Gian nan đào tạo diễn viên múa
Những năm gần đây, có một thực tế “nhức nhối” là vấn đề đào tạo nhân lực cho nghệ thuật múa gặp vô vàn khó khăn, từ đào tạo, tuyển sinh, tới việc sáp nhập, tự chủ.
Gian nan rèn luyện
Khó khăn trước hết đối với đào tạo múa, chính là sự tuyển chọn khắt khe. Để có cơ hội bước chân vào trường múa, học viên cần có hình thể cân đối, có độ mềm, độ mở, sức bật,… cùng vô vàn các kỹ năng khác trên sân khấu, sau đó là phải qua vài vòng tuyển chọn mới có thể trúng tuyển. Bên cạnh đó là quá trình đào tạo khổ luyện từ khi còn nhỏ (12 tuổi) với những bài tập chuyên môn tốn rất nhiều sức lực có thể gây đau đớn, chấn thương như ép cơ, bẻ lưng, tập đi trên giày mũi cứng…
Tuyển sinh khó, nhưng quy mô đào tạo lại thấp. Mỗi khóa chỉ tuyển được 35-60 học sinh. Đối với các trường đào tạo múa trên thế giới, mỗi lớp học chỉ dao động từ 8-10 học sinh. Ở Việt Nam chúng ta, do nhu cầu đào tạo, con số này đã được nâng lên, nhưng cũng không vượt quá 15-16 học sinh/1 lớp. Điều đó cũng kéo theo yêu cầu khắt khe đối với giảng viên. Với các ngành đào tạo khác, một thầy lên lớp dạy hàng trăm sinh viên trong một tiết học, còn đào tạo nghệ thuật múa, một thầy lên lớp chỉ với 5-10 học sinh thì mới đảm bảo được chất lượng.
Tuyển chọn khắt khe, đào tạo khổ luyện 6-7 năm mới có bằng Trung cấp chuyên nghiệp để ra làm nghề, tuy nhiên tuổi nghề lại rất ngắn. Chỉ đến 30-35 tuổi, diễn viên múa đã gần hết tuổi nghề do cơ thể căng cứng, không bảo đảm chất lượng nghệ thuật. Suốt quá trình dài theo học múa, học sinh cũng phải tốn chi phí không nhỏ cho phục trang, cho chế độ dinh dưỡng và các chi phí phát sinh mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ 70% học phí.
Đối với các trường đào tạo múa thì phải đảm bảo đủ yêu cầu cơ bản cho giảng dạy bộ môn này như: Sàn tập tối thiểu phải đạt 80 m2, trần cao 5 m,12 quạt trần, 24 bóng đèn/1 sàn tập, sân khấu phải đạt chuẩn về cơ sở vật chất, âm thanh, ánh sáng…
Hạn chế trong đào tạo
Đối với đào tạo nghệ thuật múa, vấn đề đào tạo chuyên sâu có lẽ là một trong những hạn chế lớn nhất cần nhanh chóng khắc phục.
Video đang HOT
Theo ThS.NGƯT Trịnh Quốc Minh, nguyên Trưởng phòng Đào tạo Học viện Múa Việt Nam: Nếu như ở nước ngoài, những sinh viên theo học múa sẽ được dành tối đa thời gian, tâm huyết để đào tạo chuyên sâu thì ở Học viện Múa Việt Nam, vấn đề đào tạo chuyên sâu chưa rõ nét, còn rất dàn trải.
Ví dụ, đối với sinh viên chuyên ngành Kịch múa hệ dài hạn 6 năm: Năm thứ nhất sẽ học múa Cổ điển Châu Âu; Năm 2 học thêm múa Dân gian dân tộc (4 tiết/tuần); Năm 3 học múa Dân gian dân tộc (6 tiết/tuần); Năm thứ 4 và 5, nếu sinh viên không múa tốt trên giày mũi cứng thì sẽ chuyển sang học múa Đương đại (trong đó vẫn sẽ học múa Dân gian dân tộc từ năm thứ 2 đến năm thứ 6.)”
Ngoài ra, chương trình đào tạo chậm đổi mới, giáo trình còn thiếu, chưa hoàn chỉnh; một số giáo trình không còn phù hợp, chưa được điều chỉnh, cập nhật. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chồng chéo thể hiện ở việc một số trường đào tạo năng khiếu có tới 3 Bộ quản lý. Điều này dễ dẫn đến chồng chéo về thực hiện chính sách và các quy định về chương trình, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra… kéo theo đó là vấn đề không có cơ chế đặc thù rõ ràng, sự quan tâm của các cơ quan đồng quản lý chưa sâu.
