Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh: Giáo viên phải là “nhà tâm lý”
Để giáo dục đạo đức cho những học sinh bị coi là “khó bảo”, nhiều trường học tại Hà Tĩnh đã tăng cường dạy kỹ năng, giá trị sống thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm nhằm khơi dậy phần “thiện” trong các em.
Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh trong trường học bằng những tiết chào cờ đầu tuần (ảnh: Minh họa).
Đạo đức, lối sống của một số bộ phận không nhỏ học sinh đang là vấn đề nhức nhối với các gia đình, nhà trường và xã hội. Các cụ việc liên quan đến biểu hiện, hành vi vi phạm đạo đức, thiếu chuẩn mực của giới trẻ gia tăng đáng kể.
Ông Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết: Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Bám sát nội dung, mục tiêu của Nghị quyết, trong thời gian qua, ngành giáo dục Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp sáng tạo, phù hợp, từng bước tạo chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt quan tâm, chú trọng nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Hoạt động ngoại khóa tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc.
Tại trường THPT Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên), công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh được nhà trường thực hiện và duy trì thường xuyên hiệu quả. Không chỉ triển khai đồng bộ việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các bộ môn văn hóa, nhà trường còn đẩy mạnh các hoạt động, mô hình, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để thu hút học sinh tham gia, rèn luyện.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Tại nhà trường, hoạt động “Giờ chào cờ bổ ích” với hình thức sân khấu hóa tuyên truyền về các chủ đề phòng, chống bạo lực học đường, nâng cao văn hóa giao tiếp, ứng xử; tuyên truyền về an toàn giao thông; tuyên truyền ngày pháp luật; cách sử dụng mạng xã hội an toàn… được duy trì đều đặn hằng tuần.
Các buổi sinh hoạt nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về việc hình thành, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh được tổ chức thường xuyên tại mỗi lớp học và trường học. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, tham quan di tích lịch sử, địa chỉ đỏ trên địa bàn thành phố cũng được nhà trường đẩy mạnh”.
Từ đó, tạo môi trường, phương pháp giáo dục học sinh đa dạng, phong phú, giúp các em có trải nghiệm thực tế, nâng cao nhận thức, hình thành hành vi, hành động đúng, lối sống đẹp.
Cũng theo thầy Quang, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh tại nhà trường không chỉ phụ thuộc vào đối tượng mà còn vào năng lực, trình độ, kinh nghiệm và cả tấm lòng, ý chí quyết tâm của giáo viên trong lựa chọn phương pháp giáo dục. Cần linh hoạt, sáng tạo và mềm mỏng.
Tổ chức các cuộc thi về hội họa, tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, lịch sử đất nước, con người Việt Nam.
Cũng theo thầy Nguyễn Văn Quang, chính các giáo viên phải kiên trì chấp nhận những mặt yếu kém của học sinh, khích lệ các em tiến bộ. ể giáo dục đạo đức cho những học sinh vốn bị coi là “khó bảo”, trường tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống thông qua nhiều hoạt động nhằm khơi dậy phần “thiện” trong các em.
Thầy Quang chỉ ra vị dụ, mấy năm gần đây nhà trường đã thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường. Cán bộ tư vấn tham gia các hoạt động tập thể cùng học sinh để một mặt tạo sự gần gũi và phát hiện những vấn đề về tâm lý của các em, từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp hỗ trợ, giáo dục.
Nhiều học sinh bố mẹ đi nước ngoài, giao lại con cho ông bà, cô bác nuôi dưỡng, thiếu sự chăm sóc, gần gũi nên dẫn đến chơi bời, tụ tập các quán xá rồi uống rượu, hút thuốc. Chính các giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải đích thân gặp gỡ, làm công tác tư tưởng, tâm lý đối với những em đó.
“Phải xem học trò như con mình, vừa yêu thương vừa trách nhiệm thì mới có thể chạm vào nỗi niềm riêng của các bạn, lúc đó tìm cách tháo gỡ dần những cái chưa được mà các bạn đang mắc phải” – thầy Quang chỉ rõ cách làm của giáo viên tâm lý.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, cho biết: Cùng với thực hiện tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các đơn vị, ngành như đoàn thanh niên, công an… ngành giáo dục chủ động bổ sung các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy và học với cả giáo viên và học sinh thông qua chính kết quả trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống.
Sở giáo dục cũng đang kiện toàn đội ngũ, xây dựng các phòng chính trị – tư tưởng từ Sở đến cơ sở để tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, chấn chỉnh học sinh trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống.
“Tin tưởng, với sự vào cuộc, chung sức của toàn xã hội, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiếp tục có những chuyển biến rõ nét, giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, xây dựng thế hệ trẻ có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước trong thời kỳ mới” – ông Quốc Anh nhấn mạnh.
Phong trào khuyến học: Động viên thầy trò thi đua dạy tốt, học tốt
Thời gian gần đây, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã quan tâm huy động tối đa nguồn lực hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục đồng thời chia sẻ, động viên học sinh hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Món quà thiết thực
Tại Trường THPT Việt Yên số 2, cùng với chú trọng giáo dục văn hóa, nhà trường còn quan tâm đổi mới, nâng chất lượng hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh. Để đổi mới giờ chào cờ đầu tuần hoặc hoạt động ngoại khóa, các thầy cô đề xuất ý tưởng sử dụng màn hình led trên sân khấu nhưng lại gặp khó khăn về kinh phí. Trước nhu cầu đó, Ban Giám hiệu đã vận động các doanh nghiệp (DN), cá nhân ủng hộ.
