giáo dục quản lý, chưa có một cơ quan ban ngành chuyên môn nào của Chính phủ chịu trách nhiệm. Do vậy, thiếu các văn bản quy định, hướng dẫn triển khai bữa ăn học đường tại các trường để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo ông Nguyễn Trọng An, sang năm 2014, Bộ LĐ-TB-XH sẽ trình Chính phủ phê duyệt đề án nâng cao thể trạng trẻ em VN. Kinh phí đến năm 2020 khoảng 210.000 tỉ đồng. Mục tiêu dự kiến của đề án là chiều cao trung bình người Việt sẽ được cải thiện, trung bình nam giới đạt 167 cm, nữ giới 156 cm vào năm 2020 đến năm 2030 là 168,5 cm ở nam và 157,5 cm ở nữ (tăng hơn nhiều so với con số 164,4 cm ở nam và 153,4 cm ở nữ hiện nay).
Chiều cao trung bình ở nữ đã tăng thêm 2 cm và nam tăng thêm 4 cm trong vòng 25 năm qua, tuy nhiên vẫn thấp hơn chiều cao trung bình chuẩn quốc tế và trong khu vực. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thấp còi ở VN vẫn ở mức cao (26%) cản trở có được chiều cao tối đa. Chiều cao này có thể chênh lệch đến 12 cm (158 và 170 cm) giữa các trẻ thấp còi và không thấp còi khi trưởng thành. Thấp còi rất khó có thể "sửa chữa", làm ảnh hưởng đến sức bền và năng suất lao động khi trưởng thành. Thấp còi cũng làm tăng nguy cơ béo phì vì khi điều kiện dinh dưỡng cải thiện, các trẻ thấp còi có xu hướng tăng cân nặng nhanh hơn tăng chiều cao. (Nguồn: Tổng cục DS-KHHGĐ và Viện DDQG)
Theo TNO
Phụ huynh lo bếp ăn bán trú không an toàn Nhiều phụ huynh ở thành phố Nam Định có con học bán trú bày tỏ lo lắng về an toàn thực phẩm và chế độ dinh dưỡng ở các bếp ăn nhà trường. Bữa ăn của học sinh trường Hồ Tùng Mậu được phụ huynh đánh giá là đảm bảo dinh dưỡng - Ảnh: Hoàng Long Chia sẻ với Thanh Niên Online, anh...