Một trong những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo múa là sự đầu tư cho giáo viên về thu nhập và cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Theo khảo sát, số lượng các giảng viên múa được đào tạo ở nước ngoài chủ yếu là các thầy cô ở thế hệ trước, đa phần trong số đó đã về hưu. Thu nhập hạn chế và các giảng viên trẻ lại ít có cơ hội được đào tạo nghề chuyên sâu ở nước ngoài, khiến cho chất lượng giảng dạy cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Quá trình học tập trải dài và khổ luyện là thế, nhưng để theo đuổi đam mê và sống được với nghề thì còn nhiều lắm những ưu tư, trăn trở. Thu nhập thấp, múa lại có tuổi nghề ngắn và khá kén khán giả là những lý do khiến không nhiều người trẻ mặn mà với nghề.
Thực tế cho thấy, vấn đề thu nhập không tương xứng với sức lực bỏ ra khiến cho không ít nghệ sĩ trẻ và các em sinh viên phải chạy show, từ múa minh họa hội nghị, đám cưới… giao bài nhanh “ăn xổi ở thì” khiến cho bài múa không chất lượng. Chính vì vậy khán giả thấy múa cứ na ná giống nhau, không có màu sắc riêng. Nhiều em sinh viên có suy nghĩ không cần học giỏi múa, chỉ cần kiếm lấy cái bằng ra chạy show còn có thu nhập tốt hơn vào các Nhà hát. Đó là sự thật, và cũng là lý do khiến chất lượng đào tạo ngày một đi xuống.
Để nâng cao chất lượng đào tạo múa, thiết nghĩ cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp, trước hết là hoàn thiện, phát triển hệ thống chương trình, giáo trình; Nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó cần tập trung đi sâu vào chất lượng đào tạo, không tuyển sinh chạy theo số lượng; Đổi mới mô hình, chương trình và phương pháp giảng dạy, từ khâu tuyển sinh đến khâu đánh giá, kiểm định chất lượng cho đến vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp…
Hy vọng rằng, bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp và sự quan tâm của Nhà nước và cả động đồng, nghệ thuật múa sẽ ngày càng phát triển, lan tỏa sâu rộng vào đời sống xã hội, các nghệ sĩ thỏa được đam mê với nghề và bớt nhọc nhằn với nghiệp.
'Học sinh được cấp bằng nhưng trách nhiệm của lãnh đạo trường Múa thì sao?'
Theo chuyên gia, để xảy ra sai sót hơn 300 học sinh Học viện Múa Việt Nam thời gian qua, trách nhiệm thuộc về nhà trường và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có buổi làm việc với bốn Bộ: Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Lao động Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Tư pháp xem xét cấp bằng THCS cho hơn 300 học sinh Học viện Múa Việt Nam đã hoàn thành chương trình học văn hoá bậc THCS theo thời điểm tốt nghiệp thực tế từ năm 2014 đến nay.
Về giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, học sinh trường Múa hoàn thành chương trình đào tạo trung cấp sẽ được Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề quận Cầu Giấy (Hà Nội) cấp. Ngày 1/4, Bộ GD&ĐT đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho phép Học viện Múa Việt Nam cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp.
Như vậy, nguyện vọng của 325 học sinh và phụ huynh trường múa kêu cứu đòi quyền lợi cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, THCS, THPT cơ bản được tháo gỡ thoả đáng.
Học viện Múa Việt Nam.
Bộ nào chịu trách nhiệm?
Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc cấp bằng mới chỉ dừng ở việc tháo gỡ cho phụ huynh, học sinh, còn trách nhiệm của đơn vị để xảy ra sai sót trên cần thẳng thắn nhìn nhận và xử lý nghiêm.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Kí, nguyên giảng viên Đại học Luật cho rằng, nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh "bỗng dưng" không được cấp bằng là do thay đổi Luật giáo dục 2019 và Luật giáo dục nghề nghiệp 2014.
Luật giáo dục mới quy định các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT. Các trường nghề phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên để bổ túc thêm văn hóa cho học sinh. Như trước đây thì các trường được tổ chức giảng dạy và cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Không chỉ bậc THPT mà ngay cả bậc THCS nhà trường cũng không đủ điều kiện để dạy và cấp bằng. Lý do là trường chưa bao giờ làm việc được với Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy (Hà Nội) để cấp mã định danh cho học sinh. Vì thế, các em mất toàn bộ quyền lợi để được xét công nhận tốt nghiệp THCS.
