Nhiều bằng cấp chưa chắc đã tốt
Quan niệm càng có nhiều bằng cấp càng dễ xin việc khiến nhiều bạn trẻ lao vào học một lúc nhiều thứ, nhưng cuối cùng lại không đáp ứng được kiến thức sâu về chuyên môn.
Sinh viên tham gia các ngày hội việc làm để nghe nhà tuyển dụng chia sẻ thông tin về nghề nghiệp – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nhiều vẫn bị loại
Lê Việt, sinh viên (SV) Trường ĐH Ngoại thương, cho biết đang học 2 ngành một lúc với hy vọng sau 4 năm ra trường sẽ được nhận 2 bằng. “Mình học ngành tiếng Anh thương mại và luật kinh doanh quốc tế. Học 2 chuyên ngành bất lợi ở chỗ phải học nhiều hơn mọi người, đến lúc thi khá vất vả. Có học kỳ đăng ký 12 môn, 33 tín chỉ và gần như là hôm nào cũng học 3 ca trở lên”.
SV Nguyễn Thị Vân Anh đang học cùng lúc ngành quản trị kinh doanh và tiếng Anh thương mại, bên cạnh đó buổi tối còn đi học thêm nghiệp vụ kế toán. Vân Anh cho biết: “Em đặt mục tiêu ra trường phải có ít nhất 2 bằng ĐH và một số chứng chỉ nghiệp vụ. Em nghĩ đi xin việc nếu có hồ sơ đẹp sẽ được các doanh nghiệp chú ý hơn”. Vân Anh công nhận, thời gian đầu thì nhẹ nhàng, nhưng bước sang năm thứ 2, thay vì các bạn chỉ học 7 – 8 môn một học kỳ, thì Vân Anh phải học tới 13 – 14 môn. Thời gian thi mới thật kinh khủng vì các môn học dồn dập khiến Vân Anh quay như chong chóng. “Kết quả là mình cũng có một vài môn phải học lại, rất đuối sức”, Vân Anh chia sẻ.
Video đang HOT
Ông Mai Văn Thiên, Phó ban Quản lý nguồn nhân lực thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam, cho biết: “Trong quá trình làm công tác tuyển dụng nhân sự, tôi tiếp xúc với không ít bạn trẻ đến xin việc với 2, 3 tấm bằng cùng một loạt chứng chỉ trên tay. Tuy nhiên, khi phỏng vấn về chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tế, các bạn lại không đáp ứng được. Do đó, ứng viên vẫn bị loại như thường”.
Dành thời gian tiếp cận thực tế
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhận định: “Bạn trẻ quan niệm có nhiều bằng cấp, chứng chỉ sẽ dễ được tuyển dụng hơn là điều hết sức sai lầm. Các doanh nghiệp không cần sưu tập bằng cấp, mà điều họ quan tâm là thực lực của ứng viên”.
Ông Tuấn cho rằng, học nhiều chương trình một lúc thì chỉ làm tăng thêm lý thuyết. Do đó, ông khuyên: “SV nên chuyên tâm vào một chuyên môn sao cho giỏi. Thay vì học thêm một bằng cấp, thì cùng thời gian đó SV nên thâm nhập thực tế, trải nghiệm cuộc sống để rèn luyện nghiệp vụ, kỹ năng. Không nên ôm quá nhiều lý thuyết để đến lúc ra trường, bạn sở hữu nhiều bằng cấp nhưng kiến thức thực tế không có gì. Nhà tuyển dụng sẽ không chấp nhận một người ngơ ngác trước các tình huống công việc”.
Các nhà tuyển dụng cho rằng sở hữu nhiều bằng cấp cũng tốt nhưng quan trọng hơn là bằng cấp phải phản ánh được năng lực thực sự của ứng viên. Ông Mai Văn Thiên phân tích: “Doanh nghiệp chúng tôi luôn lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Nếu bạn chỉ có một bằng, nhưng làm việc tốt, hiệu quả cao, mang lại nhiều giá trị cho công ty, thì bạn được chào đón. Còn bạn đã học qua 2, 3 chuyên môn nhưng chuyên môn nào cũng hời hợt không đủ để làm việc, kỹ năng, kiến thức thực tế không có, thì chúng tôi cũng đành trả lời “không”".
Ông Mai Văn Thiên nhấn mạnh, ngay từ đầu bạn trẻ và gia đình cần có một định hướng nghề nghiệp thật tốt: học gì, học trường nào, sau đó tập trung trí tuệ và thời gian để học tốt một lĩnh vực mình đã chọn. “Khi bạn giỏi rồi, bạn sẽ kiếm được việc. Lúc đó nếu cần thì bạn có thể học thêm một chuyên môn khác, hoặc học nâng cao”, ông Thiên đưa ra lời khuyên.
Theo TNO
Nhỏ chưa chắc đáng lo, to chưa chắc đáng mừng!