Cô giáo Đỗ Thị Tâm, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Lục Ngạn hướng dẫn học sinh ôn bài tại ký túc xá.
Đầu tháng 3/2021, ông Thân Văn Hùng, doanh nhân trên địa bàn huyện tài trợ 100 triệu đồng. Những ngày sau đó, một số phụ huynh, cựu học sinh đang lao động ở trong nước và nước ngoài cũng tham gia ủng hộ. Tổng số tiền đến nay huy động được gần 300 triệu đồng. Từ số tiền ủng hộ, nhà trường đã có 2 màn hình led rộng 10 m2 đặt ở khu vực sân khấu và màn hình 5 m2 tại hội trường.
Thầy giáo Nguyễn Văn Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Nhờ có thêm màn hình lớn trên sân khấu với âm thanh rõ ràng, hình ảnh sắc nét, sinh động đã giúp trường tổ chức hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục học sinh".
Trước đây, để học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Trường Tiểu học Châu Minh (Hiệp Hòa) phải thuê máy vi tính từ các cơ sở dịch vụ, chi phí tốn kém mà hiệu quả không cao. Khó khăn này đã được Ban Giám hiệu báo cáo với cấp ủy, chính quyền để kêu gọi nguồn lực tài trợ. Đầu năm học 2020-2021, nhà trường được Hội đồng hương Châu Minh tại Hà Nội tặng 20 máy vi tính trị giá 120 triệu đồng.
Kinh nghiệm từ các trường làm tốt công tác xã hội hóa khuyến học, khuyến tài đó là tăng cường tuyên truyền hỗ trợ bằng hình thức trực tiếp, hướng tới lợi ích của giáo viên và học sinh. Trước khi vận động cần khảo sát để có đầy đủ thông tin cung cấp cho các cơ quan, đơn vị, DN muốn tài trợ.
Sau khi nắm thông tin hai chị em Hoàng Thu Cúc (SN 2006), Hoàng Đình Vũ (SN 2009), là học sinh của Trường THCS Đại Lâm (Lạng Giang) mồ côi cha mẹ có thể sẽ phải nghỉ học, Ban Giám hiệu đã về gia đình đồng thời liên hệ với ban lãnh đạo thôn Trạng (nơi các em cư trú) và UBND xã Đại Lâm để bàn biện pháp phối hợp giúp đỡ. Cùng tham gia giúp đỡ các em, Chi đoàn Báo Bắc Giang, Đoàn Thanh niên Công an huyện Lạng Giang tặng một chiếc xe đạp (trị giá gần 1,5 triệu đồng) cùng 5,5 triệu đồng. Ngoài ra, các thầy, cô giáo ở trường cũng tình nguyện nhận giúp đỡ chăm lo việc học của hai chị em cho đến hết bậc THCS.
Hội Khuyến học tỉnh chỉ đạo các đơn vị cơ sở phối hợp với ban giám hiệu các nhà trường rà soát, lập danh sách tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào thi đua "Đổi mới sáng tạo trong dạy và học" để làm căn cứ khen thưởng khi kết thúc năm học.
Lan tỏa phong trào
Theo đánh giá của Hội Khuyến học tỉnh, phong trào khuyến học, khuyến tài 5 năm gần đây có sự phát triển rộng khắp. Đến tháng 2/2021, Quỹ Khuyến học toàn tỉnh đạt 53,8 tỷ đồng, trong đó hơn 50 tỷ đồng ở cấp cơ sở. Đáng chú ý, 783 cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh đều thành lập được Chi hội hoặc Ban Khuyến học, đạt 100%. Công tác khuyến học, khuyến tài được triển khai lồng ghép gắn với phong trào thi đua như: "Đổi mới sáng tạo trong dạy và học", cuộc vận động "Tiếp bước em đến trường"...
Vào dịp khai giảng, đón Tết cổ truyền, tổng kết năm học, tại các trường diễn ra các hoạt động khen thưởng, tặng quà biểu dương cán bộ, giáo viên, học sinh giỏi; kịp thời chia sẻ khó khăn với học sinh hoàn cảnh khó khăn. Chỉ tính riêng năm 2020, các cấp hội khuyến học trong tỉnh vận động được hơn 2,3 tỷ đồng biểu dương hàng nghìn học sinh giỏi, giáo viên giỏi lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao cấp huyện, tỉnh, quốc gia. Năm học 2020-2021 chưa kết thúc song ngành giáo dục ghi nhận nhiều tấm gương giáo viên, học sinh tiêu biểu trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.
Bà Nguyễn Thị Chính, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học tỉnh cho biết: Để phong trào khuyến học, khuyến tài trong trường học lan tỏa sâu rộng, Hội Khuyến học tỉnh chỉ đạo các đơn vị cơ sở phối hợp với ban giám hiệu nhà trường rà soát, lập danh sách tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào thi đua "Đổi mới sáng tạo trong dạy và học" để làm căn cứ khen thưởng khi kết thúc năm học. Cùng đó, các trường tiếp tục triển khai hoạt động hỗ trợ giáo viên, học sinh hoàn cảnh khó khăn; vận động các DN, tổ chức, cá nhân tài trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, góp phần tạo động lực cho thầy và trò thi đua dạy tốt, học tốt.
"Chúng ta không nên chiều chuộng đứa trẻ quá lố"... Và với người Việt, từ lâu lắm "thương cho roi cho vọt" vốn xuất phát từ tình thương của người thầy chứ không phải sự mất kiểm soát trong cơn nóng giận đã khiến không ít người thầy đi chệch đường ray làm thầy. Trong tác phẩm "Triết lý Giáo dục", Jean Château khi nhận định về quan điểm giáo dục của John...