Theo ông Kí, Học viện Múa là đơn vị đầu tiên phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai sót trong thời gian qua khi để hơn 300 học sinh không có bằng. Tiếp đến là trách nhiệm của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch.
Từ đầu năm 2020, phụ huynh gửi đơn kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên câu trả lời họ nhận được là chờ nhà trường đề xuất hướng giải quyết.
"Đây chỉ là câu trả lời 'đá quả bóng trách nhiệm'. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch không thể nói không biết việc trường Múa đào tạo văn hoá trái theo quy định của Luật giáo dục và Luật giáo dục nghề nghiệp từ năm 2014 đến nay. Công tác thanh tra, kiểm tra những năm qua được Bộ thực hiện thế nào mà để xảy ra tình trạng vượt rào đào tạo như vậy?", vị chuyên gia đề nghị làm rõ trách nhiệm.
Trong khi các trường cùng hệ thống quản lý của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch như: Học viện Âm nhạc Quốc gia, Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ không gặp tình trạng như vậy.
Mặt khác, sự việc không được giải quyết từ năm nọ sang năm kia, cho đến ngày 31/3, khi đồng loạt báo chí lên tiếng về đơn kêu cứu của hơn 300 phụ huynh thì Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và Bộ GD&ĐT mới thực sự nhập cuộc. Chiều 1/4, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch gửi công văn đề xuất hướng giải quyết sang Bộ GD&ĐT. Đêm cùng ngay, Bộ GD&ĐT đã đồng ý cấp bằng trung cấp và cấp giấy chứng nhận hoàn thành văn hoá THPT chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp, nhóm ngành 3 (nghệ thuật).
Nhà trường thiếu minh bạch
Đơn kêu cứu của 325 học sinh, phụ huynh Học viện Múa Việt Nam.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Bảo (Đại học Sư phạm Hà Nội), bản chất của vụ việc là thiếu minh bạch trong đề án tuyển sinh. Nhà trường mập mờ, không thông báo rõ hệ trung cấp chuyên nghiệp không bao gồm cấp bằng THCS, THPT. Còn phụ huynh, vì không tìm hiểu kỹ và thấy nhà trường vẫn dạy văn hóa vào buổi chiều (sáng học chuyên môn) nên lầm tưởng.
Nhưng khó có thể trách phụ huynh bởi không phải ai cũng am hiểu các kiến thức về pháp luật, giáo dục đào tạo. Sau gần 7 năm học, trường mới thông báo rằng việc đào tạo văn hóa là "rất đặc thù" và thường "ít ai vào đây để học văn hóa" gây sốc cho nhiều người.
Ban giám hiệu, cụ thể là giám đốc học viện hiểu rất rõ trường không phải cơ sở được quyền cấp bằng THCS và THPT. Đồng thời, trường làm trái quy định mới trong Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2017 (cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đào tạo văn hoá) nhưng vẫn một mình một lối đào tạo theo quy định từ năm 2004 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành.
Để xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy, theo tiến sĩ Bảo, trách nhiệm đầu tiên thuộc về lãnh đạo nhà trường giai đoạn từ năm 2013 đến nay. Nói nhẹ là do tắc trách, thiếu hiểu biết, không nghiên cứu rõ các quy định; nói nặng thì đây là sự thiếu minh bạch, gian dối trong tuyển sinh- đào tạo.
Về biện pháp xử lý, vị chuyên gia cho rằng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần kiểm điểm, khiển trách và có đủ căn cứ để kỉ luật lãnh đạo, ban giám hiệu Học viện Múa Việt Nam.
Học viện Múa Việt Nam đang chịu sự quản lý của 3 bộ. Cụ thể, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch- cơ quan chủ quản; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội- quản lý về giáo dục nghề nghiệp; Bộ GD&ĐT- quản lý chất lượng giảng dạy văn hóa.
Từ năm 2012 đến nay, trường này hai lần thay đổi lãnh đạo. Cụ thể, từ năm 2012 đến tháng 5/2019 do ông Nguyễn Văn Quang giữ chức vụ hiệu trưởng; từ tháng 5/2019 đến nay do ông Trần Văn Hải giữ chức vụ quyền giám đốc học viện.
Học viện Múa Việt Nam: Hoàn thành thiết kế các mẫu phôi bằng, bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp Chiều 5.4, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Vụ Đào tạo, Học viện Múa VN về tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp cho học sinh. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông xem xét các mẫu thiết kế phôi bằng, bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên...