Giáo dục gia đình là nền tảng hạn chế bạo lực học đường
Qua thống kê của ngành giáo dục, mỗi năm, toàn quốc xảy ra cả ngàn vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học.
Ảnh minh họa
Liên tục trong mấy tuần qua đã xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường rất đáng báo động. Mới nhất là vụ đau lòng khi Nguyễn T.Đ. (14 tuổi, trú tại phường Châu Giang, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) và em N.V.V. (cùng học Trường THCS Châu Giang) xảy ra mâu thuẫn đánh nhau dẫn đến V. tử vong.
Trước đó không lâu, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh 1 học sinh cấp 2 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi ( Thanh Hóa) bị một nhóm bạn đánh hội đồng tàn nhẫn… Và hàng loạt vụ việc bạo lực học đường khác đã xảy ra trong thời gian qua, khiến không ít phụ huynh và xã hội lo ngại.
Video đang HOT
Qua thống kê của ngành giáo dục, mỗi năm, toàn quốc xảy ra cả ngàn vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Cứ trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. So với 10 năm trước, số vụ bạo lực học đường đã tăng gấp hơn 10 lần…
Những số liệu này thực sự trở thành hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và xã hội, cần quan tâm và có biện pháp thích hợp. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là số vụ được báo cáo, tựa như “phần nổi của tảng băng”, bởi còn nhiều trường hợp khác mà nạn nhân chỉ biết âm thầm chịu đựng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, nhưng phần lớn cả thủ phạm lẫn nạn nhân thường có hoàn cảnh neo đơn, thiếu sự quan tâm chăm sóc của người lớn. Không ít gia đình vì miếng cơm manh áo đã phó mặc chuyện dạy dỗ con em cho nhà trường. Trong khi đó, với áp lực thành tích, giáo viên phải vừa chạy theo chương trình vừa phải cáng đáng hàng chục thứ sổ sách khác nhau, nên ít thời gian quan tâm đến hoàn cảnh, tâm lý từng học sinh. Hơn thế nữa, mảng tư vấn tâm lý học đường vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức.
Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được đề cập khi nói đến bạo lực học đường, nhưng cũng không phủ nhận môi trường sư phạm ít nhiều có sự xuống cấp, sự nhận thức của không ít học sinh lệch lạc. Nhiều nguyên nhân của bạo lực học đường cũng được quy cho xã hội, kiểu như xã hội xuống cấp, mặt trái kinh tế thị trường làm trượt dốc và suy thoái đạo đức…
Tuy nhiên, cần nhận thức rõ rằng, chủ thể chính phải là gia đình. Giáo dục gia đình phải là nền tảng. Phụ huynh phải quan tâm đến con em mình, trang bị cho chúng đủ kiến thức cũng như đạo đức, bản lĩnh để hòa nhập trong môi trường cộng đồng, trường học. Cùng với đó, ngành giáo dục cần cấp thiết đổi mới chương trình sát thực với cuộc sống, tránh chạy theo thành tích mà quên đi trách nhiệm giáo dục nhân cách cho lứa tuổi học sinh.
Lo quá, bạo lực học trò
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, liên tếp các vụ học trò đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học. Thậm chí có em đã bị bạn đánh đến tử vong. Nghe những thông tin này, phụ huynh thực sự lo lắng, thậm chí hoang mang.
Ảnh minh họa
Đơn cử như trong ngày 30/11, có tới 3 nam sinh lớp 11 phải nhập viện vì bị nhóm học sinh lớp 12 dùng các hung khí gồm gậy gỗ bằng cán chổi, dây thắt lưng và ghế hành hung tại Trường THPT Mỹ Đức C (Hà Nội).
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do trước đó nhóm học sinh bị hành hung từng có xích mích gì với nhóm học sinh kia. Tuy nhiên, do sợ hãi nên dù nhiều lần bị đánh nhưng các em không dám nói với bố mẹ, thầy cô.
Chuyện đau lòng khác cũng vừa xảy ra mấy ngày trước tại Hà Nam. Đó là trường hợp một nam sinh lớp 9 đã bị bạn học đánh đến chết tại trường, cũng bởi mâu thuẫn cá nhân. Nam sinh đánh bạn (14 tuổi) đã bị Công an thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) ra quyết định tạm giữ hình sự để làm rõ hành vi "cố ý gây thương tích dẫn đến chết người".
Không thể liệt kê hết các vụ học trò đánh nhau chỉ tính từ đầu năm học 2020- 2021 đến nay, nhưng có một điểm chung là đại đa số các trường hợp học trò đánh nhau bầm giập, đến mức nhập viện rồi nhà trường và gia đình mới biết.
Những vụ đánh nhau ngoài nhà trường, các thày cô khó kiểm soát đã đành, nhưng học trò đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học, dẫn đến chết người thì vấn nạn bạo lực học đường đã đến mức báo động đỏ.
Ở năm học trước, sau vụ việc nữ học trò lớp 9 ở Hưng Yên bị các bạn cùng lớp lột quần áo, đánh hội đồng, một hồi chuông báo động không hề nhẹ đã được gióng lên. Thời điểm xảy ra vụ việc đó, nhiều người đề cập tới trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí giáo dục học sinh; về việc nắm bắt được thông tin kịp thời về học sinh lớp chủ nhiệm sẽ giúp giáo viên kịp thời ngăn chặn những vụ ẩu đả đáng tiếc xảy ra...
Rồi nhiều hội thảo bàn giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cũng được tổ chức ngay sau đó. Nhưng trên thực tế, bạo lực học đường vẫn tái diễn.
Làm thế nào để ngăn chặn được bạo lực học đường? Nếu dồn hết trách nhiệm lên giáo viên chủ nhiệm, e sẽ là quá tải và thực sự không công bằng. Trong khi thế chân kiềng gia đình- nhà trường - xã hội được đề cập nhiều nhưng sự liên kết lại chưa thực sự khăng khít, chưa đáng được bao nhiêu.
Yêu cầu về dạy chữ song hành với dạy người, dạy đức, dạy lối sống văn hóa đã được Thủ tướng quán triệt tới toàn ngành giáo dục từ năm học trước. Vì thế, ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần phải coi là nhiệm vụ cấp thiết, không chỉ là chuyện hội thảo, tổ chức xong rồi để đó...
Học sinh mang dao đến trường đuổi đánh bạn, kỷ luật tích cực thế nào đây? Chúng tôi cho rằng, việc áp dụng hình thức đình chỉ học có thời hạn như này không phải là biện pháp giáo dục hay và hiệu quả đối với những học sinh cá biệt. Ngày 18/11nữ sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi (thành phố Thanh Hóa) đã bị bạn học tổ chức đánh hội đồng phải nhập viện. Ngày...