Giảng viên đại học phải có bằng thạc sĩ trở lên
Kể từ ngày 12/12 tới đây, việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lượng đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ được thực hiện theo quy định mới.
Bộ GDĐT vừa ban hành Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Đây sẽ là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, xếp lương và quản lý viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Theo đó, chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập (đại học, học viện, trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân) bao gồm: Giảng viên cao cấp (hạng I) – Mã số V.07.01.01; Giảng viên chính (hạng II) – Mã số V.07.01.02; Giảng viên (hạng III) – Mã số V.07.01.03; Trợ giảng (hạng III) – Mã số V.07.01.23.
Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định cụ thể đối với từng chức danh, trong đó, bổ sung thêm những quy định đối với chức danh trợ giảng (hạng III).
So với quy định trước đây tại Thông tư 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV, đối với Giảng viên (hạng III) tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu phải có bằng thạc sĩ trở lên; đối với Giảng viên chính (hạng I), trong quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, giảm xuống chỉ còn Chủ trì biên soạn ít nhất 1 sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Video đang HOT
Giảng viên (hạng III) tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu phải có bằng thạc sĩ trở lên
Theo Thông tư mới, việc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức và theo quy định của pháp luật. Không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Thông tư cũng quy định về cách xếp lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy. Theo đó, Giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20-8,00; Giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40-6,78; Giảng viên (hạng III) , trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34-4,98.
Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp theo quy định.
Ngoài ra, viên chức giữ chức danh trợ giảng (hạng III) nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) thì căn cứ vào vị trí việc làm, yêu cầu nhiệm vụ, thủ trưởng cơ sơ giáo dục xem xét và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III).
Đại học đào tạo trực tuyến có ổn không, bao nhiêu trường đã thực hiện?
57% trường ĐH công lập chưa tiếp cận đào tạo trực tuyến, trong khi con số này ở các trường ngoài công lập chỉ trên 20%.
Đó là khẳng định của lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT tại hội đào tạo nghị trực tuyến đối với giáo dục ĐH ứng phó với dịch COVID-19 được tổ chức sáng nay, 17/4.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT thông tin, báo cáo nhanh của các trường ĐH cho thấy, trong bối cảnh dịch COVID-19, có 45% số trường ĐH đã triển khai đào tạo trực tuyến; 42% chưa thực hiện; 13% là các trường khối quốc phòng, an ninh đang thực hiện đào tạo tập trung.
Đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục ĐH. Nguồn: Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT
Hiện nay, có thể chia các trường ĐH thành 3 nhóm: Có hệ thống LMS, LCMS; Chưa có hệ thống LMS, LCMS: Chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến thời gian thực (live-video communication) và công cụ liên lạc: Google Hangouts Meet, Microsoft teams, Adobe Connect, Zoom, Skype,... Email, mạng xã hội để liên lạc giữa Giảng viên và Sinh viên; và chưa triển khai đào tạo trực tuyến.
Phát biểu khai mạc, thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết cả nước có 110 trường đã triển khai đào tạo trực tuyến trong tổng số 240 trường với hình thức từ đơn giản đến hoàn chỉnh.
Theo thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, có những cơ sở giáo dục ĐH thực sự khó khăn vì chưa bao giờ triển khai.
Có thể thấy, chỉ có 2 trường ĐH đào tạo ở mức độ hoàn chỉnh là ĐH Mở Hà Nội và ĐH Mở TPHCM. Đây là 2 cơ sở đã xây dựng hệ thống đào tạo hoàn chỉnh, đã cấp bằng cử nhân đào tạo từ xa, có hệ thống quản lý học tập đầy đủ. Do đó, khi triển khai cho sinh viên chính quy rất thuận lợi.
Do đó, từ thực tế hiện nay, Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường cùng xây dựng các khóa học mở trực tuyến; Liên kết cùng nhau để đưa ra bài giảng miễn phí. Cùng với đó là hệ thống học liệu mở cho giáo dục ĐH. Bộ đã giao cho Cục CNTT làm đầu mối.
Thứ trường Nguyễn Văn Phúc cho rằng các trường ĐH có đầy đủ căn cứ pháp lý để đào tạo, công nhận kết quả trực tuyến.
Hiện Bộ đang sửa đổi quy chế đào tạo chính quy ĐH theo hướng đưa tỷ lệ đào tạo trực tuyến nhất định để các trường triển khai.
"Kinh nghiệm của các nước cho thấy phần lớn các trường đều có hình thức đào tạo kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến; Kết hợp ưu điểm đào tạo truyền thống và trực tuyến. Từ đó, tạo điều kiện cho sinh viên học mọi lúc mọi nơi, phát huy được khả năng tự học", thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho hay.
Nghiêm Huê
Du học châu Âu: Một lựa chọn, 48 quốc gia công nhận chất lượng, giá trị văn bằng Cùng với sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU), hướng tới quá trình quốc tế hóa, các quốc gia trong khu vực này đã nỗ lực tạo nên một sự thống nhất tối đa từ hệ thống giáo dục, quy trình chuyển đổi và công nhận tín chỉ, văn bằng. Du học tại châu Âu là một lựa chọn tốt, đặc...