Năm nay em 25 tuổi, tháng sau em sẽ cưới vợ. Trước đây em không quan tâm "đồ đạc" của mình thế nào nhưng khi chuẩn bị cưới vợ thì đó là một trong những điều khiến em lo lắng nhất.
Trong một lần tự thăm khám cách nay chưa lâu, em phát hiện bi của mình bên lớn, bên nhỏ; chênh lệch chừng một tám, một mười. Cả hai hòn đều nhỉnh hơn trái tắc một chút. Khi em thử hỏi mấy anh bạn làm chung cơ sở thì mấy ảnh nói em như vậy là bất bình thường; của các anh ấy to bằng cái trứng vịt, người nào kém lắm thì cũng cỡ cái trứng gà công nghiệp. Nếu đúng như các anh ấy nói thì nhìn lại của mình, em thấy tự ti quá.
Em không biết mình bị gì, tình trạng này có nguy hiểm không, có ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt vợ chồng sau này không? Em có khả năng có con hay không? Có cách gì làm cho nó lớn thêm không? Ngoài chuyện đó thì hiện nay em thấy sức khỏe bình thường, tướng tá nhìn rất mạnh mẽ, đàn ông... (Lê Văn Đủ - Sóc Trăng)
Bạn trẻ thân mến,
Đã gọi là "hòn bi" thì chỉ nên so sánh với hòn bi thôi chớ sao lại so với trứng gà, trứng vịt? Nhất là trong tình hình hiện nay, gà vịt được nuôi bằng thức ăn công nghiệp nên kích cỡ còn to hơn nhiều so với trứng gà, trứng vịt truyền thống!
Vậy nên, chuyện mấy anh bạn khoe trứng gà, trứng vịt thì bạn chớ vội tin. Họ khoe như vậy mà có dám cho bạn "mục sở thị" đâu mà lo? Thậm chí nếu anh nào có cái đó quá to thì mới đáng lo ngại. Nếu tinh hoàn to kèm sốt, đau; thậm chí to bất thường mà không kèm theo triệu chứng nào thì khả năng đến bác sĩ là rất lớn vì chắc chắn đó là bệnh lý. Cho nên nhỏ chưa chắc đáng lo, còn to chưa chắc đáng mừng.
Thật ra, hầu hết nam giới đều có tinh hoàn hai bên to nhỏ không đều. Của bạn một tám, một mười là ổn rồi; có người bên này chỉ bằng 2/3 bên kia mà mọi thứ vẫn trơn tru. Nếu bạn đã trải qua giai đoạn dậy thì một cách bình thường thì việc nghi vấn hai hòn bi "có vấn đề" là không có cơ sở. Kể cả trong trường hợp bị teo một bên tinh hoàn do biến chứng của bệnh quai bị thì một bên tinh hoàn bình thường còn lại sẽ vẫn "chạy tốt", sản sinh đủ số lượng và chất lượng tinh trùng cần thiết cho việc duy trì nòi giống!
Về kích thước, các nhà chuyên môn cho biết nam giới phát triển bình thường đến độ tuổi trưởng thành thì tinh hoàn (nhìn bằng mắt thường và cảm nhận qua thăm khám bằng tay) ước chừng rộng - dài khoảng 2-3cm (từ bằng quả trứng cút cho đến trứng gà ta). Nhưng dù trứng cút hay trứng gà ta thì khả năng lấy vợ, sinh con vẫn có thể diễn ra bình thường.
Việc sinh con, đẻ cái phụ thuộc vào số lượng và chất lượng tinh trùng chứ không phụ thuộc tinh hoàn to hay nhỏ. Muốn biết chất lượng của mình ra sao, bạn có thể làm xét nghiệm tinh dịch đồ ở các cơ sở y tế. Trong trường hợp có vấn đề trục trặc (yếu và thiếu) thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cách khắc phục, chủ yếu là ăn uống, luyện tập, bồi dưỡng... Về ý nghĩ làm sao cho nó to ra thì khuyên anh bạn trẻ... hãy quên đi, bởi thực tế cũng... chẳng có cách gì để làm được như vậy!
Như bạn đã nói, ngoài chuyện đó thì hiện nay sức khỏe của bạn bình thường, tướng tá mạnh mẽ, đàn ông... thế thì hà cớ gì phải hao tâm, tổn trí lo... bò trắng răng?
Bạn cứ vui vẻ, thoải mái chuẩn bị cưới vợ. Khi có đối tác rồi thì sẽ bit cụ thể chuyện đó ra sao, chớ bây giờ chưa lâm trận làm sao dám quả quyết nó thế nào?
Theo VNE
U lạ trong vú chưa chắc là ung thư vú Ung thư vú luôn là nỗi ám ảnh cho chị em phụ nữ nên việc hoảng hốt, lo âu khi phát hiện mình có một cục u nhỏ ở vú là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, theo Simon Marsh, một bác sĩ phẫu thuật ngực tại Bệnh viện Đại Colchester - Anh, các chị em hãy bình tĩnh, nhiều khi chưa...